Thứ bảy, 25/09/2021, 08:42 AM

Những dòng chữ viết tay trên hộp cơm gửi F0 và lực lượng tuyến đầu

Đằng sau dòng chữ nắn nót trên hộp cơm là tình cảm, sự sẻ chia của các giảng viên Đại học Nguyễn Tất Thành với bệnh nhân và lực lượng tuyến đầu chống dịch ở TP.HCM.

Mỗi buổi trưa, sau khi hoàn thành công việc trong bếp, anh Phạm Phúc Lợi dành 30 phút để suy nghĩ nội dung rồi nắn nót viết lời nhắn lên các hộp cơm:

“Thương nhau mấy núi cũng đèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng giao cơm”

“Người nấu, lòng không biết sầu, bởi vì được nấu cả bầu yêu thương”

“Bạn ăn hết cơm, bếp thơm 10 cái”

Những hộp “cơm chữ” đặc biệt này không chỉ giúp các bệnh nhân có một bữa ăn ngon mà còn là món quà tinh thần giúp họ mạnh mẽ chống chọi với dịch Covid-19.

“Tôi thật sự xúc động khi nhận được món quà quá đỗi dễ thương trong hoàn cảnh này!”, một F0 đã gửi tin nhắn về căn bếp.

"Động lực tình thần giúp mọi người mạnh mẽ hơn"

Nằm trong chuỗi hoạt động của quỹ thiện nguyện Sài Gòn Thương, gian bếp của các giảng viên Khoa Du lich và Việt Nam học, Đại học Nguyễn Tất Thành được thành lập với mong muốn san sẻ phần nào khó khăn của sinh viên trong thời điểm giãn cách xã hội.

Sau ngày 23/8, thành phố thực hiện siết chặt giãn cách, việc di chuyển hạn chế, bếp đã chuyển sang nấu các suất cơm hỗ trợ cho bệnh nhân Covid-19, người có hoàn cảnh khó khăn và lực lượng tuyến đầu.

Đằng sau dòng chữ nắn nót trên hộp cơm là tình cảm, sự sẻ chia của các giảng viên Đại học Nguyễn Tất Thành với bệnh nhân và lực lượng tuyến đầu chống dịch ở TP.HCM.

Đằng sau dòng chữ nắn nót trên hộp cơm là tình cảm, sự sẻ chia của các giảng viên Đại học Nguyễn Tất Thành với bệnh nhân và lực lượng tuyến đầu chống dịch ở TP.HCM.

Lúc đầu, 300 suất cơm gửi đi mỗi ngày được đính kèm tờ giấy ghi thông điệp về sự lạc quan và niềm hy vọng. Các thành viên trong căn bếp tin rằng giá trị tinh thần sẽ là động lực để mỗi người mạnh mẽ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.

Khi nhận được phản hồi tích cực từ các bệnh nhân, các thầy cô đã nghĩ đến việc đầu tư thêm cho hoạt động ý nghĩa này. Nhiếp ảnh gia Phạm Phúc Lợi đã nảy ra ý tưởng viết tay lên từng hộp cơm, thay vì in giấy như trước.

Mỗi buổi trưa, anh Lợi dành khoảng 30 phút để suy nghĩ nội dung và viết lên 15 hộp cơm những câu thơ, câu nói vui nhộn gửi đến mọi người.

“Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm san sẻ tháng ngày Cô - Vy”

“Cá không ăn muối cá ươn, hôm nay món cá không ươn, thơm lừng”

“Chưa một ngày nấu cơm cho vợ, mà hôm nay nấu cả chợ “tình thương”

“Dịch bệnh chưa thể mua cua, hôm nay tạm món cà chua sốt cà”

“Người nấu xa vợ 2 tháng, nên tấm lòng trong sáng như cơm”

Vợ chồng trẻ bán đất, góp hơn 2 tỉ đồng chống dịch Covid-19

242594989_10215546728221422_146205004271400533_n
IMG_7847
Những hộp 'cơm chữ' không chỉ đem lại niềm vui cho người nhận, mà chính những thành viên trong bếp cũng được lan tỏa hạnh phúc.

Những hộp "cơm chữ" không chỉ đem lại niềm vui cho người nhận, mà chính những thành viên trong bếp cũng được lan tỏa hạnh phúc.

“Trong giai đoạn dịch bệnh, ngoài sức khỏe thì tinh thần là một yếu tố quan trọng. Lạc quan đã giúp tôi vượt qua biến cố của cuộc đời, vì vậy tôi hiểu giá trị tinh thần quý báu đến thế nào”, anh Lợi lý giải về ý nghĩa của những dòng chữ trên hộp cơm.

Phía sau những câu chữ vui nhộn là sự quan tâm, động viên của các thành viên trong căn bếp. Họ tin rằng những động lực tình thần sẽ giúp người bệnh, người có hoàn cảnh khó khăn và lực lượng tuyến đầu mạnh mẽ hơn.

Vừa nấu nướng, vừa lo giảng dạy

300 suất cơm mỗi ngày không phải là con số quá lớn so với những bếp cơm thiện nguyện khác đang hoạt động ở TP.HCM. Tuy nhiên, để duy trì được công việc này trong suốt thời gian qua là sự nỗ lực không nhỏ của các thầy cô.

Nhằm đảm bảo an toàn cho người nấu và người nhận, bếp hoạt động theo mô hình khép kín. Các thầy cô phải tạm rời xa gia đình, khăn gói ở lại trường để tham gia nấu ăn trong suốt 2 tháng qua.

Bếp hoạt động theo mô hình khép kín, định kỳ 3 ngày các thành viên sẽ được test nhanh Covid-19 để đảm bảo an toàn. Ảnh: Kiengcan.

Bếp hoạt động theo mô hình khép kín, định kỳ 3 ngày các thành viên sẽ được test nhanh Covid-19 để đảm bảo an toàn. Ảnh: Kiengcan.

Căn bếp có 10 thành viên, vừa phải nấu nướng, vừa lo công tác giảng dạy. Bước vào năm học mới, công việc có phần bận bịu hơn. Đôi lúc cả gian bếp phải làm việc trong im lặng để một thầy, cô nào đó vào ca dạy online.

Bên cạnh đó, áp lực nấu nướng cũng không hề đơn giản đối với người không chuyên môn. “Bình thường nấu ở nhà cho gia đình ăn đã mệt rồi, chứ đừng nói là ngày nào cũng phải nấu mấy trăm phần”, anh Lợi chia sẻ.

Xác định sẽ đồng hành với nhau trên chặng đường dài, các thành viên trong bếp luôn tạo bầu không khí thoải mái sau thời gian làm việc.

Mỗi buổi chiều, sau khi các đơn vị đến trường nhận cơm, các thầy cô sẽ cùng nhau chơi thể thao. Người thì đánh cầu lông, người đá cầu hay chạy bộ. Tham gia hoạt động thể chất giúp tinh thần và sức khỏe của mọi người phấn chấn hơn.

Tham gia hoạt động thể chất giúp tinh thần các thành viên phấn chấn hơn sau giờ làm việc căng thẳng. Ảnh: Kiengcan.

Tham gia hoạt động thể chất giúp tinh thần các thành viên phấn chấn hơn sau giờ làm việc căng thẳng. Ảnh: Kiengcan.

Cư sĩ Phật tử Nguyễn Văn Trường ủng hộ 50 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19

Ngoài ra, các chương trình giải trí như “Ép bạn nghe đài”, “Kể chuyện bé nghe”... là dịp để các thành viên trải lòng trong những ngày gắn bó với nhau như gia đình. Buổi tối, họ trở về phòng, tất bật với công việc của trường lớp.

Bước cùng nhau trên một hành trình đặc biệt, mỗi thành viên đều học được cách yêu thương nhiều hơn. “Tôi nhận ra bản thân thật may mắn, vì vậy tự nhủ phải làm nhiều hơn cho cộng đồng”, anh Lợi nói.

Theo: Zingnews.vn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đưa tạng chàng trai chết não đi 3 miền để ghép cứu người

Gieo mầm thiện 09:30 03/12/2024

Trong 24 giờ đợi bác sĩ đánh giá chết não, chàng trai 18 tuổi chuyển biến nặng tưởng chừng tử vong, song đã giữ được nhịp tim đến cùng dưới sự hỗ trợ của máy móc để hiến tạng cứu 7 người.

Chùa Tường Nguyên khởi công xây dựng 2 cầu bê-tông nông thôn tại tỉnh Hậu Giang

Gieo mầm thiện 05:20 02/12/2024

Ngày 1-12, Đại đức Thích Minh Phú, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Tường Nguyên (Q.4, TP.HCM) tổ chức khởi công xây dựng công trình cầu nông thôn tại tỉnh Hậu Giang.

Chùa Bồ Đề - mái ấm nơi cửa Phật

Gieo mầm thiện 10:20 01/12/2024

Chùa Bồ Đề ở phố Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên (Hà Nội) là nơi cưu mang những mảnh đời bị bỏ rơi giữa chốn nhân gian. Đây không chỉ là nơi tu hành đạo Phật mà còn là mái ấm của những em nhỏ có hoàn cảnh éo le.

Tình nguyện vá đường, hiến máu sau lần sẻ chia ở chùa

Gieo mầm thiện 18:09 30/11/2024

Trong 14 năm qua, Phạm Văn Hiếu cùng nhóm tình nguyện đã lặng thầm "vá" hàng ngàn ổ gà tại các tuyến đường trong ngoài thành phố. Không những thế, anh còn hiến máu, hiến tiểu cầu hơn 80 lần và vận động được hàng trăm cùng người tham gia. 

Xem thêm