Nhờ chép kinh mà thoát cực hình địa ngục
Sau khi lễ Phật thì thân thể Dịch Đức khỏe mạnh như xưa. Mỗi ngày anh chí thành viết hai bộ Kinh nói trên để ấn tống. Cả nhà sau đó đều theo gương anh ăn chay và niêm Phật rất tinh cần.
Triều nhà Minh niên hiệu Vạn Lịch, Chánh Côn theo chú là Lâm Đường đến chùa Vạn Đức học hỏi Phật pháp, lại tham phỏng với Phổ Môn Đại Sư nên có chổ tỉnh ngộ, phát tâm quy y Tam Bảo, chuyên tu Tịnh nghiệp.
Chánh Côn là thầy giáo, ngoài giờ dạy học, thường khuyên nhủ học trò nên trường trai và niệm Thánh hiệu Tây phương A Di Đà Phật. Trong số học trò này, Dịch Đức là người có tâm tín kính sâu dày, nên phát nguyện chép Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni 50 quyển, Kinh Kim Cang 30 bộ.
Vào ngày 29 tháng 5, Dịch Đức tắm nơi suối Cẩm Khê, bị bạo bệnh chết. Mọi người khiêng xác về nhà thì tử thi đang nằm trên giường bổng có thần nhập xác cất tiếng nói:
Ta đây chính là Hộ pháp thần, hầu phía Tả đức Phật. Dịch Đức nhân vì đời trước làm quan, giết lầm nhiều người nên đã bị oan hồn bắt vào Minh phủ. Do Ông ấy có thiện niệm, thờ Phật kính thành, và chép Kinh nên Ta đến đây đặc biệt ủng hộ. Chánh Côn, nhà ngươi nên vì Dịch Đức mà niệm Phật tụng Kinh, đợi đến ngày mùng bảy sẽ hoàn hồn, để viết Kinh thù đáp bổn nguyện, nương nhờ công đức ấy mà oan hồn của các quỷ được siêu thăng.
Chép kinh Địa Tạng, khối u ở cổ liền biến mất
Hộ Pháp nói mấy lời trên rồi bảo rằng: “Ta đi đây!”
Đến ngày thứ bảy, quả nhiên Dịch Đức sống lại, tự đấm lưng mình kêu la bị té rất đau. Chú của Đức hỏi nguyên cơ thì Đức đáp: “Lúc cháu tắm suối Cẩm Khê thì thấy hai người cầm thẻ bài đến gọi, cháu theo hai người ấy đi một hồi lâu thì đến chốn bảo điện rất trang nghiêm, thấy có tấm bảng đề là “Diêm La Điện”. Trong ấy có Diêm Vương ngự nơi bàn án.
Con vừa đến thì thấy có vô số quỷ đầu trâu mặt ngựa, đua nhau đến trước đánh con tới tấp như mưa. Trong tâm con nghĩ mình là Phật tử ăn chay niệm Phật nên gặp cảnh khổ đau này thì phải an nhẫn.
Tiếp đó Con bổng nhiên nhớ lại đời trước làm một vị tướng quân đã lầm giết hại sanh mạng của 800 người, ác nghiệp đã gây thì khi quả báo thuần thục phải trả. Lúc ấy, Con khóc lóc tỏ bày với Diêm Vương vì việc triều đình mà lầm lẩn gây tội nghiệp như thế.
Diêm Vương hiện vẻ giận dữ bảo rằng: “Tội này đáng phải nấu trong dầu sôi”.
Nói dứt lời thì có quỉ tốt, thân xanh mặt lửa khiêng một chảo dầu to, sôi sùng sục đến. Nhóm quỉ tốt áp đến trói Con toan ném vào chảo thì trước điện bổng phóng đến một đường kim quang làm tan biến cảnh tối tăm, Con nhìn lên thì thấy cảnh tượng sáng rỡ, Vi Đà Tướng Quân và Quan đế Thánh Quân đứng ở không trung.
Vi Đà cầm bảo xử nhảy vào chảo dầu sôi, tự nhiên trong chảo dầu, hoa sen mọc đầy trong chảo. Diêm Vương nhìn thấy tức khắc rời khỏi tòa, chí thành chấp tay đảnh lễ và ra lệnh phóng thích Con về, bảo hai người bịt khăn vàng đưa đi đường, đi qua núi Tuấn Lãnh thì người bịt khăn vàng xô Con té xuống nên tỉnh dậy.
Tỉnh lại thì thấy lưng bị đau, Chánh Côn nghe xong thì vui mừng đỡ cháu đến trước Phật đài lễ tạ Phật, Bồ Tát Vi Đà và Quan Đế. Sau khi lễ Phật thì thân thể Dịch Đức khỏe mạnh như xưa. Mỗi ngày anh chí thành viết hai bộ Kinh nói trên để ấn tống. Cả nhà sau đó đều theo gương anh ăn chay và niêm Phật rất tin cần.
Trích Tân biên Quan Âm linh cảm lục.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm