Thứ năm, 19/12/2019, 08:52 AM

Tại sao Đức Phật đản sanh lại đi trên hoa sen? Ý nghĩa nụ cười của ngài Ca Diếp

Từ những ý tưởng trên chúng ta có hình ảnh đức Phật đản sanh và đi trên bảy bước hoa sen còn là một biểu tượng rất ý nghĩa, mô tả sự đản sanh của đức Phật.

>>Giải đáp những thắc mắc về kiến thức Phật pháp tại đây

Vấn: Tại sao Đức Phật khi sinh ra đời lại đi trên hoa sen mà không phải là một loại hoa khác? Hoa sen thường được dùng để chỉ những hình ảnh đức tính tốt đẹp của người con Phật vậy hoa sen biểu trưng cho điều gì?

Ở pháp hội Linh Sơn ngài Ca Diếp mỉm cười khi Đức Phật đưa cành hoa sen lên, vậy nụ cười ấy có nghĩa là gì và tại sao chỉ có Ngài Ca Diếp là cười trong khi tất cả đại chúng đều là những bậc chứng đắc lại ngơ ngác?

Tại sao Đức Phật đản sanh lại đi trên hoa sen

Đáp:

Bài liên quan

Hoa sen là biểu tượng giải thoát, thoát tục, hoa linh, màu nhiệm, chỉ có Phật (người giác ngộ) mới sống trong thế giới ô nhiễm mà tâm không bị ô nhiễm, cũng như hoa sen sống trong bùn nhơ mà chăng hôi tanh mùi bùn… nên trong tam tạng thánh điển thường dùng hoa sen để tôn vinh xưng tán Đức Phật và chỉ có Đức Phật mới là bậc siêu thoát phàm trần và ra khỏi thế giới uế trược nhiễm ô.

Theo lịch sử Đức Phật của Viên Tài Hà Tấn Phát thì sự thị hiện của Đức Phật Thích Ca đi trên bảy đóa sen là thể hiện hạnh nguyện của bảy Đức Phật từ quá khứ đến hiền kiếp thay nhau ra đời cứu độ chúng sanh: Trước Phật Thích Ca Mâu Ni có Đức Phật Ca diếp, trước Phật Ca diếp có Phật Câu na hàm Mâu ni , trước Phật Câu na hàm Mâu ni có Phật Ca la Tôn đại, trước Phật Ca la Tôn đại có Phật Tỳ xá phù, trước Phật Tỳ xá Phù có Phật Thích khí, trước Phật Thích khí có Phật Tỳ bà thi… và tôn vinh hoa sen cũng chính là xưng tán sự siêu thoát của Phật Thích ca và chư Phật. Bậc tu hành đắc đạo được sanh vào thế giới “hoa tạng”, hay còn gọi là “liên hoa hóa sanh”. Trong pháp tu Tịnh độ những bậc tu hành vãng sanh thượng phẩm được sanh ra từ trong thai sen gọi là “liên hoa hóa sanh”.

Hoa sen là biểu tượng giải thoát, thoát tục, hoa linh, màu nhiệm, chỉ có Phật (người giác ngộ) mới sống trong thế giới ô nhiễm mà tâm không bị ô nhiễm, cũng như hoa sen sống trong bùn nhơ mà chăng hôi tanh mùi bùn…

Hoa sen là biểu tượng giải thoát, thoát tục, hoa linh, màu nhiệm, chỉ có Phật (người giác ngộ) mới sống trong thế giới ô nhiễm mà tâm không bị ô nhiễm, cũng như hoa sen sống trong bùn nhơ mà chăng hôi tanh mùi bùn…

I. Đức Phật Thích Ca và hoa sen: 

Từ những ý tưởng trên chúng ta có hình ảnh đức Phật đản sanh và đi trên bảy bước hoa sen còn là một biểu tượng rất ý nghĩa, mô tả sự đản sanh của đức Phật. Sự xuất hiện của một vị Phật, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy:

Bước thứ nhất: Nhìn về phương Đông, vì các chúng sanh làm người dẫn đường tối thượng.

Bước thứ hai: Nhìn về phương Nam, vì các chúng sanh làm ruộng phước tốt.

Bước thứ ba: Nhìn về phương Tây, vì chúng sanh đây là thân cuối cùng vậy.

Bước thứ tư: Nhìn về phương Bắc, đức Phật vì chúng sanh mà thị hiện ra cõi đời ngũ trược này bằng thân người thành tựu Chánh đẳng chánh giác - và giải thoát khổ đau cho chúng sanh.

Bước thứ năm: Nhìn về phương dưới, vì chúng sanh hàng phục các loài ma.

Bước thứ sáu: Nhìn về phương trên, vì chúng sanh, làm nơi nương tựa của trời, người.

Bước thứ bảy: Đức Phật tuyên bố: “Trên trời, dưới trời chỉ có Ta là trên hết”

Ngày nay nói đến Phật giáo, từ các vị học giả cho đến các nhà nghiên cứu về Phật đều nghĩ ngay đến biểu tượng hoa sen, hoa sen là Phật giáo, Phật giáo là hoa sen. Đức hạnh của hoa sen luôn có nhiều ý tưởng mới ảnh hưởng đến không gian và thời gian, đến con người trong và ngoài Phật giáo như:

Hoa sen với người tu Phật: Khi lễ Phật, hai bàn tay chắp lại làm thành hình hoa sen chưa nở, cung cách lễ bái này gọi là "Liên hoa hợp chưởng".

Bộ áo cà sa của tỳ-khưu được gọi là "Liên hoa y" hay "Liên hoa phục".

Bài liên quan

Cõi cực lạc của A-di-đà còn được gọi là "Liên bang", là một cõi có nhiều hoa sen. Do vậy, Tịnh độ tông được gọi là "Liên tông"; nhóm bạn cùng tịnh nghiệp được gọi là "Liên xã"; thời gian được dùng để niệm Phật gọi là "Liên liêu", người tu Tịnh độ gọi là “liên hữu”.

Hoa sen trắng có 8 cánh nằm trên vòng tròn viền trắng, nền màu xanh lá mạ, là huy hiệu của gia đình Phật tử. Ba cánh hoa dưới tượng trưng cho Tam bảo - Phật, Pháp, Tăng. Năm cánh hoa phía trên tượng trưng cho 5 đức hạnh theo thứ tự từ trái qua phải, từ ngoài nhìn vào là: trí tuệ, hỉ xả, tinh tấn, thanh tịnh, từ bi.

Hoa sen trong Pháp hội Linh Sơn: Bài pháp “Niêm hoa vi tiếu” đã trở thành một công án đầu tiên trong quá trình khai mở thiền tông trao truyền tâm ấn kế nghiệp đạo giải thoát.

Giai thoại thiền tông ghi lại câu chuyện Đức Phật ở hội Linh Sơn truyền pháp cho Ngài Đại Ca Diếp. Khi Ngài truyền chính pháp nhãn tạng cho Ma ha Ca Diếp ở Hội Linh Sơn, Đức Thích Ca không thuyết pháp, mặc nhiên vô ngôn trên tòa sư tử.

Đại chúng tập hợp rồi, Ngài nhìn đại chúng một lượt rồi từ từ cầm một hoa sen đưa lên trước mặt mọi người. Cả chúng hội khi đó đều im lặng không ai hiểu gì cả, chỉ có Tôn giả Ca Diếp mỉm cười.

Tôn giả Ca Diếp dẫu không nghe Phật nói gì cả nhưng mà vẫn ngộ cái tâm sâu sa thanh tịnh bản nhiên của Đức Phật

Tôn giả Ca Diếp dẫu không nghe Phật nói gì cả nhưng mà vẫn ngộ cái tâm sâu sa thanh tịnh bản nhiên của Đức Phật

Đức Thế Tôn biết Ca Diếp đã tỏ ngộ được bản ý của mình. Đó chính là tâm ấn tâm, Tôn giả Ca Diếp dẫu không nghe Phật nói gì cả nhưng mà vẫn ngộ cái tâm sâu sa thanh tịnh bản nhiên của Đức Phật. Đức Phật cũng nhìn thấy được bản tâm liễu ngộ của đệ tử nên nói rằng:

“Ngộ hữu chính pháp nhãn tạng

Niết bàn diệu tâm

Thật tướng vô tướng

Vi diệu pháp môn

Kim phó nhữ Ma Ha Ca Diếp”

Dịch:

“Ta có kho tàng mắt tạng

Con mắt chính pháp là Niết bàn diệu tâm

Thật tướng vô tướng

Nay trao cho Đại Ca Diếp”

Từ đó Ma ha Ca Diếp lãnh ngộ được giáo chỉ của Đức Phật để sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn thì Ngài trở thành Sơ Tổ của Thiền Tông.

II. Hoa sen trong văn học Phật giáo: 

Hoa sen là một loài hoa biểu trưng cho sự giải thoát phàm trần của Đức Phật

Hoa sen là một loài hoa biểu trưng cho sự giải thoát phàm trần của Đức Phật

Hoa sen là một loài hoa biểu trưng cho sự giải thoát phàm trần của Đức Phật, hoa sen lớn lên từ trong bùn nhơ và nước đục, nhưng khi thoát khỏi mặt nước và bùn nhơ thì rất tinh khiết, không còn bị hôi tanh mùi bùn, mà còn tỏa ngát hương thơm.

Hồng hồng bạch bạch thủy trung liên,

Xuất ố nê trung sắc chuyền liên;

Hành trực ngẫu không bổng hựu thục,

Tu hành diệu lý kháp như nhiên

(Tạm dịch):

Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi,

Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi.

Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột.

Cái lý tu hành cũng thế thôi.

Hoa sen trong các công trình Phật giáo: Trong một số ngôi chùa có những quả chuông như chuông chùa Liên Phái, Hà Nội thường có cụm từ "Án ma ni bát mê hồng" (Om mani padme hum), dịch ra là "chân linh trong hoa sen".

Chùa Một Cột, Hà Nội có biểu tượng một bông hoa sen mọc trên hồ.

Tháp Cửu phẩm liên hoa có ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp, có chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2 m, cao 50 cm.

Cả tháp cao 7,8 m, phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau, tháp có thể quay tròn quanh một trục, có gắn tượng Phật và chạm những cảnh dân gian hay lấy đề tài trong Phật thoại.

Chùa Tây Phương, Hà Tây có các đầu cột được làm thành hình bông hoa sen hoặc làm thành cả hồ sen.

Chùa Kim Liên, Hà Nội có tổng mặt bằng được cô gọn lại thành hình tượng một bông sen.

Hoa sen ảnh hưởng đặc biệt đến những môi trường sinh họat “đậm đà bản sắc dân tộc” trong đời sống dân gian từ ngày xưa cho đến ngày nay:

Cổng Quan Âm tu viện, khu phố 3, phường Bửu Hòa, Tp.Biên Hòa là một công trình lớn trong các công trình của Thiền viện, Tu viện, tỉnh Đồng Nai, do công trình sư Thiện Nghĩa thiết kế đồ án hai hoa sen xanh (bán kính 0,5 m) gắn trên hai đầu trụ cột thật vĩ đại xưa nay hiếm thấy, trên đỉnh cổng có một chùm sen (hoa sen, lá sen, búp sen đứng sừng sững trong ao liên trì) huy hiệu của Phật giáo Tịnh Độ Tông Việt Nam từ năm 1930 đến nay.

III. Quốc Hoa và hoa sen: 

Đối với văn hóa dân tộc Việt Nam, hoa sen là biểu trưng cho đức tánh của bậc quân tử, một người Việt Nam hiền hòa hiếu hạnh.

Đối với văn hóa dân tộc Việt Nam, hoa sen là biểu trưng cho đức tánh của bậc quân tử, một người Việt Nam hiền hòa hiếu hạnh.

Hoa sen không những là loài hoa “linh” mà còn là biểu tượng của sự linh thiêng mầu nhiệm, của sự trong sạch siêu thoát theo ý tưởng của nhà Phật, càng ngắm càng thích. Tại Việt Nam, tháng 11/2011, Bộ Văn Hóa Tthể Thao và Du Lịch đã công bố khảo sát lấy ý kiến bình chọn quốc hoa, hoa sen chiếm ưu thế hơn cả với 62,2% phiếu bầu. Điều đó cho thấy, đa số người dân ủng hộ hoa sen. Tuy nhiên, cũng có nhiều đề xuất các loại hoa khác, mang giá trị về mặt tinh thần.

Bài liên quan

Năm đó, bản thân ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VHTTDL), Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, đơn vị soạn thảo đề án Quốc hoa Việt Nam cũng ủng hộ hoa sen, bởi thẩm mỹ và tạo hình của hoa sen đặc biệt là ý nghĩa nhân văn hàm chứa trong hoa sen rất phù hợp với Quốc hoa. Hoa sen màu sắc đẹp, hồng phớt ở đầu cánh, trắng dần xuống phía dưới, ở giữa là nhụy vàng. Màu sắc gợi được nhiều liên tưởng đẹp mỗi khi nghĩ đến. Hoa sen không chỉ đẹp, mà ẩn chứa nhiều hình ảnh thiêng liêng, thể hiện cốt cách của người Việt Nam.

Hoa sen trong Văn Hóa Việt Nam: Đối với văn hóa dân tộc Việt Nam, hoa sen là biểu trưng cho đức tánh của bậc quân tử, một người Việt Nam hiền hòa hiếu hạnh. Mặc dù sanh ra trong bùn lầy nhưng hoa sen không bị ô nhiễm mà lại có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, vì hoa sen hễ mọc ở nơi nào thì sẽ làm cho nước đục nơi đó lắng trong.

Sen có cả hương lẫn sắc, nhưng hương sen không quá nồng mà dịu nhẹ, gợi một tinh thần cao thượng. Sắc sen kín đáo, đằm thắm, cánh trắng phớt hồng, nhụy vàng. Từ khi nở đến khi tàn không hề bị ong bướm bén mảng tới.

Hoa sen trong Văn Học Việt Nam:

Tháp mười đẹp nhất hoa sen,

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Hay là:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng,

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

Hoa sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa của người Việt. Từ bao đời nay, hoa sen đã đi vào lòng người, đi vào cuộc sống của người Việt. Ngắm hoa sen chúng ta có thể thấy và nhận ra hình ảnh con người Việt Nam. Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam sử dụng huy hiệu trong khuôn dấu là hoa sen, biểu hiện cho sự hài hòa đoàn kết muôn người như một trong các giới “công nông thanh phụ”, đồng bào cùng sống chung trong ngôi nhà Tổ quốc Việt Nam.

Qua bao ràng buộc để đến được chỗ khoáng đạt hư không, sen tiếp tục vươn lên dưới ánh mặt trời, khai nụ kết hoa, khoe sắc và xông hương tràn ngập không gian.

Từ ý nghĩa ấy, hoa sen đã đi vào tâm thức của người Việt Nam, trở thành hình tượng trong kiến trúc và điêu khắc của người Việt và trong văn học nghệ thuật…

Hoa sen trong hàng không Việt Nam: Là ý tưởng mới của Ông Tổng giám đốc Airlines Việt Nam Phạm Ngọc Minh ngày 20/10/2002, Ông cho rằng: “Dùng biểu tượng hoa sen để giới thiệu đất nước con người Việt Nam, một đất nước Phật giáo, một con người hiếu hòa như Bụt, từ Bắc đến Nam Việt Nam cũng rất nhiều chùa Phật, cho thế giới thấy rằng đất nước Việt Nam là đất nước Phật”.

Biểu tượng hoa sen của Airlines Việt Nam là sáng tác của họa sĩ Victor Kubo (Nhật Bản) và là kết quả của hơn 10 năm tìm kiếm và thử nghiệm để xây dựng mẫu biểu trưng tổng thể của Vietnam Airlines. Ông Victor Kubo cho rằng: Hoa sen là một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam. Hoa sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024

Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?

Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024

Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?

Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?

Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024

Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.

Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?

Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024

Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...

Xem thêm