Những hiện tượng lạ khi ngồi thiền
Những hiện tượng lạ khi ngồi thiền có lẽ là điều mà nhiều người hành thiền quan tâm nhất. Phần lớn là vì sợ ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình hành thiền. Những hiện tượng này chủ yếu tác động đến thể chất, rồi mới là tinh thần.
Những hiện tượng lạ khi ngồi thiền liên quan thể chất
Có thể nói, nguyên nhân chính phát sinh các hiện tượng này thường phát sinh từ tư thế ngồi chưa đúng. Phổ biến nhất là việc cơ thể chưa quen với việc ngồi bất động quá lâu trong tư thế ngồi bệt. Ảnh hưởng đầu tiên sẽ là vùng ngực. Theo đó, nếu mới bắt đầu và ngồi thiền trên ba phút thì bạn có thể gặp những trường hợp sau. Đó là hơi thở dần trở nên khó khăn, lồng ngực có cảm giác tê tái. Cảm giác này sẽ nặng hơn sau nhiều ngày và ít nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy lo ngại, thậm chí là dừng tập thiền. Trên thực tế, lý do phát sinh từ việc bạn ngồi quá thẳng lưng. Điều này khiến hơi thở khó lưu thông hơn so với ngồi hơi chùn xuống.
Trường hợp tiếp theo thường liên quan đến đau nhức phần xương sống, gần thắt lưng. Cách xử lý cũng khá đơn giản, ngược lại với cách trên. Đó là ngồi thẳng lên một tí, vì bạn đang ngồi bị nghiêng. Kế tiếp là phần vai, nếu thấy nhức một bên hoặc cả hai thì bạn nên thả lỏng cơ thể một chút. Hiện tượng tiếp theo có lẽ khiến nhiều người lo ngại nhất. Đó là khi bạn cảm giác như có gì đó đè nặng lên phần đầu hoặc có tiếng ù ù bên lỗ tai. Khi gặp hiện tượng này, hãy cứ bình tĩnh vì nó chưa liên quan gì đến tâm thức của bạn. Lý do chính vẫn đến từ việc bạn đang gồng mình quá sức. Hãy nhớ rằng, hành thiền thì cần phải có một thế ngồi thoải mái nhất.
Những hiện tượng lạ khi ngồi thiền liên quan tâm thức
Bên cạnh các hiện tượng trên phát sinh từ lý do thể chất, còn có các hiện tượng liên quan tinh thần trong lúc hành thiền. Theo lời kể của nhiều người, khi thiền sâu thì họ đã thấy được hình ảnh của tiên phật. Một số người lại thấy cảnh tượng lúc nhỏ của chính mình. Một số khác lại thấy các sự việc tai nạn, hung kiếp có liên quan đến bản thân họ. Do đó, nhiều người cho rằng nếu tập thiền thì có thể nhìn thấy các hiện tượng lạ. Thậm chí, việc này đã trở thành mục đích chính để tập thiền của không ít người.
Quan niệm nhà Phật cho rằng khi nhập thiền chính là lúc tâm ta an trú vào chánh niệm. Lúc này cũng là thời điểm mà các ảo ảnh sẽ liên tục xâm nhập vào tâm trí. Do đó, các hình ảnh như thần phật, phép lạ cũng chỉ là do ảo ảnh. Tương tự, các hình ảnh về tai nạn, hưởng lạc cũng không phát sinh từ quá trình tập thiền. Thay vào đó, bạn nên hiểu rằng các sự việc xảy ra trong tương lai sẽ được quyết định bởi nghiệp lực của bạn. Suy cho cùng, việc bạn cần làm chính là tập trung tư tưởng, để các vọng niệm trong tâm dần biến mất, đưa bạn tiến tới trạng thái tâm lặng không.
Kết luận
Khi hành thiền, cơ thể bạn chắc chắn sẽ gặp khó khăn ban đầu. Bởi lẽ cơ thể đã quen với việc vận động, đặc biệt là tay chân theo nhịp sống hàng ngày. Vì vậy, việc khiến cơ thể đột nhiệt trở nên bất động sẽ rất khó chịu.
Những điều kỳ diệu của tu thiền
Nếu khó khăn về mặt thể chất là một, thì những khổ sở về mặt tinh thần còn đáng sợ hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, có quá nhiều thứ để bạn phải lo nghĩ. Do đó, việc đưa tâm trí về trạng thái tĩnh lặng là điều không hề dễ dàng. Dù trên thực tế, chúng ta vẫn có thể đạt được trạng thái này trong lúc ngủ. Việc này còn gọi là thiền trong vô thức.
Theo quan niệm Phật giáo, hành thiền là để đưa tâm về sự tĩnh lặng. Từ đó, làm quen dần với cái tình không của vạn vật, hiểu được lẽ vô thường của sự đời. Tuyệt đối không phải là cầu thần thông mà hành thân. Chỉ có như vậy, con đường tiến tới cảnh giới giác ngộ, thoát khỏi luân hồi mới gần thêm một bước.
> Xem thêm video Học thiền giúp trẻ em phát triển trí tuệ:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm