Những điều cần biết khi hướng dẫn thiền trong nhà tù
Một ngày tại tù bằng ngàn năm tại ngoại. Môi trường ấy cho thấy tâm trạng chán chường, phiền não, buồn rầu, mất ngủ, căng thẳng, phát sinh đủ thứ bệnh, đã cướp đi phần lớn cuộc sống của những người trong vòng lao lý.
> Lợi ích của Thiền định đối với khoa học và trí tuệ não bộ (I)
Sáu điều cần biết khi dạy thiền trong nhà tù
1. Việc quan trọng đầu tiên là nhớ tên các tù nhân. Và gọi họ bằng tên mà người trong gia đình họ thường gọi hằng ngày. Điều nầy tù nhân cảm thấy thân mật hơn.
2. Thành thật và thực tế thay vì nói dối. Câu hỏi nào, ta không trả lời được nên thành thật thay vì “chế biến”. Người tù không những sẽ đánh giá chúng ta qua lời nói, hành động mà ngay cả con tim của ta. Do vậy, thành thật, thực tế là điều mà người hướng dẫn nên có.
3. Chào đón họ một cách niềm nở, bắt tay nếu có thể. Mỉm cười và đôi mắt từ hòa. Lắng nghe những điều họ muốn được người khác hiểu và chia sẻ.
4. Không nên dành nói một mình mà biết lắng nghe. Có nhiều người kém học vấn, khác ngôn ngữ, khác văn hóa. Do vậy, ta phải lắng nghe và biết kiến thức của họ. Nhưng cũng không thiếu những người văn chương chữ nghĩa và kiến thức hơn ta, nhất là các tù nhân khác chủng tộc, khác ngôn ngữ. Ta nên kính trọng và tìm hiểu.
5. Tìm một điểm nào đó trong mỗi tù nhân mà ta có thể quý mến. Nhưng cẩn thận, không nên đi quá xa. Họ rất nhạy bén về những suy tư mà chúng ta có thể có về họ.
6. Tránh gọi họ là tù nhân hay người ở tù, Mà có thể gọi những người trú nơi đây, hoặc những người bận áo màu xanh lơ.
Bài thực hành thiền định quán niệm hơi thở hàng ngày
Kết quả của việc dạy thiền cho tù nhân
Ích lợi của Thiền trong trại tù là điều hiển nhiên. Qua các thí nghiệm của nhiều tổ chức cho thấy điều đó. Bài báo trên Washington Post, một lần nữa, muốn độc giả nhìn thấy ích lợi của Thiền trong trại tù qua người hướng dẫn, và cảm niệm từ các học viên thực hành Thiền.
Tác giả, bà Amanda Abrams tường thuật trên tuần báo “The Washington Post”, 27.2.2014. Bà viết, trong căn phòng không có cửa sổ, tám người đàn ông bận đồng phục màu xanh ngồi yên lặng đợi bà (Abrams) hướng dẫn Thiền. Bà yêu cầu họ “Thở sâu, đôi mắt nhắm lại” (Take a deep breath, and let your eyes close) và làm giống như bà đang làm. Ngồi thẳng lưng nhưng thư giãn, hai vai thả lỏng, khuôn mặt thư thái. Ngồi trên ghế nhựa cứng. Một số đã chú ý tập trung, số khác vẫn thả lỏng nhưng tất cả đều nghiêm trang. Bà tiếp “bắt đầu tập trung vào hơi thở. Giản dị dõi theo cảm giác nhẹ nhàng của hơi thở vào, hơi thở ra qua lỗ mũi. Lồng ngực phồng, xẹp. Ý nghĩ thường chạy bậy nhưng không sao. Cứ để chúng đi, ta nhẹ nhàng đem chúng trở về với hơi thở.
Đây là ngày đầu tôi làm thầy giáo dạy Thiền cho tù nhân. Tôi rất lo âu và sợ hãi cho tánh mạng của mình. Nhưng rất may, tôi gặp ông Craig Ehrlich, người dạy Thiền lâu năm trong nhà tù. Tôi đi với ông đến một nhà tù khác, có chừng 25-45 người, hầu hết là người da đen. Trong số họ, có nhiều người đã từng được hướng dẫn Thiền, và am hiểu Thiền. Một tù nhân nói “Thiền là học để biết về chính mình”. “Ta tập trung chú ý vào hơi thở hay vào một đối tượng trên cơ thể mình, hoặc tiếng (sound) xung quanh, và vượt ra khỏi vòng bị trói buộc vào những ý nghĩ lung tung. Điều nầy giúp ta thấy sự vật rõ ràng hơn và biết rõ mình hơn”.
Cải huấn tù nhân bằng cách tạc tượng Phật
Dưới đây là ý kiến của một số tù nhân khác, sau khi được hướng dẫn những khóa Thiền trong nhà tù.
- Deacon (hầu hết các tù nhân sử dụng tên ký hiệu hay tên cha mẹ đặt) phát biểu “Tôi sẽ sống tốt hơn. Tôi đã viết trên nhật ký của mình ngay đêm ấy. Tôi cần học và thực tập Thiền nhiều hơn nữa.”
- Zio mếu máo mô tả với sự xúc động “Tôi bắt đầu cảm thấy tội lỗi vì hành động nghiện ngập hút xách của tôi mà phải bị tù. Tôi không thể có mặt trong ngày sinh nhật của đứa con gái”.
Ehrlich, người dạy Thiền, hỏi Zio và các đồng bạn, Chúng ta sẽ làm gì lúc cảm thấy muốn trở lại hành động uống rượu say sưa và hút ma túy…? Ehrlich tự trả lời Thiền giúp chúng ta có quyết định tốt hơn giữa hành động và phản ứng chống lại. Chúng ta gọi đó là giây phút “ngập ngừng thần thánh” (the ‘sacred pause’) trong việc chọn lựa. Điều đó sẽ giúp chúng ta không trở lại thói quen tai hại”.
- Ông Action, một tù nhân khác trong lớp Thiền, phát biểu, “đó là vấn nạn của tôi. Đôi lúc như chớp; tôi không kiểm soát được”.
Một số chia sẽ khác từ Hội Tăng Già trong nhà tù tại Mỹ (Prison Sangha) do nhà thơ Huyền Lam (bang Washington State) tường thuật, được tim thấy trên một số e-mail cá nhân:
- Robert - 23 tuổi: “Tôi thật sự thay đổi rất nhiều từ khi vào trại giam. Trước đây tôi rất dễ kích động đánh lộn, nhưng từ ngày tôi thực tập thiền, tôi cảm thấy an lạc. Bây giờ rất khó kích động hoặc làm tôi nổi giận. Thiền và lời Phật dạy đã thay đổi tôi hoàn toàn”.
- James - 41 tuổi: “Trước đây tôi lúc nào cũng giận dữ và sẵn sàng đánh người. Nhưng tôi quyết định khi ra tù tôi không muốn như thế. Tôi thử tập thiền để đối trị giận dữ và quả thật đã giúp tôi rất nhiều. Tôi đã học cách quán chiếu khi sân hận nổi lên và từ từ kiểm soát được cảm xúc của mình. Tôi ước mong có nhiều bạn tù tham gia vào chi hội hơn nữa, vì Phật giáo đã đem lại lợi ích cho tôi”.
Nhiều tù nhân Campuchia thích đọc sách
- Lidarius - 24 tuổi: “Chúng tôi gây ra tội ác thường do hoàn cảnh sống khắc nghiệt, không được giáo dục, hoặc không kềm chế được tham lam, sân hận. Bây giờ tôi đã biết cách mỗi ngày dành thì giờ để thiền theo dõi hơi thở của mình, bỏ qua mọi chuyện. Chính bỏ qua mọi chuyện lại tạo những điều lành đến với tôi”.
- Sisi - 34 tuổi: “Mấy người bạn tù hỏi tôi làm cái gì thế? Tôi bảo rằng tôi muốn dành thời gian cho riêng tôi. Mà thật sự là như thế! Tôi dành thì giờ cho nội tâm của tôi! Và trong nội tâm của mọi người đều có chất thiện. Chẳng qua có người chọn con đường sai vì quên đi nội tâm. Dành thời gian để biết về nội tâm, thật sự làm tôi cảm thấy rất an lành”.
Trong những năm gần đây, khoa học gia cho thấy Thiền làm tăng hệ miễn nhiễm, tăng chất xám trong bộ não, kết nối các đường giây thần kinh – đó là chưa nói đến việc làm tăng trưởng hạnh phúc, giảm căng thẳng, cải tiến sự tập trung chú ý và gia tăng lòng từ bi. Điểm chính của các lớp Thiền trong tù là cung cấp cho họ dụng cụ để thay đổi thói quen và cuộc sống. Nhưng có thật như vậy không? Bài báo viết.
Người tốt nhất để trả lời câu hỏi nầy là ông Fleet Maull. Người sáng lập Học viện Nhà tù Chánh Niệm Providence. Ông Maull đã ở tù suốt 14 năm. Từ nơi đây, 24 năm trước, ông trở thành người dạy Thiền cho các tù nhân. Tổ chức của ông đã nghiên cứu và huấn luyện hơn 185 nhóm để dạy Thiền cho các tù phạm. Càng lúc càng có nhiều người bên ngoài muốn Thiền được đem vào nhà tù. Hơn 2.4 triệu phạm nhân được hướng dẫn Thiền trong 50.000 nhóm khác nhau.
Ông Maull nói, “Chúng tôi có cả đống hồ sơ cho thấy Thiền có khả năng cải thiện con người.”
Tử tù dưới góc nhìn của Phật giáo
Theo thông tin trên mạng điện tử toàn cầu, nước Mỹ có số phạm nhân cao hơn bất cứ quốc gia nào (The U.S. has the highest incarceration rate of any country). Con số nầy gia tăng liên tục từ thập niên 1980. Hiện nay có trên 2.4 triệu tội phạm.
Số tội phạm mãn hạn được thả ra, thì có đến 50% trở lại nhà tù sau 3 năm.
Theo tổ chức David Lynch Foundation, mỗi năm nhà nước phải chi tiêu 52 tỉ mỹ kim cho các nhà tù.
Giữa năm 1982 và 1984 chương trình TM được dạy cho ban Giám đốc và các tù nhân trong tất cả sáu Trung tâm Cải tạo tại bang Vermont (5), Mỹ.
Mặc dù chỉ cần 15-20 phút ngày hai lần, nhưng Thiền có khả năng làm giảm căng thẳng cho tù nhân, chuyển đổi tâm sinh lý và thái độ, giảm lòng thù hận, giảm gây hấn, lo âu, mất ngủ, loạn thần kinh (insomnia, neuroticism), phát triển tính tự trọng, thuyên giảm tình trạng tái phạm của tù nhân.
Ước lượng sự tái phạm giảm khoảng từ 35-40 % (Rates of reduction in recidivism varied from 35 to 40%).
Dạy thiền cho tù nhân là một phương thức rất hữu hiệu giúp những người tù ý thức được chính mình, tự cải tiến cuộc sống và tránh tái phạm sau khi được trả tự do. Mong sao xã hội ngày càng ít người phạm pháp. Và chế độ nhà tù được đối xử tử tế hơn để mỗi tù nhân có nhiều cơ hội tái lập cuộc đời. Điều nầy cũng góp phần vào việc giảm thiểu ngân sách chi tiêu của nhà tù trong cả nước.
> Xem thêm video: Tác hại của lời nói dối:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần
Nghiên cứu 14:00 30/11/2024Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.
Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu 08:45 25/11/2024Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Xem thêm