Những câu hỏi thú vị về Đức Phật Thích Ca

Trong suốt một đời, Đức Phật không lúc nào xao nhãng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sinh đang trầm luân trong biển khổ. Từ khi Đức Phật đản sinh cho đến khi thành đạo.

Thân thế của Đức Phật như thế nào?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là một Thái tử, tên là Tất-Đạt-Đa, dòng họ Cồ Đàm, Vương tộc Thích Ca, thuộc đẳng cấp Sát-đế-lợi, con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Maya.

Đức Phật đản sinh vào ngày?

Ngài sinh vào ngày rằm tháng tư năm 624 trước tây lịch (theo Nam tông); mùng tám tháng tư (theo Bắc tông) tại vườn Lâm-tỳ-ni, nước Ca-tỳ-la-vệ.

Đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni

Đức Phật đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni

Bài liên quan

Hoàn cảnh của Đức Phật trước khi xuất gia?

Bảy ngày sau khi Thái tử đản sanh, hoàng hậu Maya từ trần. Khi lớn lên, Ngài đã có tư tưởng muốn thoát ly, tầm đạo nhưng theo lệnh vua cha, Ngài cưới công chúa Da-Du-Đà-La là con vua Thiện Giác ở nước Kosala. Thái tử và công chúa Da-Du-Đà-La có một người con trai là La-Hầu-La.

Nguyên nhân khiến Đức Phật xuất gia tầm đạo?

Thái tử thấy bốn cảnh: Già, bệnh, chết và vị Tu Sĩ ở bốn cửa thành sau những lần đi dạo:

– Cửa thành phía Đông: Gặp một người già.

– Cửa thành phía Nam: Gặp một người bệnh.

– Cửa thành phía Tây: Gặp một người chết.

– Cửa thành phía Bắc: Gặp một vị Tu sĩ, Ngài quyết định rời bỏ ngôi báu, cung điện, vợ con…, để lên đường tầm đạo.

Đức Phật yêu cầu Vua cha Tịnh Phạn bốn điều gì?

– Làm sao cho con trẻ mãi không già.

– Làm sao cho con mạnh mãi không đau.

– Làm sao cho con sống hoài không chết.

– Làm sao cho mọi người hết khổ.

Sự xuất gia của Đức Phật diễn ra như thế nào?

– Vào lúc nửa đêm, Thái tử vào phòng từ giã vợ đẹp con ngoan.

– Ngài cùng Xa Nặc hướng về phía Đông vượt thành xuất gia.

– Vượt dòng sông A-Nô-Ma, Ngài tự cạo bỏ râu tóc và khoác áo Sa môn.

– Ngài xuất gia vào ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch.

Từ khi Đức Phật thành đạo đến Niết Bàn

Quá trình năm năm tầm đạo của Đức Phật?

– Tại Tỳ Xá Ly, Thái tử tham học với Đạo sư A-La-La. Ngài đã chứng thiền Vô Sở Hữu Xứ.

– Tại Vương Xá Thành, Thái tử tham học với Đạo sư Uất-Đầu-Lam-Phất. Ngài đã chứng quả vị Phi Tưởng phi Phi Tưởng Xứ.

Còn sáu năm tu khổ hạnh?

Có hai phương pháp khổ hạnh:

– Phương pháp hướng nội: Nghiến răng, chặn lưỡi trên nóc họng, kiềm hãm ý niệm bất thiện bằng ý niệm thiện.

– Phương pháp hướng ngoại: Chỉ đứng và ngồi chứ không nằm. Khi cần nằm thì nằm trên gai nhọn.

Mùa đông: Mặc toàn giẻ rách, vải lượm tử thi, rơm cỏ, da súc vật khô,…

Mùa hè: Ban ngày sống dưới ánh nắng mặt trời, ban đêm sống trong rừng rậm…

Đức Phật tu khổ hạnh

Đức Phật tu khổ hạnh

Phương pháp sống lúc này của Đức Phật?

Nhận thấy hành khổ hạnh không kết quả, Ngài đã thọ dụng bát cháo sữa của cô bé Sujata, trở lại con đường trung đạo để tu hành.

Đức Phật có phương pháp Thiền định như nào?

Thái tử đã ngồi nhập định suốt 49 ngày đêm dưới cội Bồ-đề. Phương pháp hành thiền đưa đến giác ngộ gồm bốn giai đoạn nhập định là: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Trong đêm thứ 49 Ngài chứng được Tam minh (tức là Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh). Lúc đó nhằm ngày mùng 8 tháng 12 âm lịch, khi ấy Ngài 30 tuổi.

Người đệ tử đầu tiên của Đức Phật là ai?

Sau khi thành đạo người đầu tiên Đức Phật nghĩ đến để dạy đạo là hai vị thầy trước đây: A-La-La và Uất-Đầu-Lam-Phất. Nhưng họ đã chết.

Tiếp theo Ngài nghĩ đến năm người bạn đồng tu tại vườn Nai (Lộc Uyển). Mấy người bạn ấy là các ông: Kiều Trần Như, Ác Bệ Thập Lực, Ma Ha Nam và Bạc Đề. Năm vị này là đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

Đức Phật nhập Niết Bàn

Đức Phật nhập Niết Bàn

Người đệ tử cuối cùng của Đức Phật là ai?

Ông Phạm Chí tên Tu Bạt Đà La đã 120 tuổi là người đệ tử cuối cùng của Đức Phật.

Có mấy hạng đệ tử của Đức Phật?

Có bốn hạng đệ tử là:

– Tỳ Kheo

– Tỳ Kheo Ni

– Ưu Bà Tắc

– Ưu Bà Di

Người cúng dường sau cùng cho Đức Phật là ai?

Ông Thuần Đà là người sau cùng dâng cúng dường Đức Phật một bát cháo nấm.

Bài Pháp đầu tiên mà Đức Phật thuyết giảng là bài nào?

Bài Pháp đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, thuyết cho năm người bạn đồng tu tại vườn Nai (Lộc Uyển). Tứ Diệu Đế: nhận định đời là khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ.

Bài pháp cuối cùng?

Bài thuyết Pháp cuối cùng của Đức Phật là bài Kinh Di Giáo.

Năm thời Kinh Đức Phật thuyết giảng là gì?

– Kinh Hoa Nghiêm

– Kinh A Hàm

– Kinh Phương Đẳng

– Kinh Bát Nhã

– Kinh Pháp Hoa

Sự hóa độ của Đức Phật bao gồm những gì?

– Hóa độ theo thứ lớp căn cơ

– Hóa độ tùy phương tiện

– Hóa độ theo tinh thần bình đẳng

Hình thành Tam Bảo được hình thành khi nào?

Tam Bảo được hình thành từ khi Đức Phật thuyết pháp và thâu nhận năm vị đệ tử đầu tiên tại Vườn Nai. Lúc bấy giờ có Phật, Pháp và Tăng.

Bài liên quan

Đức Phật nhập Niết Bàn khi nào?

Khi phước duyên hoàn mãn, Đức Phật đã 80 tuổi. Ngài nhập Niết Bàn tại rừng Sa-la ở xứ Câu-ly, cách thành Ba-la-nại chừng 120 dặm. Lúc ấy ngày rằm tháng hai âm lịch năm 544.

Niên lịch của Phật Thích Ca (Theo kinh điển Đại Thừa) - Phật đản sinh ngày 8 tháng 4 (Trước Chúa giáng sinh 624 năm. Nếu tính theo năm Phật nhập diệp thì trước Chúa giáng sinh 544 năm).

  • 19 tuổi xuất gia, nhằm ngày 8 tháng 2.
  • 5 năm tầm học các đạo.
  • 6 năm tu khổ hạnh.
  • 49 ngày nhập định.
  • 30 tuổi thành đạo, nhằm ngày mùng 8 tháng Chạp.
  • 49 năm thuyết pháp độ đời.
  • 80 tuổi nhập Niết Bàn, nhằm ngày Rằm tháng 2.

(Theo tài liệu ghi trong cuốn Phật học Phổ thông - Quyển một của Hòa thượng Thích Thiện Hoa).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Phật giáo thường thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Sự sống chỉ là những dòng diễn biến, chẳng có ai ở đó

Phật giáo thường thức 06:09 23/12/2024

Có một câu nói rất hay của Ngài Ananda Pereira (người Tích Lan - nay là Đại Đức Kassapa Thera), Ngài nói “không có người tạo nhân, không có người gặt quả, chỉ có dòng nghiệp báo triền miên”. Câu nói này thực ra cũng dễ hiểu thôi.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Xem thêm