Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 30/03/2020, 09:41 AM

Lợi ích của Thiền định đối với khoa học và trí tuệ não bộ (I)

Thiền định không bao giờ trở nên mâu thuẫn với nghiên cứu khoa học. Đúng hơn, thiền định đã là một công cụ có giá trị trong bộ công cụ khoa học, đặc biệt là khi cố gắng tìm hiểu tâm thức con người.

 > Lợi ích của thiền định đối với bệnh nhân ung thư

Hãy chỉ quan sát

Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi là kẻ luôn băn khoăn thao thức. Cuộc đời hình như chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi. Tôi chẳng tìm được câu trả lời nào cho những câu hỏi lớn của mình về cuộc sống. Nói riêng, tôi chẳng hiểu tại sao lại có quá nhiều đau khổ trong thế giới và trong cuộc sống riêng mình, và tôi có thể làm được gì trước tình trạng đó. Tất cả những gì tôi gặt hái được từ những người chung quanh cũng như từ những quyển sách tôi đọc chỉ là những điều bịa đặt tinh vi; các huyền thoại tôn giáo về những vị thần và những vùng thiên đường, các huyền thoại dân tộc chủ nghĩa về đất mẹ và những sứ mạng lịch sử, các huyền thoại lãng mạn về tình yêu và những cuộc phiêu lưu, hay các huyền thoại kiểu tư bản chủ nghĩa về sự tăng trưởng kinh tế cũng như việc mua sắm và tiêu thụ những thứ vớ vẩn như thế nào thì sẽ mang lại hạnh phúc cho mình. Tôi đã có đủ khả năng phán đoán để nhận thức rằng tất cả những điều đó phần nhiều chỉ là bịa đặt, nhưng tôi chẳng có chút ý niệm nào để tìm ra đâu là chân lý.

Khi bắt đầu vào đại học, tôi nghĩ đó có lẽ là nơi lý tưởng để tìm ra sự thật. Nhưng rồi tôi đã thất vọng. Thế giới học thuật cung cấp cho tôi những công cụ có tác động đủ mạnh để giải thích về sự kiến tạo tất cả những huyền thoại mà loài người đã từng sáng tạo, nhưng điều đó cũng không mang lại những câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi lớn về kiếp nhân sinh. Ngược lại, môi trường ấy khuyến khích tôi tập trung vào những câu hỏi ngày càng cạn cợt.

Ít nhất là đối với tôi, thiền định không bao giờ trở nên mâu thuẫn với nghiên cứu khoa học. Đúng hơn, thiền định đã là một công cụ có giá trị trong bộ công cụ khoa học, đặc biệt là khi cố gắng tìm hiểu tâm thức con người.- Yuval Noah Harari

Ít nhất là đối với tôi, thiền định không bao giờ trở nên mâu thuẫn với nghiên cứu khoa học. Đúng hơn, thiền định đã là một công cụ có giá trị trong bộ công cụ khoa học, đặc biệt là khi cố gắng tìm hiểu tâm thức con người.- Yuval Noah Harari

Thiền định giúp bộ não của một nhà sư 41 tuổi như 33 tuổi

Dần dần, tôi phát hiện ra mình đang viết một luận án tiến sĩ tại Viện Đại học Oxford về các bản văn tự truyện của những người lính thời trung cổ. Như là một thú tiêu khiển phụ, tôi không ngừng đọc những quyển sách triết và tham gia vào nhiều cuộc tranh luận triết học, thế nhưng mặc dù hoạt động này mang lại cho tôi những giây phút giải trí trí thức không ngừng nghỉ, nó không hề mang lại một chút tuệ giác thực sự nào. Điều đó quả là một sự vỡ mộng.

Dần dần, người bạn thân Ron Merom của tôi đề nghị rằng tôi cố gắng gạt qua một bên những quyển sách và những cuộc tranh luận trí thức ấy trong vài ngày để tham gia một khóa thiền Vipassana (Trong ngôn ngữ Pali, một ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại, vipassana có nghĩa là sự nội quán). Tôi đã nghĩ, đây lại là một trò thờ cúng lố lăng nào đó của Đợt Sống Mới, và vì tôi hoàn toàn không muốn nghe nói đến thêm một loại huyền thoại nào khác, tôi đã bác bỏ chuyến đi. Thế nhưng sau gần một năm kiên trì thúc cùi chỏ, vào tháng Tư năm 2000, người bạn này đã lôi được tôi đến một khóa tu Vipassana kéo dài mười ngày.

Từ trước, tôi biết rất ít về thiền định và cho rằng hẳn là trò này cũng dính líu đến tất cả những loại lý thuyết huyền bí phức tạp. Cho nên tôi đã sững sờ khi thấy giáo pháp này hóa ra lại thực tiễn đến như vậy. Vị giảng sư của khóa học, ngài S.N. Goenka, chỉ thị cho tất cả học viên phải ngồi khoanh chân và nhắm mắt, rồi tập trung tất cả sự chú ý của mình ở hơi thở ra và hơi thở vào ngay hốc mũi. Ngài không ngừng bảo “Đừng làm gì cả. Đừng cố kiểm soát hơi thở hoặc thở theo một cách riêng nào. Hãy cứ quan sát thực tại của khoảnh khắc hiện tiền, bất kể điều đó là gì. Khi hơi thở đi vào, quý vị chỉ cần nhận biết – nay hơi thở đang đi vào. Khi hơi thở đi ra, quý vị chỉ cần nhận biết – nay hơi thở đang đi ra. Và khi quý vị lơi lỏng sự tập trung của mình, tâm quý vị bắt đầu lang thang vào ký ức hay tưởng tượng, quý vị cũng cứ chỉ nhận biết – nay tâm ta đã lang thang và rời bỏ hơi thở”. Đó chính là điều quan trọng nhất có người đã từng nói với tôi.

Người ta vẫn hỏi, “Khi tôi chết, phải chăng tôi hoàn toàn tan biến? Phải chăng tôi sẽ lên thiên đàng? Phải chăng tôi sẽ tái sinh trong một thân thể mới?”. Ảnh minh họa.

Người ta vẫn hỏi, “Khi tôi chết, phải chăng tôi hoàn toàn tan biến? Phải chăng tôi sẽ lên thiên đàng? Phải chăng tôi sẽ tái sinh trong một thân thể mới?”. Ảnh minh họa.

Bài thực hành thiền định quán niệm hơi thở hàng ngày

Khi người ta đặt ra những câu hỏi lớn về kiếp người, thường là họ tuyệt đối không quan tâm đến việc biết được khi nào hơi thở đi vào hốc mũi của họ và khi nào thì nó đi ra. Đúng hơn, họ muốn biết những chuyện như là điều gì xảy ra sau khi ta chết. Thế nhưng điều thực sự bí ẩn về cuộc đời chẳng phải là chuyện gì xảy ra sau khi ta chết, mà là điều gì xảy ra trước khi ta chết. Nếu muốn hiểu biết về cái chết, người ta trước hết phải hiểu biết về sự sống.

Người ta vẫn hỏi, “Khi tôi chết, phải chăng tôi hoàn toàn tan biến? Phải chăng tôi sẽ lên thiên đàng? Phải chăng tôi sẽ tái sinh trong một thân thể mới?”. Những câu hỏi này đặt nền tảng trên một giả định rằng có một cái “tôi” tồn tại từ lúc sinh ra đến lúc chết đi, và câu hỏi ấy hàm ý là “Điều gì sẽ xảy ra cho cái “tôi” ấy vào lúc chết?”. Thế nhưng cái tồn tại từ lúc sinh ra đến lúc chết đi ấy là cái gì? Thân xác này không ngừng thay đổi trong từng khoảnh khắc, não không ngừng thay đổi trong từng khoảnh khắc, và tâm cũng không ngừng thay đổi trong từng khoảnh khắc. Ta càng tự quan sát mình thật gần, càng hiển nhiên là ta nhận biết rằng chẳng có gì tồn tại kể cả từ khoảnh khắc này qua khoảnh khắc kế tiếp. Vậy thì cái gì đã gắn kết với nhau cả toàn bộ cuộc đời? Nếu ta không biết được câu trả lời cho câu hỏi ấy thì quả là ta không hiểu gì về cuộc đời, và chắc chắn là ta chẳng có cơ may nào để hiểu về cái chết. Chỉ khi ta phát hiện được điều gì đã gắn kết cuộc đời lại với nhau, bấy giờ câu trả lời cho câu hỏi lớn về cái chết cũng trở nên thật hiển nhiên.

Có người nói, “Linh hồn tồn tại từ lúc sinh ra đến khi chết đi và như vậy nó kết nối toàn bộ lại thành cuộc sống”, thế nhưng đấy cũng chỉ là điều bịa đặt. Có bao giờ bạn đã quan sát được một linh hồn chưa? Bạn có thể thăm dò điều đó ở mọi khoảnh khắc, không chỉ vào khoảnh khắc của cái chết. Nếu bạn có thể hiểu được điều gì xảy ra cho bạn vào lúc một khoảnh khắc chấm dứt và một khoảnh khắc khác bắt đầu, bạn sẽ hiểu được điều gì xảy ra cho bạn vào khoảnh khắc của sự chết. Nếu bạn có thể thực sự tự quan sát mình trong suốt thời gian của một hơi thở, bạn sẽ hiểu tất cả điều đó.

Khi khóa học tiến triển, các học viên được dạy quan sát không chỉ hơi thở của họ mà là tất cả mọi cảm giác trên toàn thân. Ảnh minh họa.

Khi khóa học tiến triển, các học viên được dạy quan sát không chỉ hơi thở của họ mà là tất cả mọi cảm giác trên toàn thân. Ảnh minh họa.

Nghiên cứu về những bí ẩn tuyệt vời của Thiền định

Điều đầu tiên tôi học được bằng cách quan sát hơi thở của mình là mặc dù tất cả những quyển sách tôi đã từng đọc cũng như tất cả những khóa học tôi đã tham dự ở trường đại học, hầu như tôi chẳng biết gì về tâm của mình, và tôi lại càng chẳng kiểm soát được tâm mình chút nào. Mặc cho tất cả những cố gắng của mình, tôi chẳng thể nào quan sát được thực tại về hơi thở vào và ra ngay hốc mũi tôi lâu hơn mười giây trước khi tâm tôi xao lãng.

Suốt bao nhiêu năm, tôi đã sống với ấn tượng rằng tôi là chủ của cuộc đời mình, và là chủ tịch tổng giám đốc cho cái thương hiệu cá nhân của chính tôi. Nhưng chỉ vài giờ thiền tập đủ cho tôi thấy rằng tôi chẳng có một chút quyền kiểm soát nào trên chính mình.

Tôi chẳng phải là chủ tịch tổng giám đốc mà chỉ là một kẻ gác-dan, một tên canh cổng. Tôi đã được yêu cầu đứng canh trước cổng cái thân xác của mình – hai hốc mũi – và chỉ việc quan sát bất kỳ thứ gì đi vào hay đi ra. Thế mà chỉ sau vài khoảnh khắc, tôi đã mất tập trung rồi bỏ nhiệm sở. Đó chính là kinh nghiệm làm mở mắt.

Khi khóa học tiến triển, các học viên được dạy quan sát không chỉ hơi thở của họ mà là tất cả mọi cảm giác trên toàn thân. Chẳng phải là những cảm giác khác thường của sự đê mê hay ngây ngất, mà đúng hơn là những cảm giác rất thế tục, thật bình thường: nóng bức, ngứa ngáy, đau đớn…

Kỹ thuật nội quán Vipassana dựa trên tuệ giác cho rằng dòng tâm thức liên kết chặt chẽ với những cảm giác của thân. Làm trung gian giữa tôi và thế giới này, luôn luôn có những cảm giác của thân. Tôi không bao giờ phản ứng với những sự kiện thuộc thế giới bên ngoài; tôi luôn luôn phản ứng với những cảm giác trên chính thân xác mình. Khi cảm giác là không dễ chịu, tôi phản ứng bằng sự ghét bỏ. Khi cảm giác là thích thú, tôi phản ứng bằng cách mong mỏi nhiều hơn nữa.

Ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng mình phản ứng với điều người khác đã làm, đối với những dòng trạng thái trên trang Twitter của ông Tổng thống Donald Trump chẳng hạn, hay đối với một ký ức xa xưa thời thơ ấu của chính mình, thì sự thực là chúng ta luôn luôn phản ứng với những cảm xúc thân xác trực tiếp của mình.

Kỹ thuật nội quán Vipassana dựa trên tuệ giác cho rằng dòng tâm thức liên kết chặt chẽ với những cảm giác của thân. Ảnh minh họa.

Kỹ thuật nội quán Vipassana dựa trên tuệ giác cho rằng dòng tâm thức liên kết chặt chẽ với những cảm giác của thân. Ảnh minh họa.

Thiền định có thể đảo ngược quá trình lão hóa của bộ não

Nếu chúng ta giận điên lên vì có kẻ nào dám sỉ nhục đất nước mình hay các vị thần thánh mà mình tôn thờ, điều khiến cho sự sỉ nhục đó trở nên không thể chịu đựng nổi chính là những cảm giác cháy bỏng bùng lên trong khoang dạ dầy cùng với những dải buốt nhức kẹp quanh đầu của chúng ta. Đất nước ta chẳng cảm nhận điều gì, nhưng thân thể ta thực sự bị tổn thương.

Bạn muốn biết cơn giận là gì ư? Dễ thôi, hãy cứ quan sát những cảm giác xuất hiện rồi trôi qua ở chính thân xác của bạn trong lúc bạn đang giận dữ.

Khi đến với khóa tu này, tôi đã được hai mươi bốn tuổi, và đã trải qua những cảm giác giận dữ có lẽ đến cả chục ngàn lần trước đó, thế nhưng tôi chưa bao giờ bận tâm quan sát xem cơn giận thực sự mang lại những cảm giác gì. Bất cứ lúc nào cáu giận, tôi chỉ chằm chằm chú ý đến đối tượng của cơn giận của mình – điều gì đó ai đó nói hay làm – chứ không quan tâm đến thực tại cảm xúc của sự giận dữ.

Tôi nghĩ rằng tôi đã học được rất nhiều về chính mình và về loài người nói chung bằng cách quan sát cảm giác của mình trong suốt mười ngày ấy hơn là những gì tôi đã học trong suốt cuộc đời mình cho đến bấy giờ. Và để được như vậy, tôi đã không phải chấp nhận bất kỳ điều bịa đặt nào, lý thuyết nào hay huyền thoại nào. Tôi chỉ phải quan sát thực tại như nó đang diễn ra. Điều quan trọng nhất mà tôi nhận thức được là nguồn gốc sâu xa của nỗi đau khổ của tôi nằm ngay trong những mô hình tâm thức của chính tôi. Khi tôi muốn một điều gì đó mà điều đó không xảy ra, tâm thức của tôi phản ứng bằng cách tạo ra sự đau khổ. Đau khổ không phải là một điều kiện khách quan từ thế giới bên ngoài. Đó chỉ là một phản ứng thuộc về tâm được tạo nên bởi chính tâm thức của tôi. Việc học được điều đó chính là bước đầu tiên hướng đến việc chấm dứt tạo ra đau khổ thêm nữa.

Yuval Noah Harari là người Do Thái, Giáo sư Sử học tại Đại học Tel Aviv.

Yuval Noah Harari là người Do Thái, Giáo sư Sử học tại Đại học Tel Aviv.

Thiền định Phật giáo và khoa sinh học

Kể từ khóa tu đầu tiên vào năm 2000 ấy, tôi bắt đầu thiền định mỗi ngày hai giờ đồng hồ, và mỗi năm, tôi lại tham gia một khóa tu kéo dài một hay hai tháng. Đó không phải là việc trốn thoát thực tại. Đó chính là để chạm vào thực tại. Ít nhất hai giờ đồng hồ mỗi ngày tôi thực sự quan sát thực tại như chính nó, trong khi suốt hai mươi hai tiếng đồng hồ còn lại, tôi bị tràn ngập với những thư điện tử, những mẩu tin ngắn trên Twitter, những đoạn phim hình ảnh động về những con chó con xinh xắn.

Nếu không có sự tập trung và sự trong sáng do phương pháp thực hành này mang lại, tôi đã không thể nào viết xong hai quyển Lược sử loài người (Sapiens) và Lược sử tương lai (Homo Deus). Ít nhất là đối với tôi, thiền định không bao giờ trở nên mâu thuẫn với nghiên cứu khoa học. Đúng hơn, thiền định đã là một công cụ có giá trị trong bộ công cụ khoa học, đặc biệt là khi cố gắng tìm hiểu tâm thức con người.

Nguyên tác: Meditation, trích trong 21 Lessons for the 21st Century, Yuval Noah Harari.

Nguyễn Văn Nhật dịch

Về Tác giả: Yuval Noah Harari là người Do Thái, Giáo sư Sử học tại Đại học Tel Aviv, tác giả các tập sách bán chạy Sapiens, A Brief History of Humankind và Homo Deus, A Brief History of Tomorrow. 21 bài học cho thế kỷ XXI là quyển sách thứ ba của ông.

Yuval Noah Harari sinh ra ở Kiryat Ata, Israel vào năm 1976 và lớn lên trong một gia đình Do Thái theo chủ nghĩa thế tục với nguồn gốc Lebanon và Đông Âu tại Haifa, Israel. Năm 2002, ông gặp người người chồng hiện tại là Itzik Yahav, người mà ông gọi là “internet vạn vật của tôi”. Yahav cũng là người quản lý của Harari. Họ kết hôn trong một buổi lễ dân sự tại Toronto ở Canada. Cặp vợ chồng sống trong một moshav (một loại cộng đồng nông nghiệp hợp tác của các trang trại cá nhân), Mesilat Zion, gần Jerusalem.

Harari nói thiền Vipassana, mà ông bắt đầu khi còn ở Oxford năm 2000, đã “thay đổi cuộc đời tôi”. Ông thực hành hai giờ mỗi ngày (một giờ vào lúc bắt đầu và một giờ vào lúc kết thúc ngày làm việc, mỗi năm ông thực hiện một khóa thiền trong 30 ngày hoặc lâu hơn, trong im lặng và không có sách hay phương tiện truyền thông xã hội, đồng thời ông cũng là một trợ giảng thiền. Ông dành riêng cuốn Homo Deus cho “người thầy của tôi, SN Goenka, người yêu thương dạy tôi những điều quan trọng” và nói “Tôi không thể viết cuốn sách này mà không có sự tập trung, bình yên và hiểu biết sâu sắc từ việc thực hành Vipassana trong mười lăm năm.” Ông cũng coi thiền là một cách để nghiên cứu.

Harari là một người ăn chay trường, ông nói rằng quyết định này đến từ một nghiên cứu của mình, bao gồm quan điểm rằng nền tảng của ngành công nghiệp sữa đang phá vỡ mối quan hệ giữa bò mẹ và bò con. Kể từ tháng 1 năm 2019, ông không còn sử dụng điện thoại thông minh. (theo wikipedia)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Vãng sinh về cõi Tây Phương Tịnh Độ dễ hay khó?

Kiến thức 17:37 19/03/2024

Việc vãng sinh về cõi Tây Phương Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà là rất dễ dàng. Điều này không phải vì chúng ta có nhiều công đức mà do được nương vào nguyện lực và lòng từ bi vô bờ của Đức Phật A Di Đà. Và bản thân chúng ta cũng phải có một chút thiện nghiệp.

Ý nghĩa hoằng pháp từ ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm

Kiến thức 15:40 19/03/2024

Các ngày “vía” Bồ-tát Quán Thế Âm (19/02, 19/06, 19/09) có lẽ đã được tín đồ Phật giáo dựa trên nền tảng lễ Tam hợp để hình thành. Việc tổ chức các lễ vía của Ngài cần phải được duy trì và phát triển. Bởi vì “vía” là dịp để mọi người tỏ lòng tôn kính và ôn lại công hạnh của quý Ngài.

Người bình thường hoặc Phật tử mới quy y nên tu tập thế nào mới đúng?

Kiến thức 14:00 19/03/2024

Theo Phật đúng nghĩa là sẽ tốt cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Thế nào là nghĩa theo Phật?

Ý nghĩa vãng sanh

Kiến thức 12:45 19/03/2024

Thế giới mà chúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế. Kiếp nhân sinh đầy ô trược và tai nạn: mưa gió trái mùa, bão lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, biến đổi khí hậu gọi là kiếp trược.

Xem thêm