Cuộc sống hội tụ bởi nhiều nhân duyên mà thành tựu
Chúng ta nghĩ rằng, tạo hóa đơn giản là tạo hóa, nhân tình thế thái cũng đã theo một quy luật “nhân quả” nhưng để được thành tựu đều phải có duyên mà thành.
Duyên chính là điều kiện cần thiết cho vạn vật được hình thành, con người được gặp gỡ và những bữa ăn hàng ngày, ly nước được uống Đức Phật cũng dạy đều từ vô lượng nhân duyên túc phúc có được mới cho ta thụ hưởng.
Trong nghi lễ Phật giáo qua mỗi thời tụng kinh, chúng ta thường hay nguyện đọc câu “Thượng báo Tứ Trọng Ân, hạ tế Tam Đồ khổ.” Vậy nên người tu sĩ không chỉ tìm con đường giác ngộ tự thân mà còn nghĩ đến chúng sinh và ân tổ quốc; ân Phật, Tổ, Thầy; ân Ông bà, cha mẹ; ân chúng sinh vạn loại.
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Mỗi thời thụ trai (dùng cơm) trước khi thọ dụng đều phải niệm Phật và dùng phép ngũ quán để xét về bản thân khi thụ dụng vật phẩm cúng dàng. Năm điều quán tưởng đó như sau:
“Nhất kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ”. Nghĩa là thứ nhất xét công lao tu tập của mình được nhiều ít để nhận của người mang đến. Chúng ta là người xuất gia, thụ nhận sự cung kính cúng dường của đàn na tín thí. Chúng ta phải làm được chút công đức gì để hồi hướng phước đức cho họ. Bởi lẽ công ơn của họ rất lớn đối với chúng ta. Từ miếng cơm, manh áo, sách vở, thuốc men,… thảy đều của đàn việt dâng cúng. Nếu bản thân chúng ta không siêng năng tụng Kinh, niệm Phật thì tín thí gieo trồng phúc điền trên mảnh ruộng của chúng ta, liệu có gặt hái được gì chăng?
Phép quán thứ hai: “Nhị thổn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng”. Có nghĩa là xét lại đức hạnh của mình, xem chỗ nào đầy đủ, thiếu sót để chỉnh sửa. Nhìn bát cơm, hãy quán niệm về bản thân mình, xem có đủ tư cách xứng đáng thọ dùng bát cơm ấy không? Ngài Bách Trượng chủ trương: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” nghĩa là một ngày không làm thì ngày đó không ăn. Chúng ta phải bỏ một phần công đức vào việc làm để xứng đáng dùng bát cơm này. Chúng ta không nhất thiết phải dắt trâu đi cày hay xay lúa, giã gạo, chúng ta chỉ cần siêng năng tu học để khi bưng bát cơm lên, chúng ta không cảm thấy hổ thẹn.
Phép quán thứ ba là “Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông”. Tức là xét ngừa tâm của mình, mà trong đó tham, sân, si là cội gốc. Trong mâm cơm khi chúng ta dùng thì món ngon không khởi tâm tham, món dở không khởi tâm sân. Chúng ta phải quán được một điều rằng: Cái thân tứ đại “nay có mai mất” này chỉ là phương tiện, là cái đòn bẩy giúp đưa chúng ta về bờ giác một cách nhanh chóng.
Phép quán thứ tư là “Tứ chính sự lương dược, vị liệu hình khô”. Tức là chúng ta nên xem việc ăn uống chỉ là món thuốc để trị bệnh thân khô gầy. Khi nhìn bát cơm trước mặt, chúng ta hãy quán tưởng để thấy đó là nguồn năng lượng vi diệu dùng bảo vệ và nuôi sống cơ thể, trị chúng ta khỏi căn bệnh đói, căn bệnh khô gầy.
Phép quán thứ năm là “Ngũ vị thành đạo, cố phương thụ thử thực”. Tức người xuất gia, ăn với mục đích là để tu tập, có thành quả, thành tựu đạo nghiệp, đền ơn thí chủ. Chúng ta thụ nhận thức ăn, không phải để no đủ mà để thành tựu đạo nghiệp.
Nếu sống trong cuộc đời mà chúng ta không biết tri ân và báo ân thì không thể gọi là một con người có nhân cách đạo đức tốt. Không thể thành tựu trên mọi phương diện tu chứng, vì chúng ta có giảng nói những đạo đức mà hành động và lời nói chẳng đồng nhất, chỉ là sự diễn thuyết cho suông thì mãi mãi phúc duyên chẳng thể tăng trưởng, đạo hạnh thất nghì, tâm hình chẳng khác tục, ý chí bất định, chí nguyện không thành, đạo tâm không vững, chỉ bày trò huyễn hoặc lỗng giả thành chân. Tham tài cố vị, say mê đắm chấp hơn khách trần tục thì mặc chiếc áo nâu sòng thấy có sự thẹn thùng với ba đời chư Phật, Thầy Tổ, Cha mẹ, đất nước và chúng sinh, thiện hữu tín thí.
Vậy nên khi thụ dụng bất kỳ vật phẩm nào một dạ chí thành, nguyện xin sám hối. Ngưỡng mong oai đức từ bi, tội chướng tiêu trừ, căn lành tăng trưởng, cùng pháp giới chúng sinh, tu đạo Bồ-đề, trang nghiêm phúc tuệ, một thời đồng chứng Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Cuộc sống hội tụ bởi nhiều nhân duyên mà thành tựu
Phật giáo thường thức
Chúng ta nghĩ rằng, tạo hóa đơn giản là tạo hóa, nhân tình thế thái cũng đã theo một quy luật “nhân quả” nhưng để được thành tựu đều phải có duyên mà thành.

Nghĩa thật từ “chết”
Phật giáo thường thức
Sau khi chết sẽ như thế nào vốn là một câu hỏi lớn của con người từ xưa đến nay.

Tại sao nói “thân người khó được” khi dân số thế giới ngày một tăng?
Phật giáo thường thức
Hỏi: Con là một người ngoại đạo, tình cờ con đọc sách Phật và thấy câu nói: "thân người khó được...", con thấy tỉ lệ sinh nhiều hơn tỉ lệ chết, dân số thế giới ngày một tăng, vậy tại sao lại nói thân người khó được?

Tạo phước để hồi hướng
Phật giáo thường thức
Hỏi: Ba tôi vừa mất được hơn 21 ngày, mỗi tuần thất tôi đều làm cỗ chay dâng cúng và tụng kinh A Di Đà để hồi hướng công đức. Nay tôi phát nguyện tụng kinh Địa Tạng và ăn chay cho đến ngày chung thất để hồi hướng phước đức cho ba, không biết như vậy thì ba tôi có hưởng được chút phước báo nào từ những việc làm của tôi không?
Xem thêm