Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Sống chậm hay sống nhanh dưới góc nhìn Phật giáo

Lời thảo luận về cuộc sống cho câu hỏi Sống chậm hay sống nhanh dưới góc nhìn của Phật giáo Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm sẽ mang đến cho bạn đọc một góc nhìn trung dung để mang đến một cuộc sống an lạc.

Phuong ngoai khan hong tran

Hỏi: Ngày trước, Đài Loan có một lối sống được mọi người hưởng ứng nồng nhiệt đó là “liều ăn nhiều, cắm đầu làm việc mới gặt hái thành công”, người người nhà nhà đều “bán mạng” lao về phía trước, tạo nên đà phát triển thần tốc cho kinh tế Đài Loan. Thế nhưng ngày nay, trong xã hội lại bắt đầu kêu gọi “sống chậm”, khởi xướng một lối sống nhẹ nhàng, ngoài giờ làm việc, nên tạo cho mình thời gian tiêu khiển, hưởng thụ. Vậy rốt cuộc thì trong cuộc sống này, con người ta nên tận dụng thời gian một cách triệt để,phát huy cao độ mọi tiềm lực để làm ra đồng tiền, hay chỉ nên hài lòng với cuộc sống vừa đủ? Liệu có sự mâu thuẫn gì giữa hai cách sống này không?

Đáp: Bản thân tôi cho rằng, ý nghĩa của hai từ “sống chậm” cũng tương tự như việc thả lỏng, không nên tự tạo căng thẳng áp lực mà chúng ta vẫn thường nghe trong các pháp tu thiền. Nỗ lực cho công việc tới mức liều mạng sẽ tạo nên áp lực cho chính bản thân mình, điều này sẽ khiến người ta khó lòng hưởng thụ cuộc sống này thật đúng nghĩa trong mỗi bước đi, điều chỉ có thể cảm nhận được khi người ta sống chậm.

Nêu một ví dụ, như khi Thiền sư người Việt Nam Thích Nhất Hạnh hướng dẫn mọi người thực hành thiền tập, Thầy ấy yêu cầu mỗi hành giả phải chầm chậm trải nghiệm cuộc sống của tự thân, cảm nhận được mình qua mỗi bước chân đi, biết tận hưởng trọn vẹn mỗi bước chân của mình trong suốt quá trình đi ấy. Trong cuộc sống này, chúng ta thấy có không ít người tạo cho mình áp lực từ cuộc sống đến mức thành bệnh, như là tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp…

Nếu khéo sử dụng phương pháp thiền tập vào cuộc sống, sẽ giúp người ta điều tiết nhịp điệu cuộc sống, giải phóng bớt áp lực, từ đó giúp bản thân được nhẹ nhàng, tâm tình được ôn hòa. Và khi làm được như vậy, ta sẽ lại nhận ra cuộc sống có ý nghĩa, công việc cũng có hiệu quả hơn.

Tôi vẫn thường nói“công việc cứ nên tranh thủ, song không nên nôn nóng”, tranh thủ hoàn toàn không có nghĩa là phải cứ ngóng trông, mong đợi để tự mình tạo áp lực cho mình. Thường khi mọi người nghe nói “tranh thủ” là tay chân luống cuống, trong lòng bồn chồn, hơn nữa lại cho rằng phải như vậy mới là tranh thủ. Nhưng nếu hiểu “tranh thủ” là như vậy thì tôi tin chắc là kết quả sẽ khó lòng mà được như mình mong đợi. Chậm một chút, có khi lại cho ra kết quả tốt hơn nhiều.

Tôi có một đệ tử đang học tại Đại học Columbia. Khi ấy tôi cũng đang tại Mỹ, vậy nên cô ấy phát tâm làm thị giả cho tôi. Mỗi ngày, trước khi đi học, cô chuẩn bị bữa sáng và bữa trưa cho tôi, còn bữa tối thì sau khi tan học về mới nấu. Nếu quan sát sẽ thấy, vị đệ tử của tôi vào mỗi buổi sáng khi chuẩn bị thức ăn, mỗi một hành động đều rất chậm rãi, khoan thai, cứ như người đang rảnh rang không có gì vội vã, song hiệu quả công việc lại rất tốt. Từ đó có thể thấy, động tác chậm giúp người ta kiểm soát được sự chính xác của hành động, đồng thời hiệu suất công việc lại cao. Tôi quan sát thấy trong một giờ đồng hồ, cô ấy làm được rất nhiều công việc.

Thực tế đó cho thấy, việc chậm tiết tấu lại hoàn toàn không có nghĩa là sẽ làm giảm hiệu suất công việc.Có lần tôi hỏi cô ấy “Con làm việc cứ thong thả như vậy sao trong một giờ lại làm được nhiều việc vậy?” Cô ấy đáp “Bạch Thầy, con không làm nhanh được, nhanh là con sẽ rối,không làm được gì hết, cứ thong thả nhưng mấu chốt là con biết trong mỗi phút của một giờ ấy con phải làm việc gì.”

Điều thú vị là, tôi cũng có một vị đệ tử khác, cô này thì tính cách trái ngược với cô kia, suốt ngày làm cái gì cũng vội vội vàng vàng, đến như quét nhà cũng vội vội vàng vàng. Nhưng vì vội vàng nên làm cái gì cũng không kỹ, quét nhà thôi cũng không sạch. Vì vội nên đông một chổi tây một chổi, làm bụi bay hết cả lên tường, rốt cuộc rồi thì sàn không sạch mà tường cũng dơ. Mỗi lần nhận việc là mỗi lần cắm đầu bán mạng, nhưng rồi rốt lại hiệu quả công việc lại chẳng đâu ra đâu.

Từ đó có thể thấy, sống chậm không mâu thuẫn, xung đột gì trong việc phát huy hiệu suất, phát triển tiềm lực, trái lại có khi nhờ sống chậm mà hiệu suất được thêm cao, tiềm lực được phát triển triệt để. Mượn câu nói cũ, tặng quý vị cùng tham khảo: “Công việc cứ nên tranh thủ, song không nên nôn nóng”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Phật pháp và cuộc sống 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Phật pháp và cuộc sống 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Phật pháp và cuộc sống 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Phật pháp và cuộc sống 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm