Những cái tát và mong muốn thầy cô giáo hạnh phúc
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao không chỉ ở những cái tát mà chính là tại sao cô lệnh các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn trong tôi lại giơ tay tát học trò.

Cô Nguyễn Thị Phương Thủy - giáo viên Trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) - có thể bị xử lý hình sự vì phạt học sinh bằng những cái tát.
Chuyện gì nên nông nỗi này! Tôi ngồi suy tư về em học sinh bị tát. Người ta cho rằng em đã ra viện và khỏe mạnh. Đó là kết luận vô cảm của người chưa có hiểu biết. Bởi chấn thương tâm lý và những ám ảnh bị tát sẽ kéo dài suốt cuộc đời em. Bởi vết thương trong tâm hồn em là những vết sẹo lớn không thể đo được bằng vật lý.
Tôi ngồi suy ngẫm về người đã tát em và ra lệnh tát em. Vì đâu nên nông nỗi này. Và lỗi này của ai.
Chợt nhiên hiện trong đầu bài hát “Kẻ thù của ta”. Đoạn đầu của bài thơ và cũng là bài hát nổi tiếng có viết rằng:
"Kẻ thù ta đâu có phải là người…
Kẻ thù ta tên nó là gian ác
Kẻ thù ta tên nó là vô lương
Tên nó là hận thù
Tên nó là một lũ ma”...
Bài hát được Phạm Duy sáng tác năm 1965 cách đây hơn 50 năm, đúng năm tôi ra đời vậy mà vẫn còn nguyên ý nghĩa. Hình như ông mới viết hôm qua, viết sau khi xảy ra những cái tát ở Quảng Bình và Hà Nội.

Học sinh nhận 231 cái tát từ cô giáo và những người bạn của mình.
Lỗi không phải ở cô giáo kia. Lỗi không ở con người. Lỗi là ở cái tâm vô lương, cái tâm chưa thiện. Lỗi là ở trong tâm cô giáo còn chứa hận thù, vẫn chưa có tâm Phật. Nếu cô giáo có tâm thánh thiện thì chuyện tát đau thương học trò và việc ra lệnh để cả lớp cùng tát học trò của mình có lẽ đã không xảy ra.
Kẻ thù của ta là vô minh. Do vô minh mới có những cái tát vô lương tâm và đáng nguyền rủa kia.
Tôi chứng kiến không ít học sinh thời nay nói tục nói bậy. Hỏi có buồn không. Có chứ.
Thời chúng tôi nói tục chửi bậy là hầu như không có. Thế đấy.

Học sinh lớp 6 liên quan đến vụ cô giáo tát học sinh đã phải viết lời khai theo các câu hỏi mà nhà trường đưa ra.
Tôi mới trèo núi Yên Tử cách đây vài hôm nhân ngày giỗ 710 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Cảnh rất đẹp. Không khí mát mẻ. Khung cảnh linh thiêng vô cùng. Mỗi tội nghe khá nhiều tiếng nói bậy. Của ai ư? Của người lớn tuổi. Của các vị tầm tuổi phụ huynh những em bị tát kia.
Tại sao nên nông nỗi này. Đi chùa, lễ Phật mà còn thế này. Những người có tâm trèo núi lên chùa Đồng linh thiêng trên núi cao mà còn thế này.
Nói tục chửi bậy bây giờ nhiều quá. Đáng tiếc và thật buồn. Nhưng liệu những cái tát có là giải pháp của vấn đề. Liệu bạo lực và bạo hành có là giải pháp.
Trong lúc gõ những dòng nhữ này, 2 tay tôi vẫn ôm khư khư 2 cuốn sách “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới.” Làm việc ngớ ngẩn này nhưng tôi vẫn không thể khác được. Bởi đây mới là giải pháp. Giải pháp thực sự là đây. Khi thầy cô giáo bất hạnh thì mới dồn những cái tát đến cho học trò của mình. Còn nếu khi thầy cô giáo hạnh phúc thì làm sao có thể tát được ai hay làm sao có thể ra lệnh cho ai đó tát người khác, nhất là các học trò yêu quý của mình.
Ngành giáo dục Việt Nam không cần các chuyên gia tư vấn tâm lý trong trường học. Cái mà chúng ta cần là hướng dẫn để các thầy cô giáo hạnh phúc.
Tôi vẫn nhớ như in những khuôn mặt hạnh phúc của chương trình tôi chia sẻ “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” với các hiệu trưởng, hiệu phó các trường của quận Hà Đông, TP Hà Nội. Xin cám ơn cô Lệ, Phó phòng giáo dục của quận đã mời tôi. Những khuôn mặt rạng rỡ bữa đó làm tôi vui lắm. Những gì diễn ra ngày hôm đó đã cho tôi niềm tin rằng các cô hạnh phúc hơn, biết cách tạo ra hạnh phúc để mang hạnh phúc đến với học trò.
Tôi vẫn nhớ niềm hạnh phúc trên khuôn mặt các thầy cô giáo của quận Bắc Từ Liêm trong chương trình “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới”. Tôi hạnh phúc bởi thấy các cô hạnh phúc vô cùng.
Tôi vẫn muốn quay lại trường Đoàn Thị Điểm, trường THCS và tiểu học Thường Tín để vẫn nói về chủ đề “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới”. Thỉnh thoảng những chương trình này, những khóa huấn luyện này, cho các thầy cô giáo rất nên tổ chức.
Và tại lúc này, nơi tôi muốn đến nhất để tặng sách “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” và để nói chuyện chính là 2 ngôi trường đã để xảy ra những cái tát. Có lẽ đây là cách làm hay nhất, đúng lúc nhất và cần thiết nhất.
Chúng ta cần có thêm thật nhiều Vườn Yêu Thương. Chỉ có yêu thương mới gieo trồng yêu thương. Chỉ có hạnh phúc mới làm sản sinh thêm nhiều hạnh phúc.
Ước mong ngay tại giây phút này là làm sao thật nhiều thầy cô giáo đọc sách “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” để ứng dụng. Càng sớm càng tốt. Sớm ngày nào hay ngày đó.

Chủ tịch HĐQT - TGĐ Thái Hà Books Nguyễn Mạnh Hùng.
Trước đó, ngày 26/11, Hiệu trưởng Trường THCS Duy Ninh đã có báo cáo số 46 gửi Huyện ủy Quảng Ninh, UBND huyện Quảng Ninh, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh về sự việc giáo viên phạt học sinh bằng 231 cái tát.
Báo cáo này được trường tổng hợp từ hoạt động phát phiếu để điều tra học sinh. Trong báo cáo ghi rõ, có 13 em tát nhẹ, 8 em tát vừa, hai em tát mạnh. Cô Thủy có chứng kiến một bạn tát sau đó mới rời khỏi lớp (11/23 em trả lời). Báo cáo của trường cũng “thanh minh” rằng cô Thủy không ra lệnh nếu ai tát nhẹ thì bị tát lại. Với câu hỏi trước bạn N có bạn nào bị phát tát, một số em trả lời 7 bạn, một số nói 7-8 bạn.
Liên quan đến vụ việc giáo viên N.H.T bị tố yêu cầu học sinh tát bạn cùng lớp 50 cái vì nói chuyện riêng gây bức xúc dư luận những ngày qua, Sở GDĐT Hà Nội đã có báo cáo chính thức về vụ việc.
Theo đó, bước đầu Sở xác định có sự việc giáo viên cho học sinh tát bạn, nhưng chưa khẳng định được cô giáo có ra lệnh cho học sinh thực hiện hay không và học sinh bị tát bao nhiêu cái. Phòng GDĐT quận Đống Đa phải có báo cáo giải quyết sự việc và hình thức kỷ luật cô giáo cho học sinh tát bạn tại Trường Tiểu học Quang Trung trước ngày 15/12/2018.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Xúc động với chia sẻ của nhạc sĩ - Phật tử Nguyễn Văn Chung về mẹ
Phật pháp và cuộc sống
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung khiến nhiều người không khỏi xúc động khi đọc những dòng tâm sự của anh về người mẹ quá cố trên Facebook.

Thư từ Myanmar: Hành trình từ tâm
Phật pháp và cuộc sống
Người dân Myanmar đang rất mong muốn nhận được hỗ trợ tài chính để xây lại nhà cửa, vì hiện tại họ chỉ đủ trang trải sinh hoạt hằng ngày. Điều khiến tôi xót xa là 95% ngôi chùa ở TP Sagaing đã sụp đổ, thiệt hại còn nặng nề hơn nhà người dân.

"Thích Nhất Hạnh way" - Dấu chân sen nở giữa trời New York
Phật pháp và cuộc sống
Ngày 11/4/2025, thành phố New York đã chính thức đặt tên cho đoạn đường West 109th Street (giữa đại lộ Riverside và Broadway) là "Thích Nhất Hạnh Way" để vinh danh Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một nhà lãnh đạo tinh thần, một học giả, nhà văn và nhà hoạt động hòa bình nổi tiếng người Việt Nam.

Chiếc lá nương cây
Phật pháp và cuộc sống
Không biết “mặt trời” của bạn ló rạng vào lúc mấy giờ? Với những người xuất gia như chúng tôi, đúng 3 giờ 30 phút, khi tiếng chuông Đại hồng ngân vang khắp khuôn viên chùa, đánh thức màn đêm tĩnh lặng là báo hiệu một ngày mới bắt đầu.
Xem thêm