Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 17/09/2020, 14:21 PM

Những điều kiện quyết định sự luân hồi

Trong lúc chúng ta lâm chung, sinh mạng tiếp theo của chúng ta sẽ tùy theo tâm niệm của chúng ta lúc đó mà thác sinh. Những nghiệp lành và nghiệp dữ mà chúng ta đã làm trong suốt cuộc đời của mình, lúc lâm chung chúng sẽ hiện rõ trước mắt chúng ta.

Nếu chúng ta siêng năng tu tập, chuyển hóa nội tâm, siêng năng làm việc thiện, siêng năng niệm Phật... thì khi mạng chung, nhất định chúng ta sẽ được sinh về những cõi thiện, những cảnh giới an lành của chư Phật.

Nếu chúng ta siêng năng tu tập, chuyển hóa nội tâm, siêng năng làm việc thiện, siêng năng niệm Phật... thì khi mạng chung, nhất định chúng ta sẽ được sinh về những cõi thiện, những cảnh giới an lành của chư Phật.

Thứ nhất: Sức mạnh của ý niệm

Trước hết, vì chúng ta không làm chủ được ý niệm của mình nên chúng ta bị luân hồi.

Nếu chúng ta không buông bỏ được những tâm niệm chấp trước, tham đắm, những tâm niệm phiền não… thì những tâm niệm đó luôn nhiễu loạn nội tâm của chúng ta, và đến giờ phút lâm chung chúng ta không làm chủ được tâm niệm của mình, mà bị chúng nhiễu loạn, đến nỗi có người khi chết mắt cũng còn mở trừng trừng vì còn lo lắng đủ điều, không buông xả được những sự chấp trước.

Quý vị đừng nghĩ tất cả mọi người học Phật pháp thì đều có thể buông xả hết mọi việc một cách dễ dàng. Quý vị không tin điều này phải không? Tôi xin ví dụ để quý vị tự suy nghiệm lại nơi bản thân mình thì quý vị có thể hiểu được điều chúng tôi muốn nói. Đó là ngày mai, chúng tôi sẽ giảng về chủ đề “Thiền học tại trụ sở của Đoàn Hoằng Pháp Thanh Niên”. Sáng mai, lúc quý vị đi đến đó nghe pháp, quý vị quên khóa cửa tủ, quên khóa cửa nhà thì khi đến đó nghe pháp, mới chỉ nghe được hai ba câu thì quý vị đã suy nghĩ: “Ui cha!, sáng nay vì vội vàng đi nghe pháp mà mình đã quên khóa tủ và khóa cửa, không biết bây giờ ở nhà có chuyện gì không?”. Lúc này, tuy đang ở trong giảng đường nhưng quý vị không phải đang nghe giảng pháp mà là đang lo lắng những chuyện ở nhà. Quý vị nghĩ có phải vậy không? Vì thế, không phải cứ nghĩ rằng có học Phật pháp là chúng ta có thể buông bỏ được tất cả, việc này không phải dễ làm, đòi hỏi cần phải có sự tu tập.

Luân hồi có thật hay không?

Có vị Phật tử đến nói với tôi: “Thưa Thầy! Đối với vấn đề tiền bạc, con không có chấp trước”. Tôi trả lời: “Thật vậy sao? Tôi không hoàn toàn tin tưởng. Bởi vì bản thân chúng tôi đây vẫn còn chấp trước mà anh lại không còn chấp trước thì thật là lạ”.

Quý vị nghĩ thế nào? Điều đó có đúng không? Thật sự, đối với chúng ta, mười đồng hay hai mươi đồng thì chúng ta không có chấp trước thật. Nhưng giả sử có khoảng mấy trăm ngàn đô la thì thế nào? Khi đó chúng ta có thể xả bỏ một cách nhẹ nhàng được không? Chúng ta có thể bị mất một lần mấy trăm ngàn đô la mà không có một chút tiếc nuối không? Hoặc khi đang đi trên đường mà chúng ta bất ngờ nhặt được mấy trăm ngàn đô la thì thế nào? Lúc đó có thể chúng ta không có một mảy may động tâm không? Có thể chúng ta đem liền số tiền đó giao nộp cho các cơ quan chức năng để họ tìm cách trả lại cho người đánh rơi mà chúng ta không có một chút hối tiếc không? Vì thế, có thể đối với một số tiền nhỏ chúng ta không tham thật, nhưng khi đối diện với một số tiền lớn, một tài sản có giá trị lớn thì chưa hẳn là chúng ta không khởi tâm tham. Bởi vì tâm tham là một tập quán rất khó trừ bỏ của con người. Vì thế, chúng ta mới thấy trong xã hội, có những người lúc cuộc sống khó khăn họ rất mẫu mực, nhưng khi cuộc sống được cải thiện thì họ lại trở thành những kẻ nô lệ cho đồng tiền, thậm chí trở thành tội phạm do hành vi bất chính, tham nhũng của họ.

Mỗi người chúng ta khi mạng chung đều dựa vào tâm niệm của bản thân lúc đó mà ra đi. Người không có sự tu tập thì không có biện pháp để điều phục tâm thức của mình. Nếu như khi sắp mạng chung mà sinh tâm tức giận và cứ giữ chặt tâm niệm đó thì nhất định khi chết, người ấy sẽ đọa vào địa ngục. Người có tâm tham lam sâu nặng thì mạng chung sẽ đầu thai trong loài ngạ quỷ. Người giàu có nhưng khi sống lại tham lam, bỏn xẻn, không biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ những người thiếu may mắn… khi mạng chung sẽ bị đọa vào ngạ quỷ… tất cả đều do tâm tham lam bỏn xẻn ích kỷ mà ra. Những người ngu si, không có trí tuệ, lúc nào cũng mơ mơ hồ hồ, có người khuyên bảo tu học Phật pháp mà không chịu tu, lại còn chê bai, phỉ báng, thì khi mạng chung, sẽ đầu thai làm các loài súc sinh. Súc sinh thì không có trí tuệ.

Thế nên, chính tâm niệm của chúng ta quyết định sự luân hồi của chúng ta. Nếu chúng ta siêng năng tu tập, chuyển hóa nội tâm, siêng năng làm việc thiện, siêng năng niệm Phật... thì khi mạng chung, nhất định chúng ta sẽ được sinh về những cõi thiện, những cảnh giới an lành của chư Phật. Còn nếu trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta chuyên làm những việc lợi mình, hại người như trộm cắp, tham những, giết người, cướp của… thì khi mạng chung, chúng ta sẽ bị đầu thai vào những cảnh giới xấu ác, đau khổ, bởi vì chúng ta đã tạo những hạt nhân xấu ác ấy.

Vậy, điều thứ nhất quyết định sự luân hồi của chúng ta chính là vì chúng ta không làm chủ được ý niệm của mình.

Thứ hai: Tập khí (thói quen)

Tập khí đúng là rất khó đoạn trừ, nhưng không có nghĩa là không đoạn trừ được. Điều cần thiết là chúng ta có nhận diện được những thói quen xấu (tập khí) trong ta để đoạn trừ nó hay không mà thôi.

Tập khí đúng là rất khó đoạn trừ, nhưng không có nghĩa là không đoạn trừ được. Điều cần thiết là chúng ta có nhận diện được những thói quen xấu (tập khí) trong ta để đoạn trừ nó hay không mà thôi.

Ý nghĩa canh Mạnh Bà: Sự quên lãng và luyến tiếc

Điều thứ hai: “Vì sao chúng ta bị luân hồi? Đó chính là vì tập khí (thói quen)”.

Nói tập khí, có lẽ có nhiều người còn chưa hiểu. Tập khí, nói đơn giản, đó là thói quen, hay nói theo ngôn ngữ của tâm lý học thì đó là “ý thức quán tính”, là một loại hoạt động rất tự nhiên của ý thức. Tôi lấy ví dụ, trong cuộc sống chúng ta, có nhiều người rất dễ nổi giận. Những người đó họ vẫn biết tức giận là một điều không tốt, thế nhưng khi người khác có điều gì làm cho họ không vừa ý, dù là những điều nhỏ nhặt, họ cũng sinh lòng tức giận. Sự tức giận của họ đã trở thành một thói quen, nếu không tức giận thì họ rất khó chịu. Cho dù không ai muốn hơn thua với họ, họ cũng tức giận, đó là do những người ấy không khống chế được những thói quen của họ. Có những người tuy rất giàu có, không thiếu tiền bạc, nhưng khi đi mua hàng hay vào các siêu thị, họ vẫn tìm cách lấy trộm một món hàng hay một vật dụng nào đó, cho dù vật đó giá trị không bao nhiêu. Thói quen đó thật khó đoạn trừ.

Tôi có một bạn học nữ, là bạn thời học chuyên khoa. Trông cô ta thì cũng chẳng có gì đẹp lắm, thế nhưng suốt ngày cô ta rất thích đứng trước gương để ngắm nghía nhan sắc của mình với dáng vẻ rất thích thú. Mỗi lần cô ta uốn tóc thì chẳng có người nào thích cô ta cả. Đã thế, cô ta còn cầm điếu thuốc nhấp đi nhấp lại trên môi với dáng vẻ rất đắc ý. Thế mới nói, chúng ta ai cũng yêu thích cái đẹp, phụ nữ thì rất thích trang điểm. Đó là một thói quen rất khó thay đổi.

Với chúng tôi là những người xuất gia, quý vị hãy nhìn xem, đứng ở phía nào cũng thấy cái đầu trọc, không cần phải bận tâm về các kiểu tóc hay các loại keo xịt tóc… Quý vị thấy có khỏe không? Thế nhưng, nhìn vào chúng tôi cũng dễ thương phải không? Vậy thì đâu cần thiết là phải hóa trang mới đẹp? Sự thật, con người chúng ta không chỉ lo trau chuốt vẻ đẹp bên ngoài, mà điều quan trọng chính là vẻ đẹp của tâm hồn. Nếu một người mà tâm địa lương thiện thì tướng mạo sẽ dễ nhìn, cho nên người xưa nói: “Tướng từ tâm sinh” là nghĩa này vậy.

Những tập khí, hay còn gọi là thói quen, chính là gốc rễ của sinh tử và đó cũng chính là gốc rễ của luân hồi

Vì thế, nói đáp án thứ hai của câu hỏi vì sao chúng ta bị luân hồi chính là “tập khí”, là “ý thức quán tính”, là thói quen. Đó là những tập khí tham lam, sân hận và si mê mà chúng ta không thể khống chế được trong những hành động tạo tác của bản thân.

Mọi người ai cũng có những tập khí. Tập khí của mỗi người cũng mỗi khác. Chẳng hạn, phụ nữ thì thích trang điểm, thích được người khác chiều chuộng… còn nam giới thì lại có thói quen thích đánh bạc, uống rượu… Thế nhưng, tất cả đều có một điểm chung là những tập khí ấy làm cho mọi người phải khổ sở. Nếu chúng ta có những tập khí quá nặng thì phải xem bản thân có đủ trí tuệ để đoạn trừ nó hay không? Nếu chúng ta không có trí tuệ thì nhất định không thể đoạn trừ những tập khí xấu ác của chính mình. Và như vậy, những tập khí đó sẽ là nhân tố căn bản quyết định sự luân hồi của chúng ta. Đó là một loại sức mạnh mà nếu như không có trí tuệ, thì không có loại sức mạnh nào có thể cản trở nó được.

Tuy nhiên, nói về tập khí như thế, quý vị cũng cảm thấy khó hiểu phải không? Vì dù sao thì chúng ta cũng đang dùng những khái niệm để diễn tả mà thôi. Nhưng thế giới khái niệm, dù là khái niệm để diễn tả thực tại thì khái niệm đó không phải là bản thân của thực tại. Do vậy, điều cần thiết là chúng ta phải chiêm nghiệm điều đó qua sự thực tập của bản thân. Bây giờ, chúng tôi có thể lấy một ví dụ để minh họa cho vấn đề này, quý vị cố gắng để chiêm nghiệm và hiểu rõ vấn đề. Ví dụ như hằng ngày, chúng ta đều dùng một chiếc ly để đựng sữa uống, và chúng ta cứ dùng chiếc ly đó để đựng sữa mãi như thế. Giả sử một hôm nào đó chúng ta không dùng chiếc ly đó đựng sữa nữa, mà chúng ta đem chiếc ly đó rửa thật sạch, thì quý vị nghĩ xem, chúng ta sẽ ngửi thấy mùi gì trong chiếc ly đó, dù cho nó không có sữa và chúng ta đã rửa sạch? Mùi gì? À, mùi sữa phải không? Đúng vậy! Lúc này, nếu chúng ta dùng chiếc ly đó dựng nước trong để uống thì chúng ta vẫn ngửi thấy mùi sữa. Tập khí của chúng ta nó cũng giống như mùi sữa đó vậy. Còn giả sử như trước kia chúng ta không dùng chiếc ly kia để đựng sữa mà chúng ta dùng để đựng trà thì chúng ta sẽ ngửi thấy mùi trà. Điều này cho chúng ta thấy được, mỗi người trong cuộc sống đều có mỗi thói quen khác nhau.

Tập khí đúng là rất khó đoạn trừ, nhưng không có nghĩa là không đoạn trừ được. Điều cần thiết là chúng ta có nhận diện được những thói quen xấu (tập khí) trong ta để đoạn trừ nó hay không mà thôi. Tôi còn nhớ có một lần, lúc đó chúng tôi đang học năm thứ hai của đại học. Một hôm, một người bạn cũ thời học ở trường trung học Kiến Quốc đến mời chúng tôi đi dự một buổi lễ khiêu vũ. Tôi nói với anh ta rằng “tôi như vậy làm sao mà tham gia vũ hội, vả lại tôi cũng không biết khiêu vũ, mà chỉ biết niệm Phật thôi”. Anh ta nói rằng: “Không sao đâu”.

Nhân vì mọi người đều là bạn cũ thời trung học, nhưng khi lên đại học thì mỗi người học mỗi ngành, mỗi trường khác nhau. Anh ta là sinh viên của đại học chính trị, anh ta nói rằng buổi dạ vũ hôm đó vì sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam nên mời tôi đi tham gia để tăng thêm sức mạnh cho phái nam. Tôi nói tôi không biết khiêu vũ, nhưng anh ta nói không sao cả và vẫn cứ yêu cầu tôi đến tham dự. Thế là hôm đó tôi đi tham dự buổi khiêu vũ. Nhưng khi đi, tôi mang theo một xâu chuỗi niệm Phật với 108 hạt, với tâm niệm khi đến đó tôi cầu nguyện cho những người bạn khiêu vũ được an lành.Khi tôi vừa đến, từ dưới tầng trệt đi lên lầu, mới lên được nửa cầu thang thì cả đám bạn học chạy túa ra vui mừng nhưng cũng không khỏi ngạc nhiên nói: - Bạn đến đây tham gia vũ hội mà tại sao lại đem theo xâu tràng hạt? - Đúng rồi, tham gia vũ hội mà cũng mang theo xâu tràng hạt, thật làm mất cả hứng thú! Tôi nói: - Không sao đâu, các bạn đã gọi tôi đến và tôi đã đến thì nhất định không có vấn đề gì cả!

Rồi mọi người cùng đi vào. Bên ngoài là sàn nhảy, còn bên trong là phòng âm thanh. Thế là mọi người đi ra sàng nhảy còn tôi thì đi vào trong phòng âm thanh và ngồi xuống, nhắm mắt niệm chú đại bi. Ngoài kia mọi người bắt đầu khiêu vũ, bên trong thì tôi niệm Phật.

Dấu vết nghiệp trong guồng quay luân hồi

Một lát sau, có tổng cộng 15 sinh viên nữ, còn nam thì chỉ có chín người, mà trừ tôi ra thì còn có tám, kết quả là có những bạn nữ phải khiêu vũ một mình mà không có bạn cùng khiêu vũ. Thế là có một cô nữ sinh viên liền nói: - Ái chà! Người bạn đang ngồi trong kia sao không ra khiêu vũ? Anh bạn học của tôi liền nói với cô ta rằng: - Bạn không thấy anh ta đang lần hạt chuỗi hay sao? Như thế làm sao mà khiêu vũ được?

Từ đầu đến cuối buổi dạ vũ hôm đó, tôi cũng không khiêu vũ mà chỉ ngồi niệm Phật, và như thế mấy tiếng đồng hồ trôi qua, mọi người khiêu vũ thì tôi cũng được mấy tiếng đồng hồ niệm Phật.

Vì thế nên nói, một người biết tu tập thì cho dù ở trong nhà hay ở nơi nào đi nữa cũng có thể tu tập được. Đi trên xe buýt cũng có thể niệm Phật, đi xe gắn máy cũng có thể niệm Phật, đi bộ cũng có thể niệm Phật. Vì thế, sự tu tập được hay không không phải do không có thời gian, mà chính là do chúng ta có đủ trí tuệ để vận dụng phương pháp tu tập cho mình hay không mà thôi.

Thứ ba: Nghiệp lực (sức mạnh của nghiệp)

Nghiệp – hành động có ý thức của chúng ta, thực hiện trong một quá trình lâu dài thì sẽ tạo thành một sức mạnh gọi là nghiệp lực.

Nghiệp – hành động có ý thức của chúng ta, thực hiện trong một quá trình lâu dài thì sẽ tạo thành một sức mạnh gọi là nghiệp lực.

Thứ ba, vì sao chúng ta bị luân hồi? Đó chính là chúng ta bị sự chi phối của nghiệp lực.

Nghiệp và nghiệp lực có sự khác nhau hay không? Khi nói đến nghiệp, đó là chúng ta đứng trên phương diện “nhân” mà nói, còn khi nói nghiệp lực là chúng ta đứng trên phương diện quả để nói. Vì thế, chúng ta thường nói đến “tạo nghiệp”, chứ ít khi nói tạo “nghiệp lực”. Thực tế, chúng ta thường nói như thế cũng chưa hoàn toàn chính xác, vì khi chúng ta tạo nghiệp thì chính ngay lúc đó đã hình thành một sức mạnh mà chúng ta gọi là lực. Và, chính sức mạnh này chi phối sự luân hồi của chúng ta. Vì thế, nghiệp và nghiệp lực không phải là một, nhưng cũng chẳng phải hai.

Nghiệp là gì? Nghiệp là từ của Trung Quốc, chư vị Tổ sư, Pháp sư khi dịch kinh Phật đã sử dụng chữ nghiệp này rất hay, phải nói là tuyệt hay. Chúng ta thấy những từ như công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, y nghiệp… tất cả đều nói lên những ngành nghề trong xã hội phù hợp với tên gọi của ngành đó, và tất cả các từ đều có chữ nghiệp. Cũng giống như thế, khi làm việc thiện thì gọi là thiện nghiệp, làm việc ác thì gọi là ác nghiệp. Khi một người làm việc thiệân đã thành thói quen thì khi không làm được việc thiện, họ cảm thấy rất khó chịu. Ngược lại, một người thường hay làm những việc bất thiện, thì khi thấy người khác làm việc thiện họ lại sinh tâm tức giận? Vì sao vậy? Vì chính những người đó bị nghiệp lực chi phối.

Vậy, nghiệp là gì? “Nghiệp” là từ được dịch nghĩa từ chữ Karma của tiếng Phạn, có nghĩa là hành động có tác ý. Vậy, nghiệp là sự tạo tác, là hành động có tác ý.

Vậy, hành động thiện, tức là những ý nghĩ, những lời nói và những tạo tác cụ thể bằng tay chân của chúng ta mà đem lại lợi ích cho bản thân, cho mọi người và không gây tổn hại cho bất kỳ ai về cả phương diện vật chất lẫn tinh thần, thì được gọi là nghiệp thiện.

Ngược lại, những ý nghĩ, lời nói và việc làm chỉ đem lại lợi ích cho bản thân mà lại gây tổn hại cho người khác về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần thì đó chính là nghiệp bất thiện, hay còn gọi là nghiệp ác.

Như thế, nghiệp thiện hay nghiệp ác chính là do bản thân chúng ta tự tạo, chứ không phải do một đấng tối cao nào có quyền ban phát hay bắt buộc. Bởi vì chính bản thân chúng ta là chủ nhân của nghiệp, tức là chủ nhân của những việc làm của chúng ta, và chúng ta phải chịu trách nhiệm đối với những việc mà chúng ta đã làm.

Nghiệp – hành động có ý thức của chúng ta, thực hiện trong một quá trình lâu dài thì sẽ tạo thành một sức mạnh gọi là nghiệp lực. Ví dụ như một người hút thuốc lá lâu ngày sẽ thành thói quen, đến khi gặp thuốc lá người ấy sẽ hút liền, dầu cho bác sĩ hay người thân khuyên can hút thuốc có hại cho sức khỏe, người ấy cũng không nghe mặc dù họ vẫn biết những lời khuyên trên là đúng. Cho đến uống rượi, nói dối, lừa gạt, hay làm những việc bất thiện… tất cả những việc đó cũng giống như vậy.

Ngược lại, những người chuyên giúp đỡ người khác, luôn luôn sống vì mọi người, luôn luôn siêng năng làm việc thiện, thì bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng sẵn sàng làm việc lợi ích cho người mà không có bất kỳ một điều kiện nào. Qua đó, chúng ta cũng thấy được năng lực của nghiệp là rất lớn.

Như vậy, nghiệp lực, hay còn gọi là sức mạnh của nghiệp, có khả năng dẫn dắt chúng ta đi đầu thai. Vì vậy, chúng ta sẽ được sinh vào cảnh giới vui sướng hay bị đọa vào cảnh giới khổ đau, chính là do những việc làm của chúng ta quyết định.

Những hành động của chúng ta trải qua thời gian sẽ tạo thành nghiệp lực dẫn dắt chúng ta. Nghiệp lực này còn chuẩn xác hơn cả máy vi tính, cho nên chúng ta không thể trốn chạy được những kết quả của những hành động do bản thân mình đã làm. Thế nên trong cuộc sống, chúng tôi khuyên quý vị hãy biết sống cho trọn vẹn một kiếp làm người, đó là: hiếu thuận đối với cha mẹ, hòa thuận với anh em, cung kính với người trên, nghĩa khí, tin tưởng với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, neo đơn, thiếu may mắn... nghĩa là quý vị cần phải áp dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống hằng ngày.

Thứ tư: Nguyện lực
Nếu chúng ta là một người tu tập, thực hành theo lời Phật dạy thì trong quá trình tu tập, mỗi người sẽ có những sự phát nguyện khác nhau.

Nếu chúng ta là một người tu tập, thực hành theo lời Phật dạy thì trong quá trình tu tập, mỗi người sẽ có những sự phát nguyện khác nhau.

Những bằng chứng của sự luân hồi: Bí ẩn thiên tài từ kiếp trước

Cuối cùng, điều quyết định sự luân hồi của chúng ta chính là “nguyện lực”.

Nếu chúng ta là một người tu tập, thực hành theo lời Phật dạy thì trong quá trình tu tập, mỗi người sẽ có những sự phát nguyện khác nhau. Có người thì phát nguyện sinh về thế giới Cực Lạc, có người thì nguyện sinh về cung trời Đâu Suất hoặc các quốc độ khác, cho đến phát nguyện sinh trở lại cuộc đời này để cứu độ, hướng dẫn chúng sinh tu tập… Chỉ cần chúng ta tu tập có đầy đủ năng lực, nguyện lực kiên cường thì tùy theo nguyện lực mà tự thân chúng ta sẽ đạt được.

Ví dụ, hiện tại chúng ta đang tu hành pháp môn Tịnh độ, xưng niệm danh hiệu của đức Phật A-di-đà, thì chỉ cần chúng ta có đầy đủ tín tâm, nguyện lực và sự thực hành, nhất định chúng ta sẽ sinh về thế giới Cực Lạc mà không phải hoài nghi gì cả. Phần trước chúng ta có nói đến nguyên nhân của sự luân hồi là do sức mạnh của ý niệm, tập khí và thói quen. Ba thứ đó do vì chúng ta đều không làm chủ được chúng nên bị luân hồi. Ngược lại, đối với nguyện lực thì chúng ta luân hồi đó là tùy theo quyết định của bản thân mỗi chúng ta, và luân hồi ở đây là do hạnh nguyện, là xuất phát từ lòng từ bi chứ không phải là bị chìm đắm. Điều này chỉ có những người có sự tu tập thâm sâu mới có khả năng làm được.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm