Những chướng ngại khiến chúng ta mắc kẹt trong luân hồi
Những chướng ngại tựu chung được chia làm 4 loại: nghiệp chướng, phiền não chướng, sở tri chướng và tập khí chướng. Những loại chướng này là nguyên nhân làm chúng ta mắc kẹt trong luân hồi đau khổ.
1. Nghiệp chướng:
Nghiệp là những hành động tạo tác của thân - khẩu - ý. Từ vô thủy đến nay, chúng ta cứ xoay vần trong vòng luân hồi vay trả, trả vay bởi đã tạo tác các bất thiện nghiệp về thân, khẩu, ý gây tổn hại cho người khác.
Đó cũng là lý do vì sao trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều chướng ngại về công việc, sức khỏe, thọ mạng, chướng ngại trong gia đình, các mối quan hệ xã hội, chướng ngại trong công việc, kinh doanh, v.v….Người đầy đủ vật chất nhưng đau khổ về tinh thần. Người có đời sống tinh thần yên ổn thì lại thiếu thốn về vật chất. Công danh sự nghiệp như giọt sương đầu ngọn cỏ, rất mong manh.
2. Phiền não chướng:
Nguyên nhân khiến chúng ta tích lũy nghiệp tiêu cực là do các chướng ngại xúc tình phiền não gây ra. Chướng ngại này dựng lên một cái tôi thực sự hiện hữu, khiến chúng ta luôn thấy mình có rất nhiều nhu cầu, mong muốn, mối bận tâm, và sự bảo vệ cho cái tôi.
Vì vậy, chúng ta sân giận, ghen tị, hoặc tham muốn, chúng ta đánh giá quá cao hoặc quá thấp bản thân, hoặc nhầm lẫn ảo tưởng. Chúng ta đi tìm kiếm sự nổi tiếng, thoải mái, và hưởng thụ hoặc cố gắng tránh đau đớn, thua thiệt, sống thu mình ít người biết đến. Tất cả những điều này khiến chúng ta dần che lấp tự tính tâm của mình và rơi vào xúc tình tiêu cực.
Năm xúc tình phiền não chính - sân giận, ghen tỵ, tham ái, ngã mạn, và vô minh kể cả những biến thể của các xúc tình này, không mang lại lợi ích cho bất cứ ai. Bản chất của xúc tình phiền não là phá hủy sự bình an trong tâm. Ngay cả sự sân giận được cho là đúng đắn và sự khát khao chân lý hay bình yên cũng không giúp định tâm và do đó che lấp tự tính tâm. Những cảm xúc này giống như việc chúng ta khuấy động bùn đất dưới đáy sông, khiến chúng ta không nhìn thấy sự trong trẻo của dòng nước.
Sự tồn tại của xúc tình phiền não trong tâm chúng ta tạo nên các nghiệp bất thiện, bởi vì chúng không chỉ làm rối loạn tâm trí và hệ thần kinh của chúng ta mà còn bởi vì cảm xúc này không chỉ tồn tại đơn thuần dưới dạng trạng thái tinh thần. Trước khi chúng ta có thể ngăn chặn các xúc tình phiền não, chúng đã kích hoạt những khẩu nghiệp bất thiện hoặc hành động bạo lực. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta tăng gánh nặng nghiệp lực của mình gấp nhiều lần.
Không tu từ căn bản, bạn sẽ vẫn trôi lăn trong sinh tử luân hồi
3. Sở tri chướng
Khác với mức độ thô lậu và sự hiển lộ ra ngoài của phiền não chướng, sở tri chướng rất vi tế và khó nhận biết. Sở tri chướng là vô minh phiền não vi tế trong tâm khiến chúng ta không thể nhận ra quán kiến sai lầm về cái tôi tồn tại chắc thật và độc lập, nhận thức nhị nguyên về mọi hiện tượng của vạn pháp, hay sự hiểu biết siêu việt mọi ngôn ngữ và khái niệm. Đặc biệt, đó là tấm màn vô minh tạo nên một thế giới tồn tại chắc thật. Bất kỳ tư tưởng nào được củng cố bởi chủ thể, đối tượng hoặc hành động đều là chướng ngại. Chúng giống như những gợn sóng trên sông phản chiếu ánh sáng khiến chúng ta không thể nhìn thấy đáy sông.
Mặc dù điều này có vẻ như là một sự chướng ngại mang tính triết lý, đó thực sự là chướng ngại căn bản cuối cùng cần được loại bỏ trước khi đạt giác ngộ hoàn toàn.
4. Tập khí chướng ( Tích lũy nghiệp):
Ngoài phiền não chướng và sở tri chướng, xu hướng tập khí cũng tạo dấu ấn nghiệp trong dòng tâm của chúng ta. Từ khi sinh ra tới lúc lớn lên, chúng ta đã dần hình thành phát triển tính cách và những thói quen ứng xử. Tâm ta ưa thích thói quen tập khí bởi chúng vốn tự động vận hành, chẳng hạn như vô số quyết định nho nhỏ mà ta thực hiện một cách vô thức mỗi ngày (như lái xe đến công sở, uống một tách trà, ăn thêm một chiếc bánh quy…) điều đó khiến cuộc sống chúng ta trở nên dễ dàng hơn.
Chúng ta không nhớ lần đầu tiên trong đời mình đã hành động vì sân giận hay tham muốn như thế nào. Những phản ứng này từ lâu đã hằn sâu và trở thành bản chất thứ hai sau mỗi lần chúng ta sân giận và có mong muốn mới. Đôi khi các vết hằn này là những con kênh lớn mà ở đó chúng ta đã lặp đi lặp lại cùng một hành động hoặc phản ứng. Thường thì người ta nói rằng thói quen tập khí khó vượt qua nhất, thậm chí khó hơn là vượt qua sở tri chướng hay phiền não chướng, bởi vì chúng phát khởi một cách nhậm vận tự nhiên và thường là vô thức.
Do đó chúng ta không nên trì hoãn mà tinh tấn nỗ lực làm thiện hạnh, lắng nghe, suy ngẫm, và thực hành về Phật pháp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
Kiến thức 10:11 23/12/2024Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Xem thêm