Những điều khó được ở đời
Những thăng trầm vinh nhục trong đời, trải nghiệm về sự được mất có đó rồi không đó, khiến chúng ta nhận ra giá trị của phước đức.
Phật dạy mạng người sống trong hơi thở
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Rồi gia chủ Anàthapindika đi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika:
Có bốn pháp này, này Gia chủ, khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời. Thế nào là bốn?
Mong rằng tài sản khởi lên cho ta đúng pháp; mong rằng tiếng tốt được đồn về ta, cùng với bà con; mong rằng ta được sống lâu, thọ mạng kéo dài; mong rằng khi thân hoại mạng chung, ta được sanh lên cõi thiện, cõi trời và cõi đời này. Đây là bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời.
Này Gia chủ, đối với bốn pháp khả lạc, khả hỷ, khả ý, khó được ở đời này, có bốn pháp đưa đến chứng được những pháp ấy. Thế nào là bốn? Đó là đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới, đầy đủ bố thí và đầy đủ trí tuệ.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương 4, phẩm Nghiệp công đức, phần Bốn nghiệp công đức [lược], VNCPHVN ấn hành,1996, tr.676)
Lời bàn:
Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại
Sống ở đời, ai cũng mong muốn được đầy đủ, sung túc và thịnh phát. Không những thế, họ còn mong ước được danh thơm, khỏe mạnh và sống lâu, xa hơn nữa là mong rằng sau khi từ giả cõi đời được sanh về thế giới an lành. Những hoài mong đó thật chính đáng, thiện lành nhưng khó được, bởi không mấy người có đủ phước báo tròn đầy.
Thường thì chúng ta được cái này lại mất cái kia. Tuy vậy, có cái để được cũng quý hóa lắm rồi, vì xung quanh ta có khá nhiều người chẳng còn gì để mất. Chính những thăng trầm vinh nhục trong đời, trải nghiệm về sự được mất có đó rồi không đó, khiến chúng ta nhận ra giá trị của phước đức. “Có tài mà cậy chi tài”, có nhiều thứ nhưng ai dám chắc rằng chúng là của ta mãi mãi? Chỉ có phước đức sâu dày, may ra mới đem lại bình an, hạnh phúc trong cuộc mưu sinh đầy biến động này.
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã rút ra kinh nghiệm sống quý giá “Có phước, có đức mặc sức mà hưởng”. Phước đức ấy chính là sự tiếp nối tuệ giác của Thế Tôn, ứng dụng trong đời sống hàng ngày thông qua những biểu hiện thiết thực: có đầy đủ niềm tin, giới hạnh, bố thí và trí tuệ. Niềm tin Tam bảo là cội nguồn của mọi phước đức. Vì ba ngôi quý báu Phật Pháp Tăng là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi nẻo lành. An trú vững chắc vào niềm tịnh tín Tam bảo thì tự khắc chúng ta sẽ thiết lập được đời sống đạo đức, lương thiện và hân hoan với thí xả, mở rộng lòng ra với mọi người. Biết sống với niềm tin, đạo đức và buông xả, sống cho mình và mọi người, sống với an vui hiện tại và tương lai, đó chính là tuệ giác.
Vì thế, mong ước hạnh phúc của hàng Phật tử không phải là mơ ước suông, tin tưởng mơ hồ, cầu xin ai đó ban phước mà phải tích lũy, xây dựng phước báo cho mình bằng cách sống tốt trong từng ngày, từng giờ. Một khi phước đức đã đủ đầy thì mọi việc tùy duyên thành tựu như ý, an vui và hạnh phúc bền lâu.
Theo lời Phật dạy trong Kinh tạng Nikaya
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm