Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.18)
Các chúng sinh, chưa đoạn trừ tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, chạy theo các dục. Các chúng sinh ấy càng chạy theo dục chừng nào, thì dục ái của các chúng sinh ấy càng tăng trưởng, họ càng bị dục nhiệt não thiêu đốt và họ chỉ có cảm giác dễ chịu, thỏa thích do duyên năm dục trưởng dưỡng.
Sa-môn Gotama nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ, chúng tôi cũng nêu rõ sự hiểu biết hoàn toàn về các cảm thọ. Chư hiền, ở đây có sự đặc thù nào, sự dị biệt nào, sự sai khác nào giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi về vấn đề thuyết pháp hay vấn đề giáo huấn?
4. Các Tỳ kheo ấy không hoan hỷ cũng không chỉ trích những lời nói của các du sĩ ngoại đạo. Không hoan hỷ, không chỉ trích, các Tỳ kheo từ chỗ ngồi đứng dậy, từ biệt với ý nghĩ: “Chúng ta sẽ học ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn”.
5. Rồi các Tỳ kheo ấy, sau khi khất thực ở Sāvatthī, khi ăn xong và đi khất thực trở về, liền đến chỗ Thế Tôn ở, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỳ kheo ấy kể lại chuyện đã xảy ra.
6. Đức Phật nói:
Khi được hỏi vậy, các du sĩ ngoại đạo không thể trả lời được và sẽ bị mắc vào các khó khăn khác. Vì sao vậy? Vì vấn đề này không thuộc khả năng hiểu biết của họ. Này các Tỳ kheo, Ta không thấy một ai trong thế giới này với chư thiên, Dạ-ma (Māra), Phạm thiên, trong chúng sinh với các sa-môn, bà-la-môn, chư thiên và loài người, mà câu trả lời các câu hỏi được chấp nhận, trừ Như Lai, đệ tử Như Lai và những ai được nghe hai vị này. [Các dục]
Có năm pháp tăng trưởng dục như vậy. Y cứ vào năm pháp tăng trưởng dục này, có hỷ lạc khởi lên, như vậy là vị ngọt của các dục.
8. (ii) Này các Tỳ kheo, thế nào là sự nguy hiểm của các dục? Ở đây, này các Tỳ kheo, có thiện nam tử nuôi sống với nghề nghiệp, như đếm ngón tay, như tính toán, như ước toán, như làm ruộng, như buôn bán, như chăn bò, như bắn cung, như làm công cho vua, như làm một nghề nào khác.
Người ấy phải chống đỡ lạnh, phải chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng, mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói chết khát. Như vậy là sự nguy hiểm của các dục, khổ đau nhận thấy ngay trước mắt, lấy dục làm nhân, lấy dục làm nguồn gốc, lấy dục làm nền tảng, nguyên nhân chính là các dục.
Dù vị ấy hộ trì như vậy, giữ gìn như vậy, vua chúa vẫn cướp đoạt các tài sản ấy, trộm cướp vẫn cướp đoạt, lửa vẫn đốt cháy, nước vẫn cuốn trôi, hay các kẻ thừa tự không xứng đáng vẫn cướp đoạt chúng. Vị ấy than vãn, buồn phiền, khóc than, đấm ngực, mê man bất tỉnh: “Cái đã thuộc của ta, nay ta không có nữa”. Như vậy là sự nguy hiểm của các dục,..., nguyên nhân chính là các dục.
Khi họ đã dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt, thì họ công phá nhau bằng tay, họ công phá nhau bằng đá, họ công phá nhau bằng gậy, họ công phá nhau bằng kiếm. Từ đó, họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Như vậy là sự nguy hiểm của các dục,..., nguyên nhân chính là các dục.
13. Lại nữa, do dục làm nhân... họ cầm mâu và thuẫn, họ đeo cung và tên, họ công phá thành quách mới trét vôi hồ và tên được nhắm bắn nhau, đao được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Họ bắn đâm nhau bằng tên, họ quăng đâm nhau bằng đao, họ đổ nước phân sôi, họ đè bẹp nhau bằng đá, họ chặt đầu nhau bằng kiếm. Từ đó, họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Như vậy là sự nguy hiểm của các dục,..., nguyên nhân chính là các dục.
Họ bị đánh bằng roi, họ bị đánh bằng gậy, họ bị đánh bằng côn, họ bị chặt tay, họ bị chặt chân, họ bị chặt tay chân, họ bị xẻo tai, họ bị cắt mũi, họ bị xẻo tai cắt mũi, họ bị dùng hình phạt vạc dầu, họ bị dùng hình phạt bối đồi hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ bị dùng hình phạt la-hầu khẩu hình, hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa), chúc thủ hình (đốt tay), khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt), bì y hình (lấy vỏ cây làm áo), linh dương hình (hình phạt con dê núi), câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt), tiền hình (cắt thịt thành hình đồng tiền), khối trấp hình, chuyển hình, cao đạp đài, họ bị tưới bằng dầu sôi, họ bị cho chó ăn, họ bị đóng cọc, họ bị chặt đầu bằng gươm.
Do đó, họ đi đến tử vong, đi đến sự đau khổ gần như tử vong. Như vậy là sự nguy hiểm của các dục,..., nguyên nhân chính là các dục.
Những sa-môn, bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt của các dục là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định sẽ như thật tuệ tri các dục của họ, họ cũng có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các dục – sự kiện như vậy có xảy ra. [Các sắc pháp]
Này các Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của người đó nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?
20. Lại nữa, người ta có thể thấy thiếu nữ ấy bị bệnh hoạn đau khổ, trầm bệnh, nằm đắm mình trong phân tiểu của mình, phải có người nâng dậy, phải có người đỡ nằm. Này các Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của người đó nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?
– Bạch Thế Tôn, sự thật là vậy.
21. Lại nữa, người ta thấy thiếu nữ ấy với thi thể bị quăng vào nghĩa địa, một ngày, hai ngày hay ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra. Này các Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của người đó nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?
22-29. Lại nữa, người ta thấy thiếu nữ ấy với thi thể bị quăng vào nghĩa địa, bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn... với bộ xương còn dính thịt và máu, được các đường gân cột lại... với bộ xương không còn dính thịt nhưng còn dính máu, được các đường gân cột lại... với bộ xương không còn thịt và máu, được các đường gân cột lại...
Chỉ còn có xương rời rạc rải rác chỗ này chỗ kia – ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu... chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm... chỉ còn các xương thối trở thành cát bụi. Này các Tỳ kheo, các ông nghĩ thế nào? Có phải sự mỹ diệu về sắc đẹp xưa kia của người đó nay đã biến mất và sự nguy hiểm đã hiện ra?
30. (iii) Và này các Tỳ kheo, thế nào là sự xuất ly khỏi các sắc pháp? Đó là sự điều phục dục tham đối với các sắc pháp, sự đoạn trừ dục tham. Như vậy là sự xuất ly khỏi các sắc pháp.
Những sa-môn, bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt của các sắc pháp là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định như thật tuệ tri các sắc pháp của họ, họ cũng có thể đặt người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các sắc pháp – sự kiện như vậy có xảy ra. [Các cảm thọ]
Trong lúc ấy, vị ấy không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai. Vị ấy cảm giác một cảm thọ vô hại. Ta nói đó là vị ngọt tối thượng của các cảm thọ.
Những sa-môn, bà-la-môn nào như thật tuệ tri vị ngọt các cảm thọ là vị ngọt như vậy, sự nguy hiểm là sự nguy hiểm như vậy, sự xuất ly là sự xuất ly như vậy, những vị này nhất định như thật tuệ tri các cảm thọ của họ, họ có thể đặt các người khác trong một địa vị tương tự, nghĩa là như thật tuệ tri các cảm thọ – sự kiện như vậy có xảy ra.
“Thế Tôn đã nói, dục được ví như miếng thịt, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy với chánh trí tuệ, sau khi từ bỏ loại xả thuộc loại đa chủng, y cứ đa chủng, đối với loại xả thuộc loại nhứt chủng, y cứ nhứt chủng, ở đây mọi chấp thủ đối với thế vật được đoạn trừ hoàn toàn, không có dư tàn, vị ấy tu tập loại xả như vậy.
“Thế Tôn đã nói, dục được ví như bó đuốc cỏ, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy với chánh trí tuệ,..., vị ấy tu tập loại xả như vậy.
– Bạch Thế Tôn, có. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì người ấy biết: “Nếu ta rơi vào hố than hừng này, do nhân duyên này, ta sẽ đi đến chết hay đau khổ gần như chết”.
– Cũng vậy, này gia chủ, vị thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã nói, dục được ví như hố than hừng, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy với chánh trí tuệ,..., vị ấy tu tập loại xả như vậy.
20. Này gia chủ, ví như có người vay mượn tài vật – như xe cộ sang trọng, châu báu hoa tai mỹ diệu – và người ấy đi vào chợ phố, đi trước và chung quanh là những đồ vật vay mượn ấy. Quần chúng thấy người ấy bèn nói: “Người này thật sự giàu sang và người giàu sang hưởng thọ tài vật như vậy”.
Nhưng những người chủ thấy người ấy ở chỗ nào liền đến lấy về những vật sở hữu của mình. Này gia chủ, ông nghĩ thế nào? Như thế có phải đủ để người ấy trở thất vọng?
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì những người chủ đến lấy về những vật sở hữu của mình.
– Cũng vậy, này gia chủ, vị Thánh đệ tử suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đã nói, dục được ví như tài vật vay mượn, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”. Sau khi thấy như chân như vậy với chánh trí tuệ,..., vị ấy tu tập loại xả như vậy.
21. Này gia chủ, ví như gần thôn làng hay gần thị tứ có một nhóm rừng, ở đấy, có một cây đầy những trái chín, nhưng không có trái nào rơi xuống đất. Rồi một người đi đến, ước mong trái cây, tìm cầu trái cây, đi khắp đó đây để tìm trái cây. Người ấy đi sâu vào ngôi rừng ấy, thấy cây ấy đầy những trái chín.
Người ấy có thể nghĩ như sau: “Cây này đầy những trái chín nhưng không có trái nào rơi xuống đất, nhưng ta biết leo cây. Vậy ta hãy leo lên cây ấy ăn cho thỏa thích và bọc đầy áo (để đem về). Rồi người ấy leo lên cây ấy, ăn cho thỏa thích và bọc đầy áo (để đem về)”. Rồi một người thứ hai đi đến, ước mong trái cây, tìm cầu trái cây, đi khắp đó đây để tìm trái cây và tay mang một búa sắc bén.
Người này đi sâu vào ngôi rừng ấy, thấy cây ấy đầy những trái chín. Người này có thể nghĩ như sau: “Cây này đầy những trái chín, nhưng không có trái nào rơi xuống đất. Nhưng ta không biết leo cây. Vậy ta hãy chặt cây này tận gốc, ăn cho thỏa thích và bọc đầy áo (để đem về)”.
Rồi người này chặt cây ấy tận gốc. Này gia chủ, ông nghĩ thế nào? Nếu người kia không leo xuống thật nhanh, thì cây ấy khi rơi đổ xuống, sẽ làm cho người thứ nhất, hoặc bị gãy tay, hoặc bị gãy chân, hoặc bị gãy một phần thân thể.
Và do nhân duyên ấy, sẽ bị chết hay đi đến đau khổ gần như chết?
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
“Thế Tôn đã nói, dục được ví như cây có trái, khổ nhiều, não nhiều, tai họa ở đây càng nhiều hơn”.
Sau khi thấy như chân như vậy với chánh trí tuệ, sau khi từ bỏ loại xả thuộc loại đa chủng, y cứ đa chủng, đối với loại xả thuộc loại nhứt chủng, y cứ nhứt chủng, ở đây mọi chấp thủ đối với thế vật được đoạn trừ hoàn toàn, không có dư tàn, vị ấy tu tập loại xả như vậy. (MN 54, Kinh Potaliya)
Ta có ba tòa lâu đài, một cho mùa mưa, một cho mùa đông, một cho mùa hạ. Trong bốn tháng mùa mưa, Ta sống hưởng thụ trong lâu đài mùa mưa, được những nữ nhạc công giúp vui và không bước xuống khỏi lâu đài ấy.
Rồi Ta thấy các chúng sinh khác, chưa xả ly tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, đang chạy theo các dục. Ta không ước vọng được như họ; ở đây, Ta không ham thích.
Vì sao vậy? Vì rằng, này Māgandiya, có hỷ lạc này, ly dục, ly bất thiện pháp, vượt qua cả thiên lạc. Vì Ta an trú, hoan hỷ trong hỷ lạc ấy, Ta không ao ước cái gì thấp kém; ở đây, Ta không ham thích.
Vị ấy, sau khi làm thiện thân hành, sau khi làm thiện khẩu hành, sau khi làm thiện ý hành, khi thân hoại mạng chung, được sinh lên thiện thú, thiên giới, cộng trú với chư thiên ở cõi trời Ba mươi ba. Vị ấy ở đây, trong rừng Nandana, được chúng thiên nữ vây quanh, thọ hưởng năm thiên dục trưởng dưỡng một cách đầy đủ, một cách sung mãn.
Nếu như vị ấy thấy người gia chủ hay con người gia chủ đang thọ hưởng năm dục trưởng dưỡng thuộc loài người một cách đầy đủ, một cách sung mãn. Này Māgandiya, ông nghĩ thế nào?
Thiên tử ấy, được chúng thiên nữ vây quanh, thọ hưởng năm thiên dục trưởng dưỡng một cách đầy đủ, một cách sung mãn, vị ấy có ước vọng được như người gia chủ ấy, hay con người gia chủ ấy với năm dục trưởng dưỡng thuộc loài người, hay trở lui về với các dục thuộc loài người?
Rồi Ta sau một thời gian, sau khi như chân biết được sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của các dục, sau khi đoạn tận dục ái, sau khi trừ diệt nhiệt não của các dục, Ta trú với khát ái được đoạn trừ, với nội tâm an tịnh. Rồi Ta thấy các chúng sinh khác chưa xả ly tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, đang chạy theo các dục. Ta không ước vọng được như họ; ở đây, Ta không ham thích.
Vì sao vậy? Vì rằng, này Māgandiya, có hỷ lạc này, ly dục, ly bất thiện pháp, vượt qua cả thiên lạc. Vì Ta an trú, hoan hỷ trong hỷ lạc ấy, Ta không ao ước cái gì thấp kém; ở đây, Ta không ham thích.
Người ấy dùng thuốc, được khỏi bệnh cùi, không bệnh, an lạc, tự do, tự tại, có thể đi chỗ nào người ấy muốn. Người ấy thấy một người bị bệnh cùi khác, với thân (đầy) những lở lói, với thân hư thối, nứt chảy, bị cái loài trùng đục khoét, đang cào rách miệng các vết thương với móng tay, hơ đốt thân mình trên hố than hừng.
Này Māgandiya, ông nghĩ thế nào? Người ấy có ước vọng được như người cùi kia, hố than hừng, hay sự thọ dụng dược liệu không?
– Không, thưa Tôn giả Gotama. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả Gotama, khi có bệnh thì cần thuốc trị bệnh và khi không bệnh, thì không cần thuốc trị bệnh.
Người ấy dùng thuốc được khỏi bệnh cùi, không bệnh, an lạc, tự do, tự tại, có thể đi chỗ nào người ấy muốn. Rồi có hai lực sĩ, nắm chặt (hai) cánh tay người ấy và lôi kéo người ấy đến hố than hừng. Này Māgandiya, ông nghĩ thế nào? Người ấy có co rút thân, vật qua vật lại phía này phía kia không?
– Này Māgandiya, ông nghĩ thế nào? Có phải chỉ hiện tại sự xúc chạm với lửa ấy là đau khổ, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não, hay là trước đây, sự xúc chạm với lửa ấy đã là đau khổ, rất là nồng cháy, rất là nhiệt não?
Tuy vậy, thưa Tôn giả Gotama, kẻ bị bệnh cùi này, với thân (đầy) những lở lói, với thân hư thối nứt chảy, bị các loài trùng đục khoét, đang cào rách miệng các vết thương với móng tay, với các căn bị hư hoại do sự xúc chạm đau khổ với ngọn lửa, lại có phản tưởng là được lạc thọ.
Và này Māgandiya, những chúng sinh này chưa đoạn trừ tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, với các căn bị hư hoại, do sự xúc chạm đau khổ với các dục, lại có phản tưởng là được lạc thọ.
Người ấy càng hơ đốt thân mình trên hố than hừng chừng nào thời miệng các vết thương ấy lại càng thêm bất tịnh, càng thêm hôi thối và càng thêm thối nát và người ấy chỉ có cảm giác dễ chịu, thỏa thích do nhân duyên gãi ngứa miệng các vết thương. Cũng vậy, này Māgandiya, các chúng sinh, chưa đoạn trừ tham ái đối với các dục, đang bị các dục ái nhai nghiến, đang bị dục nhiệt não thiêu đốt, chạy theo các dục.
Các chúng sinh ấy càng chạy theo dục chừng nào, thì dục ái của các chúng sinh ấy càng tăng trưởng, họ càng bị dục nhiệt não thiêu đốt và họ chỉ có cảm giác dễ chịu, thỏa thích do duyên năm dục trưởng dưỡng. (MN 75, Kinh Māgandiya)
Tỳ kheo Bodhi biên soạn và giới thiệu
Bình Anson dịch
Trích trong Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli
Còn nữa…
TIN, BÀI LIÊN QUAN:
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.17)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.16)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.15)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.14)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.13)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.12)
-
Những lời Phật dạy - trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.11)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.10)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.9)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P8)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P7)
-
Những lời Phật dạy - trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P6)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P5)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P4)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P3)
-
Những lời Phật dạy - trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.2)
-
Những lời Phật dạy - Trích lục các bài giảng trong Kinh điển Pāli (P.1)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
"Đường xưa mây trắng" giúp diễn viên Trương Ngọc Ánh tìm được bình yên
Sách Phật giáo 10:56 13/11/2024Trương Ngọc Ánh kể khi ly hôn, chị chơi vơi. Thông điệp cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Nhất Hạnh giúp chị tìm được bình yên trong lòng.
Sách là một công cụ giúp con người thiền định
Sách Phật giáo 15:27 12/11/2024Theo Niel Seligman (Diễn giả quốc tế về thiền định và kỹ năng sống), thiền và đọc sách có điểm chung là giúp con người tiến vào sự tập trung cao độ.
Cuốn sách giá trị về cuộc đời Đại sư Huyền Trang
Sách Phật giáo 17:03 07/11/2024“Cuộc đời và sự nghiệp của Đại sư Huyền Trang” của Thích Tuệ Lập và Thích Ngạn Tông, do Nguyễn Phố dịch, NXB Dân Trí ấn hành là tác phẩm không thể thiếu cho những ai quan tâm đến Phật giáo, lịch sử và văn hóa nhà thiền.
TS Trần Hữu Đức chia sẻ cách ngừng khổ và tạo phúc
Sách Phật giáo 11:32 05/11/2024“Hạnh phúc không mọc trên cây” là một tác phẩm đặc biệt được chấp bút bởi TS Trần Hữu Đức dành cho những ai đang gặp bế tắc, đau khổ, loay hoay trên con đường đi tìm hạnh phúc.
Xem thêm