Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 03/10/2022, 15:36 PM

Công đức vô lượng của hành động chép Kinh Phật

Mách bạn cách chép Kinh Phật để tạo tác phước đức, để được Long Thần Hộ Pháp bảo vệ, hộ trì.

Audio

Chép kinh Phật công đức vô lượng, tuy vậy cần phải chí tâm và hết sức cung kính giữ gìn, mới mong tránh được lỗi khinh nhờn. Phước ở đó mà họa cũng ở đó. Cần biết rằng: “Kinh Phật ở đâu, chư tôn Long Thần Hộ Pháp hộ trì kinh ở đó”. Chỉ là bạn chẳng nhìn thấy các Ngài mà thôi. Nếu chép kinh mà thân tâm không thanh tịnh, chư Phật từ bi không quở trách, nhưng Hộ pháp thì không đâu, sai là bị nhắc nhở liền, xin hết sức lưu ý điểm này.Thời mạt pháp, chánh pháp suy vi, Pháp theo người lầm, Đạo tục lạm dụng. Đảo ngược chân lý, truyền bá nhảm xằng, giả chân lẫn lộn. Kinh điển không lo tu học, sách phàm mải miết đọc say. Nếu có chép kinh Phật, chẳng chút ân cần. Đã không giữ cho trong sáng, lại làm thêm nhiều sai lạc.

Những điều cần đặc biệt lưu ý khi chép kinh Phật:Kinh sắp chung giường, hoặc để trước cửa. Gió mưa mối mọt, chẳng hề sợ lo. Khiến cho kinh điển không còn tác dụng hiển linh, đọc tụng nào thấy lợi ích cứu khổ. Thật do chế tác không được tinh thành và bởi cái ta ngày càng kiêu ngạo. Vì thế, kinh Kính phúc nói: “Thiện nam tử! Sao chép kinh điển, đừng đảo điên ý nghĩa quan trọng của một chữ. Nếu không, sẽ bị đọa vào đường mê nẻo tối suốt năm trăm kiếp. Tai không được nghe Chánh pháp vi diệu cao siêu.”

Chép kinh Phật công đức vô lượng, tuy vậy cần phải chí tâm và hết sức cung kính giữ gìn, mới mong tránh được lỗi khinh nhờn. Phước ở đó mà họa cũng ở đó.

Chép kinh Phật công đức vô lượng, tuy vậy cần phải chí tâm và hết sức cung kính giữ gìn, mới mong tránh được lỗi khinh nhờn. Phước ở đó mà họa cũng ở đó.

Kinh Đại tập nói: “Nếu chúng sinh nào, vào thời quá khứ, tạo các nghiệp ác như: Phá hoại Chánh pháp, phỉ báng Thánh Tăng, cản trở thuyết pháp. Hoặc sao chép kinh điển mà tẩy xóa chữ nghĩa. Hoặc phá phách Pháp khác, hoặc lén giấu kinh khác. Do nghiệp nhân này, sẽ bị quả báo mù mắt.”

Kinh Đại bát nhã nói: “Đức Phật bảo, các thiện nam tử, các Thiên nữ nhân. Khi sao chép kinh Bát nhã Ba la mật đa rất cao thâm. Nếu nhăn mặt, vươn vai ngáp vặt, đùa giỡn vô cớ, cùng chen lấn nhau. Hoặc thân tâm loạn động, khiến câu văn sai lạc, nghĩa lý mù mờ, không đạt diệu chỉ. Hoặc gặp chuyện xảy ra, bỏ ngang không chịu sao chép cho xong. Phải biết rằng hạng người này gọi là Bồ tát ma quỷ.”

Xem kinh hoặc chép kinh phải đúng pháp:Kinh Đại thừa liên hoa tạng nói: “Những kẻ giữ gìn giới luật nhà Phật, chẳng chăm lo bảo vệ thế hệ tương lai. Lại nói, ta đối với giáp pháp Đại thừa mịt mờ như đêm tăm tối, hay cho rằng ta đã hiểu trọn Phật pháp. Nhưng kẻ ấy sẽ chịu hình phạt khổ sở không thể nói hết ở địa ngục Giáo thép. Sau khi thoát khỏi, sẽ bị đui điếc ngọng câm, không được trông thấy Chánh pháp.”

Lại nữa, luận A nan thỉnh giới luật nói: “Các Tăng ni và cư sĩ đọc kinh luật luận. Nếu vừa đi vừa giở, không kính cẩn, sẽ mắc tội trọng, đọa vào Đường súc sinh làm hươu nai. Luôn luôn gầy gò ốm yếu khó chịu suốt hai ức năm, tính theo ngày tháng thật dài ở Trời Đao lợi. Nếu vô cớ đùa giỡn, chụp giựt kinh luật luận, cũng sẽ bị quả báo ấy. Nếu để kinh trước phòng ốc mái hiên, sẽ mắc tội trọng, đọa vào Đường súc sinh. Làm heo chó suốt hai ức năm, tính theo ngày tháng thật dài ở Trời Đao lợi. Khi được sinh làm người, suốt một ức năm, luôn luôn chịu cảnh ở đậu ăn nhờ, không được thoải mái.”

>>Công đức chép kinh Phật chẳng thể nghĩ bàn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Thế Tôn đang có mặt

Kiến thức 15:30 05/05/2024

Bạch Đức Thế Tôn! Đức Thế Tôn có dạy rằng: “Mỗi khi có từ bốn người trở lên tới với nhau, sống với nhau và thực tập theo con đường Giới, Định, Tuệ thì Đức Thế Tôn có mặt ở tại đó”.

Giá trị thực tiễn của ngôi chùa

Kiến thức 13:15 05/05/2024

Hơn 2000 năm nay, thực tế đã chứng minh ngôi chùa ở Việt Nam không chỉ là biểu hiện cụ thể của kiến trúc Phật giáo mà còn gắn liền với hồn cốt, văn hóa dân tộc, là nơi truyền bá tư tưởng đạo đức, phản ánh phong tục, tập quán, nếp sống tinh thần của người dân qua từng giai đoạn lịch sử.

Đem lại hạnh phúc cho chư thiên và loài người

Kiến thức 10:37 05/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, rừng Jetavana, dạy các Tỷ kheo: Một người, này các Tỷ kheo, khi xuất hiện ở đời, đem lại hạnh phúc và an lạc cho số đông, vì lợi ích, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. Một người ấy là ai? Chính là Thế Tôn, bậc A la hán, Chánh đẳng giác.

Bất diệt trong sinh diệt

Kiến thức 09:20 05/05/2024

Đạo Phật, trái lại, lại phát huy cho ta thấy trong cái thân thể sinh diệt vô thường có cái bản tánh vô thượng bất sinh diệt. Đạo Phật đã phát huy bản tánh ấy bằng cách căn cứ ngay với giác quan thô cạn chứ không xa xôi đâu khác.

Xem thêm