Thứ sáu, 17/02/2023, 20:29 PM

Những nghi thức cầu may kỳ lạ chỉ có ở núi Bà Đen

Nếu đến núi Bà Đen lần đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ kinh ngạc trước rất nhiều nghi thức, tập tục cầu may mắn tài lộc có phần kỳ lạ. Nhưng với những người dân nơi đây, đến núi Bà Đen mà không làm những điều này thì chưa thể mang được may mắn về nhà.

Nguồn ảnh Nguyễn Minh Tú (7)

Núi Bà Đen được biết đến là một trong ba huyệt đạo thiêng nhất của Việt Nam, đồng thời cũng là biểu tượng tâm linh của người Nam bộ. Ngọn núi cao nhất miền Nam này không chỉ gắn với huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu được người dân miền Nam tôn kính, mà còn là miền đất thiêng liêng với cả một quần thể tâm linh kỳ vĩ trên đỉnh núi, với bức tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng cao nhất Châu Á. (Ảnh: Nguyễn Minh Tú)

Triển lãm Phật giáo

Hành hương đến đây, du khách sẽ được tham quan cả một khu triển lãm Phật giáo độc đáo với màn hình chiếu phim công nghệ 3D mapping độc đáo về sự khởi sinh của vũ trụ dưới lăng kính Phật giáo và chiêm ngưỡng rất nhiều phiên bản tượng Phật tái hiện lại các quốc bảo Phật giáo.  

Tắm cánh hoa 2

Hàng triệu du khách và Phật tử thập phương đến núi Bà quanh năm để cầu tài lộc, cầu may mắn, cầu duyên, cầu con và cả …xả xui. Một trong những nghi thức đầu tiên mà người dân đến núi Bà Đen là thỉnh cánh hoa thờ trong điện bà về để tắm. Theo chị Phan Ánh Nguyệt (Tây Ninh): “Đun nước ấm và thả cánh hoa cúc được thỉnh từ điện Bà về để tắm sẽ giúp mình khỏe mạnh, mọi xui rủi sẽ qua”.

Thoa vạt áo Phật 5

Cũng ngay tại khu vực chùa Bà, một nghi thức mà hầu như ai đến đây cũng thực hiện là thoa tay hoặc chùm áo choàng của tượng Quan Âm Bồ Tát lên đầu, lên người để cầu sức khoẻ và may mắn. 

Cột kinh

Bên cạnh việc tụng kinh tại khu vực Cột kinh khắc kinh Bát Nhã bằng chữ Phạn ngay giữa trung tâm quần thể tâm linh trên đỉnh núi, rất nhiều người đến đây còn thực hiện một nghi thức độc đáo: ngồi dưới đại hồng chung ở khu vực chùa Bà và nghe tiếng chuông để tịnh tâm.

Nhiều người chia sẻ, ngồi dưới miệng hồng chung và nghe tiếng chuông âm vang cảm thấy vô cùng thanh tịnh và bình yên. Âm thanh dưới miệng chuông không hề lớn mà rất nhẹ nhàng, có thể cảm nhận sóng âm liên tục lan tỏa xung quanh miệng chuông. Anh Phạm Hùng (Củ Chi) cho biết: “Tôi nghe nói âm thanh này cho cả những người cõi âm và cõi trên nghe được. Vì vậy, ngồi cầu nguyện dưới miệng chuông sẽ có thể giải được vong âm, tiêu tan nghiệp chướng và đem lại may mắn”.

Ngồi dưới chuông 4

Phía trong hồng chung, có rất nhiều giấy dán tên tuổi, ngày tháng năm sinh của của cả người đang sống và đã mất. Nhiều người tin rằng, dán giấy tại đây có thể gửi theo tiếng chuông để cầu an cho bản thân và cầu siêu cho người đã mất. 

Thỉnh đồng xu

Ở trên đỉnh núi, ngay gần tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn có một nơi mà ai lên đây cũng ghé qua để cầu tài lộc là Miếu Sơn Thần. Trong Miếu Sơn Thần thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, thờ Sơn thần và các chiến sĩ tử nạn tại núi Bà Đen. Đến Miếu Sơn Thần, một nghi thức mà ai cũng thực hiện là thỉnh đồng tiền xu cổ mang về để luôn mang theo trong người. Tương truyền đồng xu tại đây đại diện cho trời đất, âm dương, giúp người mang theo xua đuổi tà khí và mang lại tài lộc, cho làm ăn suôn sẻ, phát đạt.

Buộc lá 1

Lên đỉnh núi Bà Đen, nếu để ý, bạn sẽ thấy rất nhiều cây buộc thắt lại ở đầu lá. Đây cũng là một tập tục đặc biệt chỉ có ở núi này. Sau khi đến Miếu Sơn Thần, rất nhiều người bước ra ngoài buộc lá để mong may mắn sẽ đến. Chị Phạm Anh (Bình Dương) cho biết: “Mọi người tin rằng buộc lá chính là gói lại mọi xui rủi vào trong chiếc lá. Những chiếc lá đã buộc này sẽ không có ai gỡ ra vì mọi người quan niệm khi gỡ ra vận xui rủi sẽ bám vào người”. 

Đỉnh núi

Đặc biệt, với rất nhiều người, một nắm đất hay một chút nước từ khe suối trên đỉnh núi đều ẩn chứa khí thiêng của huyệt đạo này. Theo Hòa thượng Thích Niệm Thới (Pháp chủ chùa Bà tại núi Bà Đen), khe suối trên núi Bà Đen được cho là có chứa vàng (vàng non), và rất nhiều người lên núi múc nước suối uống hoặc mang về. “Nhiều người tin rằng mang nước khe suối tại núi Bà Đen về nhà chính là mang về tài lộc, may mắn và sức khoẻ” – ông nói.

Đông khách trên núi Bà

Trong tín ngưỡng của người Nam bộ, núi Bà Đen chính là một biểu tượng linh thiêng, nơi mọi người đến để “cầu được ước thấy", đến để gửi gắm niềm hy vọng vào những điều tốt đẹp. Ngày nay, núi Bà Đen không chỉ đông kín người vào dịp đầu xuân năm mới, mà đây còn là điểm đến hành hương quanh năm, nơi rất nhiều người trở đi trở lại nhiều lần như một điểm tựa linh thiêng và để tìm sự cân bằng trong thân tâm trí.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu siêu, thờ cúng tổ tiên là truyền thống hiếu đạo của dân tộc

Tâm linh Việt 10:47 12/12/2024

Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc Việt Nam, hiếu đạo luôn là giá trị cốt lõi, được gìn giữ và truyền lại qua bao thế hệ. Người Việt quan niệm rằng, thờ cúng tổ tiên và cầu siêu không chỉ là hành động tri ân người đã khuất mà còn là biểu hiện sâu sắc của tinh thần hiếu thảo, một nét đẹp văn hóa thấm đẫm tinh thần nhân văn.

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Xem thêm