Ni sư Pháp Hỷ: Nở hoa theo mỗi bước thiền chân như
“Vui thay một đóa sen vàng. Gửi hương theo gió nhân gian độ đời. Dù bay đến khắp muôn nơi. Vẫn về quê mẹ nói lời tạ ơn. Bằng tâm như suối mát trong. Bằng gieo mưa pháp vẹn từng nhân duyên”.
Đó là những câu thơ được trích từ bài thơ “Nở hoa theo mỗi bước thiền chân như” của nhà thơ Lương Đình Khoa. Đây là bài thơ anh viết dành tặng cho lần đầu được gặp gỡ, đảnh lễ Ni sư Pháp Hỷ tại Hà Nội trong ngày 21.3.2023.
Bài thơ như một bản tiểu sử đầy đủ về hành trình phụng sự hoằng pháp của Ni sư lợi lạc khắp muôn nơi, bằng cả pháp học và pháp hành. “Hy vọng khi đọc xong những dòng thơ này, mỗi Phật tử sẽ được bồi đắp thêm niềm tin vào con đường mà các sứ giả Như Lai đã chọn, đã và đang nguyện làm đóa sen thơm hương chánh pháp giữa đời” – Anh Khoa bày tỏ.
Mẹ miền Trung vùi mình trong nắng lửa (1)
Những u minh lầm lỡ xối giăng màn
Vui thay một ngọn gió lành
Quyết tâm thắp lửa niềm tin độ đời
Trong phái thiền Lâm tế đời 42
Năm 1995, có một sứ giả Như Lai mang tên Pháp Hỷ
Nuôi dạy trẻ mồ côi, công phu tạo phước thiện (2)
Một ngày nhân duyên đủ đầy – hạnh phúc được soi sáng bởi thiền quán Vipassanā. (3)
Một miền ánh sáng mở ra
Sài Gòn tìm đến hiên chùa Bửu Long
Thọ giáo Hòa thượng Viên Minh (4)
Kiên trì tu tập, hành trình vươn xa
Từ Myanmar đến Sri-Lanka
Noi gương Đức Phật Gotama sửa mình (5)
Miệt mài sau 12 năm
Rồi nơi thành thị, lúc rừng núi xa (6)
Thấm nhuần mưa pháp, nở hoa cuộc đời
Bước chân hoằng pháp muôn nơi
Mang theo hạnh nguyện giữa trời thong dong
Không vương trú xứ, cộng đồng
Pháp tâm vô ngã soi đường thênh thang (7)
Vui thay một đóa sen vàng
Gửi hương theo gió nhân gian độ đời
Dù bay đến khắp muôn nơi
Vẫn về quê mẹ nói lời tạ ơn (8)
Bằng tâm như suối mát trong
Bằng gieo mưa pháp vẹn từng nhân duyên.
Nắng lên… Kìa nắng đã lên
Nở hoa theo mỗi bước bước thiền chân như…
*Chú thích:
(1) Ni sư Pháp Hỷ có thế danh Phạm Thị Minh Hoa, sinh năm 1970 tại Miền Trung, Việt Nam.
(2) Năm 1995, Ni sư xuất gia trong phái thiền Lâm tế đời 42 với sư bà Diệu Niệm. Những năm đầu mới xuất gia, Ni sư chăm sóc sư phụ lúc đó đã già yếu, đồng thời nuôi dạy trẻ mồ côi trong chùa và công phu tạo phước thiện với tâm hồn cởi mở muốn học hỏi và tu tập đúng đắn.
(3) Trong nỗ lực tìm kiếm một pháp môn tu hành thích hợp, Ni sư đã gặp pháp thiền quán Vipassanā.
(4) Ni sư đã vào thọ giáo với thiền sư Viên Minh tại chùa Bửu Long (Sài Gòn).
(5 ) Niềm đam mê học hỏi giáo pháp nguyên thủy của Đức Phật Gotama và các phương pháp tu tập giúp chuyển đổi tâm tánh đã đưa Ni sư đến Myanmar và Sri-Lanka học hỏi và tu tập dưới sự hướng dẫn của nhiều vị thiền sư và học giả của hai quốc gia Phật giáo đó.
(6) Sau 12 năm miệt mài học và tu, khi thì trong giảng đường đại học, khi thì ở trong những tu viện trong rừng núi xa xôi hoang dã, Ni sư đã thỏa nguyện được đầy đủ cả Pháp Học và Pháp Hành. Sau khi hoàn thành luận án Tiến sĩ Phật học tại viện nghiên cứu Phật học & Kinh điển Pali thuộc đại học Kelaniya, Ni sư đã được mời sang hoằng pháp ở Australia. Ni sư tu tập, viết & dịch sách tại Tu viện Santi FM, đồng thời giảng dạy và hướng dẫn thiền Phật giáo ở Ni viện Sanghamittarama, Melbourne, và tại Buddhist Summer School, Victoria, Australia. Năm 2013 Thiền viện Bồ Đề đã mời Ni sư sang Hawaii chia sẻ pháp với các Phật tử ở vùng Honolulu.
(7) Với hạnh nguyện tu tập pháp vô ngã và không dính mắc vào trú xứ, cộng đồng, Ni sư đã đi nhiều nơi chia sẻ pháp và tu tập cùng những cộng đồng Phật tử khác nhau ở Việt Nam và Hoa Kỳ. Hiện tại Ni sư làm việc như một nhà truyền giáo và giáo dục cộng đồng – người đem giáo pháp của đức Phật vào đời sống hiện đại.
(8) Dù tu tập, chia sẻ, giảng dạy tại đâu thì Ni sư vẫn luôn có yêu cầu được trở về hoằng pháp tại quê hương Việt Nam mỗi năm ít nhất một lần. Các sách đã xuất bản của Ni sư Pháp Hỷ: Vẻ Đẹp của cuộc sống dưới ánh sáng Tứ Diệu Đế (NXB Tôn Giáo, Việt Nam); Phật pháp trong đời sống (Amazon); Metta-Bhavana – Thiền phát triển tâm từ – cùng nhiều bài khảo cứu và viết ngắn đăng trong các Tập san Nghiên cứu Phật học (Sri Lanka và Việt Nam), Nguyệt san Giác Ngộ, Thư viện Hoa sen.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tiền Giang: BTS H.Gò Công Tây trao quyết định thành lập Ban Quản trị đến 17 tự viện
Trong nước 07:00 22/11/2024Ngày 21/11, tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN H.Gò Công Tây - chùa Linh Sơn (TT.Vĩnh Bình), Ban Trị sự Phật giáo huyện tổ chức họp định kỳ, trao quyết định bổ nhiệm và thành lập Ban Quản trị 17 cơ sở tự viện trên địa bàn huyện.
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang
Trong nước 15:30 21/11/2024Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.
Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo
Trong nước 16:00 20/11/2024Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.
Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị
Trong nước 09:00 20/11/2024Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Xem thêm