Thứ bảy, 21/12/2019, 09:02 AM

Những biểu tượng đầu tiên về Đức Phật

Sự Đại Giác ngộ khiến Đức Thích Ca Mâu Ni đang trong vòng sinh tử trở thành một vị Phật, Ngài không còn bị đóng khung trong những giới hạn của hình tướng con người.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật

Tướng trạng của Ngài không còn được diễn tả bằng hình ảnh con người mà bằng những biểu tượng gợi ý về những hình thái khác nhau trong tướng trạng của Ngài.

Bài pháp đầu tiên được miêu tả bằng Bánh xe Pháp (Pháp luân, bánh xe Chân lý), hai bên có hai con nai châu đầu vào, biểu tượng ày gợi ý về bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật diễn ra tại Sarnath, gần Benarès, trong Vườn Nai.

Bài pháp đầu tiên được miêu tả bằng Bánh xe Pháp (Pháp luân, bánh xe Chân lý), hai bên có hai con nai châu đầu vào, biểu tượng ày gợi ý về bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật diễn ra tại Sarnath, gần Benarès, trong Vườn Nai.

Những biểu tượng đầu tiên miêu tả bốn sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật:

Sự Đản sinh được gợi ý bằng một biểu tượng về sự sinh sản: Nữ thần Laksmi (sau này được xác định là bà Mahàmàyà, tức Hoàng hậu Ma Da) ngồi trên một hoa sen ở phía trên một “bình nước đang chảy” và đầu được tưới nước bởi hai con voi theo nghi lễ Abhisheka (tôn vinh).

Bài liên quan

Sự giác ngộ đựơc biểu thị bằng cây Bồ đề (cây của Trí tuệ) mà truyền thống (Ấn Độ) xem như biểu tượng của cái biết tối thượng, và do đó cây mang tính thiêng liêng.

Bài pháp đầu tiên được miêu tả bằng Bánh xe Pháp (Pháp luân, bánh xe Chân lý), hai bên có hai con nai châu đầu vào, biểu tượng ày gợi ý về bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật diễn ra tại Sarnath, gần Benarès, trong Vườn Nai.

Niết bàn tối hậu (Đại nhập diệt) được diễn tả bằng một cái tháp, tức là tòa lăng mộ có hình vòm, trên đỉnh có các lọng che.

Nghệ thuật sơ đại của Ấn Độ cũng dùng những biểu tượng này để kể lại các cảnh tượng về cuộc đời của Đức Thích Ca Mâu Ni trước khi Ngài chứng ngộ, có lẽ để nêu yù nghóa rằng đã có một thể tính khác với các chúng sinh, khác với Đức Phật tương lai trong các truyện Bổn sinh (truyện Tiền thân) vốn được miêu tả như một chúng sinh bình thường, trải qua nhiều lần mang thân người hay thân loài vật.

Đôi khi sự hiện diện của vị Phật tương lai được nêu trỏ bằng một cái khăn đội đầu, gợi ý về sự từ bỏ đời sống hoàng gia của Ngài.

Đôi khi sự hiện diện của vị Phật tương lai được nêu trỏ bằng một cái khăn đội đầu, gợi ý về sự từ bỏ đời sống hoàng gia của Ngài.

Phần mở đầu của lịch sử Đức Phật, sự việc Ngài nhập vào thai mẹ, được biểu thị bằng một con voi trắng. Lần tắm rửa đầu tiên sau khi đản sinh được gợi ý bằng các cây lọng và quạt đuổi ruồi móc vào một cái cây. Bảy dấu chân nhỏ trỏ cho những bước đi đầu tiên của Ngài. Cái ngai trống dưới một cái cây tượng trưng quyết tâm kiên định đạt chân lý của Ngài. Đôi khi, trước ngai, một loại ghế đẩu có hình hai dấu chân, gợi ý sự hiện diện của Đức Thích-ca-mâu-ni. Tổng thể này – cây, ngai, các dấu chân – nhằm trỏ “nơi Thành đạo”.

Bài liên quan

Đôi khi sự hiện diện của vị Phật tương lai được nêu trỏ bằng một cái khăn đội đầu, gợi ý về sự từ bỏ đời sống hoàng gia của Ngài. Nhưng một trong những biểu tượng xưa nhất của Đức Phật và giáo pháp của Ngài cũng là dấu chân Phật (Buddhapàda) in dấu Bánh xe Pháp.

Trong tất cả các biểu tượng, biểu tượng hoành tráng nhất hiển nhiên là Tháp – vốn là phần mộ chôn các vua chúa và thánh hiền, tháp đã mang chức năng và ý nghĩa của một “hòm thánh”. Xá lợi khẳng định sự hiện diện vật lý của Đức Phật trong khi tòa Tháp lưu giữ xá-lợi tượng trưng sự nhập Niết-bàn của Đức Phật. Do đó, Tháp tượng trưng cho Chân lý tuyệt đối. Cuối cùng, các biểu tượng mang một ý nghĩa vũ trụ và tự chúng trở thành các bái vật.

Trần Tuệ Nhẫn dịch

(theo tài liệu của UNESCO L’ art Bouddhique)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm