Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 11/08/2022, 15:53 PM

Những cụ bà ‘một mình’ nương nhờ cửa chùa: Chạnh lòng mùa Vu Lan

‘Ông xã mất khi tôi 35 tuổi, gần 20 năm sau mẹ tôi cũng qua đời. Mỗi mùa Vu Lan về, tôi lại thấy bơ vơ vì tôi không có con. Nhìn mọi người đi chùa cùng con cháu, cài bông hoa lên ngực, tôi cũng chạnh lòng…’.

Tôi đến thăm Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) trong một ngày cận kề lễ Vu Lan báo hiếu. Cụ bà Nguyễn Thị Nguyệt (84 tuổi, quê TP.HCM) tóc bạc trắng, móm mém cười kể về cuộc đời.

Nhưng khi nhắc đến hai từ “Vu Lan”, cụ bà khựng lại, đôi mắt ngấn lệ với những lời kể đứt đoạn, dang dở… như chính gia đình nhỏ của bà gần 50 năm trước.

Bơ vơ giữa cuộc đời

Cụ Nguyệt kể, ngày trẻ, vợ chồng cụ đã cùng nhau chạy chữa khắp nơi nhưng cả 3 lần đều hư thai. Năm 35 tuổi, cụ tìm được một bác sĩ sản khoa giỏi, dưỡng được thai tới 7 tháng, nhưng sinh ra thai nhi bị ngộp, chưa kịp cất tiếng khóc chào đời.

Căn phòng rộng rãi lúc nào cũng được lau dọn sạch bóng

Căn phòng rộng rãi lúc nào cũng được lau dọn sạch bóng

Chưa nguôi ngoai nỗi đau về giấc mơ làm mẹ, vài tháng sau đó, chồng cụ cũng đột ngột qua đời. Nhiều cú sốc liên tiếp ập đến, cụ Nguyệt suy sụp, bắt đầu ăn chay trường rồi về chợ Đa Kao (Q.1) cùng em gái bán đồ điện.

Cụ bà tâm sự: “Những dự định, kế hoạch cho gia đình nhỏ dang dở hết, tôi về lại ở với mẹ ruột và em gái dưới chân cầu Bông. Khi tôi hơn 50, mẹ cũng ra đi, tôi không nghĩ có ngày lại cảm thấy lạc lõng, bơ vơ đến vậy”.

Cụ Nguyệt cho hay có chút chạnh lòng khi mùa Vu Lan về, nhưng cụ được an ủi phần nào khi ở chùa được các Thầy lo cho đầy đủ

Cụ Nguyệt cho hay có chút chạnh lòng khi mùa Vu Lan về, nhưng cụ được an ủi phần nào khi ở chùa được các Thầy lo cho đầy đủ

Sau này, cụ Nguyệt thường đi chùa, những Phật tử khác biết chuyện cụ bà khi ấy gần 80 tuổi không chồng, không con nên giới thiệu bà đến mái ấm này nương nhờ cửa chùa.

“Các Thầy lo cho các cụ đầy đủ, phòng rộng rãi, thoáng mát. Các cháu con của em gái lâu lâu cũng lại thăm tôi, gọi hai tiếng “má Tư” tôi như được an ủi phần nào”, cụ bà tóc bạc trắng chậm rãi nói.

5 năm đến nương nhờ cửa chùa, cụ Nguyệt cho biết, thỉnh thoảng những ký ức về ngày buôn bán ở chợ cũng ùa về trong tâm trí. Đó là những ngày cụ có cuộc sống hối hả để quên đi những nỗi đau ở trong lòng. Giờ đây, ở chùa yên tĩnh, cụ có thời gian nhìn lại những gì đã qua đi.

Các cụ vào mái ấm có thêm người để bầu bạn, sẻ chia lúc về già

Các cụ vào mái ấm có thêm người để bầu bạn, sẻ chia lúc về già

“Ông xã mất khi tôi 35 tuổi, gần 20 năm sau mẹ tôi cũng qua đời. Mỗi mùa Vu Lan về, tôi lại thấy bơ vơ vì tôi không có con. Nhìn mọi người đi chùa cùng con cháu, cài bông hoa lên ngực, tôi cũng chạnh lòng… Nhưng chùa làm Vu Lan cho các cụ ở đây khiến tôi thấy ấm áp hơn”, cụ bộc bạch.

“Sống cho qua ngày, chờ cho qua đời”

Nơi ở, sinh hoạt và tập thể dục của các cụ ở đây luôn được lau dọn sạch bóng. Không gian riêng của mỗi cụ là những chiếc giường đơn, phía dưới có các hộc tủ đựng đồ cá nhân. Những cụ không thể tự lo sinh hoạt cá nhân sẽ có những Phật tử trẻ hỗ trợ, chăm sóc như những người thân trong gia đình.

Thời gian rảnh, bà Lưu Thị Cẩm Hoàn thường đọc sách

Thời gian rảnh, bà Lưu Thị Cẩm Hoàn thường đọc sách

Cầm cuốn sách kinh trên tay, cụ bà Lưu Thị Cẩm Hoàn (78 tuổi, quê TP.HCM) cho hay, ngày trước nhà cụ có 4 chị em được cha mẹ tần tảo nuôi ăn học nên người. Sau này, 2 em kế đi nước ngoài, bà ở lại chăm sóc cha mẹ cùng em út. Đến khi cha mẹ qua đời, bà cũng luống tuổi nên không nghĩ đến việc lập gia đình.

"Ông xã mất khi tôi 35 tuổi, gần 20 năm sau mẹ tôi cũng qua đời. Mỗi mùa Vu Lan về, tôi lại thấy bơ vơ vì tôi không có con. Nhìn mọi người đi chùa cùng con cháu, cài bông hoa lên ngực, tôi cũng chạnh lòng… Nhưng chùa làm Vu Lan cho các cụ ở đây khiến tôi thấy ấm áp hơn" - Cụ Nguyễn Thị Nguyệt.

Vài năm trước, em út bà trở bệnh nặng, căn nhà được cha mẹ để lại cũng đã bán để lo các chi phí điều trị. Nhưng gặp bệnh ngặt nghèo, người em không qua khỏi. Đến cuối năm 2018, bà vào mái ấm này nương nhờ cửa Phật.

Các phòng ở thoáng mát tại Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp

Các phòng ở thoáng mát tại Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp

Bà Hợi ngồi thêu tên lên áo chàm cho các cụ cùng phòng

Bà Hợi ngồi thêu tên lên áo chàm cho các cụ cùng phòng

Cụ bà bộc bạch: “Tôi không có con cái nên mùa Vu Lan đến chỉ thấy nhớ mẹ. Ngày trước mẹ tôi rất hiền, yêu thương các con, công việc cực khổ đến mấy bà cũng làm chỉ để nuôi các con học hết đại học. Mẹ mất cũng đã hơn 20 năm, nhưng những ký ức về mẹ với tôi thì vẫn còn nguyên đó”.

Ở phòng khác, cụ bà Nguyễn Thị Hợi (77 tuổi, quê Tiền Giang) đang thêu tên lên áo chàm cho các cụ cùng phòng. Cụ bà minh mẫn kể về cuộc đời từng có chồng năm 18 tuổi, xuất gia năm 24 tuổi, rồi quay trở lại để bươn chải chăm sóc cha già.

Cụ Thìn 93 tuổi đọc báo không cần dùng kính

Cụ Thìn 93 tuổi đọc báo không cần dùng kính

Theo lời bà Hợi, ngày xuất gia, bà cắt liên lạc với chồng. Sau này, ông cũng đã có một gia đình mới. Ngày trở về lại cuộc sống thường nhật, bà không nghĩ đến chuyện chồng con, tập trung đi làm lo cho gia đình.

“Tôi từng ám ảnh một giấc mơ nghiệp báo khi mẹ vừa mất nên cúng dường hồi hướng để mẹ vãng sanh cực lạc. Đến giờ, Vu Lan về tôi vẫn niệm Phật, đọc kinh hồi hướng cho người thân đã khuất. 60 tuổi, tôi có ước nguyện được vào chùa sống cho qua ngày, chờ cho qua đời chứ không trông mong gì. 6 tháng trước, tôi mới đủ duyên được vào đây. Một người cháu nói đón tôi ra để chăm sóc nhưng tôi không đồng ý vì ở chùa đã là tâm nguyện bấy lâu của mình”, bà Hợi bày tỏ.

Kỷ niệm của các cụ trong không khí Xuân về được mái ấm lưu lại

Kỷ niệm của các cụ trong không khí Xuân về được mái ấm lưu lại

Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp đã hoạt động được trên 30 năm

Mái ấm tình thương chùa Diệu Pháp đã hoạt động được trên 30 năm

Gần đó, cụ bà Nguyễn Thị Thìn (93 tuổi, quê Phú Yên) cũng đang cầm tờ báo đọc mà không cần dùng kính. Thấy tôi ghé thăm, cụ cười “Cuộc sống ở đây thảnh thơi, yên bình lắm”.

Vũ Phượng - Báo Thanh Niên

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tiền Giang: Chùa Đồng Linh tổ chức khám bệnh, tặng quà cho người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn

Gieo mầm thiện 15:30 24/11/2024

Sáng ngày 23/11/2024 (23/10 năm Giáp Thìn) chùa Đồng Linh (xã An Thạnh Thủy) kết hợp công ty cổ phần dược phẩm Phúc Thiện (TP.Hồ Chí Minh) và trung tâm Y tế huyện Chợ Gạo, Hội chữ Thập đỏ huyện tổ chức khám bệnh, phát thuốc và quà cho cho người cao tuổi, bà con nghèo, các hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương

Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024

Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.

Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo

Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024

Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.

Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần

Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024

Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.

Xem thêm