Thứ, 21/09/2020, 17:29 PM

Những hình ảnh về chùa Tây Phương hơn 20 năm về trước

Chùa Tây Phương hay còn gọi là Sùng Phúc tự, nơi đây được nhiều Phật tử biết đến không chỉ ở sự cổ kính qua truyền thuyết và lịch sử mà còn nổi tiếng ở cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp.

Toàn cảnh 18 vị la hán chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Ảnh: Cổng chùa Tây Phương năm 1997.

Chùa Tây Phương tọa lạc trên đỉnh núi Câu Lậu, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội. Ảnh: Cổng chùa Tây Phương năm 1997.

Tên chữ của chùa là Sùng Phúc tự. Ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận di tích chùa Tây Phương là Di tích Quốc gia đặc biệt. Ảnh: Cổng Tam quan thượng chùa Tây Phương năm 1997.

Tên chữ của chùa là Sùng Phúc tự. Ngày 31/12/2014, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận di tích chùa Tây Phương là Di tích Quốc gia đặc biệt. Ảnh: Cổng Tam quan thượng chùa Tây Phương năm 1997.

Chùa chính với ba nếp nhà chạy song song, tòa trước và sau 05 gian, tòa giữa 03 gian, bố cục mặt bằng hình chữ Tam (三), mỗi toà đều có kiến trúc riêng nhưng hợp thành một quần thể hài hòa, hình thành một không gian rộng và thoáng đãng.

Chùa chính với ba nếp nhà chạy song song, tòa trước và sau 05 gian, tòa giữa 03 gian, bố cục mặt bằng hình chữ Tam (三), mỗi toà đều có kiến trúc riêng nhưng hợp thành một quần thể hài hòa, hình thành một không gian rộng và thoáng đãng.

Sau khi bước qua Tam quan thượng, quý Phật tử sẽ thấy khuôn viên chùa hiện ra với không gian thoáng đãng, rợp bóng cây xanh. Ảnh chụp năm 1996.

Sau khi bước qua Tam quan thượng, quý Phật tử sẽ thấy khuôn viên chùa hiện ra với không gian thoáng đãng, rợp bóng cây xanh. Ảnh chụp năm 1996.

Năm 2015, Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ 18 đã được Thủ tướng Chính Phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: Tượng Phật Tuyết Sơn.

Năm 2015, Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn, niên đại cuối thế kỷ 18 đã được Thủ tướng Chính Phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia. Ảnh: Tượng Phật Tuyết Sơn.

Tượng Tuyết Sơn có màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu, xương nổi lên trước ngực. Đây là tượng miêu tả Đức Phật Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh.

Tượng Tuyết Sơn có màu đen thẫm khoác áo cà sa mỏng, tay chân gầy khẳng khiu, xương nổi lên trước ngực. Đây là tượng miêu tả Đức Phật Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh.

Mười sáu pho tượng Tổ với phong cách hiện thực: Đó là Ưu-ba-cầu-đa, Đê-đa-ca, Di-trà-ca, Bà-tu-mật, Phật-đà Nan-đề, Phục-đa-mật-đa, Hiếp Tôn giả, Thương Na Hòa Tu, Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la, Long Thụ Tôn giả, La-hầu-la-đa, Tăng-già Nan-đề, Già-gia-xá-đa, Cưu-ma-la-đa, Chà-dạ-đa. Ảnh: Tượng Thương Na Hòa Tu.

Mười sáu pho tượng Tổ với phong cách hiện thực: Đó là Ưu-ba-cầu-đa, Đê-đa-ca, Di-trà-ca, Bà-tu-mật, Phật-đà Nan-đề, Phục-đa-mật-đa, Hiếp Tôn giả, Thương Na Hòa Tu, Mã Minh, Ca-tỳ-ma-la, Long Thụ Tôn giả, La-hầu-la-đa, Tăng-già Nan-đề, Già-gia-xá-đa, Cưu-ma-la-đa, Chà-dạ-đa. Ảnh: Tượng Thương Na Hòa Tu.

Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.

Mười sáu vị tổ người đứng kẻ ngồi, pho thì ngước mặt lên trời chỉ vào mây khói, pho thì hững hờ với ngoại vật, tì cằm trên đầu gối nhếch môi cười một mình nửa tinh nghịch nửa mỉa mai, có pho vẻ mặt hân hoan tươi tắn, khổ người đầy đặn tròn trĩnh, pho khác có vẻ mặt đăm chiêu lạ thường, lại có pho như đang đắn đo phân bua hay đang thì thầm trò chuyện cùng ai.

Các bức tượng tại chùa Tây Phương được tạo hình với những dáng điệu, biểu cảm nét mặt vô cùng sinh động.

Các bức tượng tại chùa Tây Phương được tạo hình với những dáng điệu, biểu cảm nét mặt vô cùng sinh động.

Ảnh: Nguyễn Trí Dũng 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại núi Bà Đen, Tây Ninh

Media 23:29 20/12/2024

Lễ dâng đăng diễn ra vào các buổi tối thứ 7 hàng tuần và show nhạc nước ứng dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới – đó là vài trong các trải nghiệm đêm hấp dẫn du khách tại núi Bà Đen, Tây Ninh.

Chùm ảnh những người bạn sen "Cực Lạc" hội ngộ trong đêm hoa đăng khánh đản Đức Phật A Di Đà

Media 19:15 19/12/2024

Đêm hoa đăng tại chùa Vạn Đức - TP.Thủ Đức được chư Tăng tại trú xứ tổ chức với tinh thần truyền đăng tục diệm, tiếp nối dòng chảy Đạo tràng Cực lạc Liên hữu, nhằm tạo động lực để hành giả niệm Phật có đủ bi, trí, dũng mang ánh sáng tình thương cùng sự hiểu biết của mình làm lợi ích cho tự thân và tha nhân.

Thiêng liêng lễ hoa đăng vía Đức Phật A Di Đà tại chùa Quốc Ân Khải Tường

Media 12:45 18/12/2024

Ngày 17/12/2024 (nhằm 17/11 Giáp Thìn), tại chùa Quốc Ân Khải Tường, tỉnh Đồng Nai, lễ hoa đăng kính vía Đức Phật A Di Đà đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và thiêng liêng.

Hội đồng Chứng minh Đại nghị lần thứ II và trang nghiêm Lễ tưởng niệm chư vị Pháp chủ

Media 16:01 10/12/2024

Sáng 10-12, tại Văn phòng Đức Pháp chủ - Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), Hội đồng Chứng minh GHPGVN đã tổ chức Đại nghị lần thứ II dưới sự chủ trì của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Pháp chủ GHPGVN.

Xem thêm