Niệm ân Đức Phật có ý nghĩa bảo hộ...
Tại thành Vương-xá, có hai đứa bé thường chơi banh với nhau, một đứa là Phật tử, một đứa là con nhà ngoại đạo. Thiếu niên Phật tử thường niệm tưởng đức Phật, mỗi khi tung banh lên, em đọc "Nam mô Phật-đà".
Em con nhà ngoại đạo thường xưng tụng công đức các ngoại đạo, và mỗi khi tung banh lên em đọc "Nam mô A-la-hán".
Trong trò chơi, thiếu niên Phật tử thường thắng cuộc, còn cậu bé ngoại đạo thường thua.
Quan sát đối phương, cậu bé nghĩ: "Bạn trẻ này thường tưởng nhớ đức Phật và đọc như thế mỗi khi tung banh, và do đó thường thắng ta. Ta cũng sẽ làm như vậy".
Và em bắt đầu tập thói quen niệm tưởng Phật-đà.
Một ngày nọ, cha em đánh xe vào rừng tìm củi, đem em đi theo. Sau khi chất đầy xe củi, ông trở về.
Trên đường về, ông dừng lại tại một bãi đất hỏa táng ngoài thành, chọn địa điểm sạch sẽ, đủ nước, cỏ rồi đem cơm ra ăn.
Chiều đến, con bò kéo xe của ông đi theo một bầy trâu bò vào thành.
Người cha chạy theo bắt bò lại, trở ra thì trời đã tối, cổng thành đóng ông không ra được.
Đêm ấy, cậu bé ở ngoài bãi tha ma ngủ một mình dưới chiếc xe.
Lúc ấy, thành Vương-xá thường có vài ác quỷ lui tới, gần bãi đất hỏa táng có hai con quỷ chú ý đến cậu bé nằm ngủ ở đấy.
Một con quỷ thường hay tìm mỗi trên bãi đất hỏa táng và theo tà đạo, con quỷ kia thì chân chánh.
Quỷ tà bảo quỷ chánh:
- Đứa bé này là mồi ngon, chúng ta hãy ăn thịt nó.
Quỷ chánh bảo:
- Thôi đi! Đừng nghĩ bậy.
Mặc dù nó cố gắng cản ngăn, quỷ tà cứ làm theo ý mình, nó nắm chân cậu bé định xé đôi.
Lúc ấy, theo thói quen tưởng niệm Phật, cậu bé trong giấc ngủ chợt nói: "Nam mô Phật", con quỷ tà kinh sợ thối lui.
Quỷ chánh nói:
- Chúng ta làm điều không nên làm, chúng ta sẽ bị phạt.
Và để chuộc lỗi, nó đứng canh cho cậu bé, còn quỷ tà vào thành, lấy một cái dĩa bằng vàng ròng trong cung vua, đựng đầy thức ăn đem về.
Cả hai con quỷ săn sóc cậu bé như cha mẹ, đánh thức cậu dậy và đưa thức ăn cho cậu.
Sau đó chúng dùng quyền lực khắc thư lên dĩa kể lại câu chuyện xảy ra, bảo nhau: "Hãy để nhà vua đọc thư này, người khác không thể đọc".
Đức Phật là tấm gương tiêu biểu nhất về đời sống đơn giản
Để dĩa lên chiếc xe, chúng đứng canh suốt đêm, và đến sáng mới đi.
Ngày sau đó, tin truyền rằng ăn trộm lấy mất dĩa vàng của nhà vua.
Dân chúng đóng cửa thành và lục tìm.
Tìm không thấy, họ ra ngoài thành, lục lọi khắp nơi, họ thấy chiếc dĩa trên xe của cậu bé.
Họ túm lấy cậu và điệu về trình vua:
- Đây là ăn trộm.
Nhà vua nhận chiếc dĩa, đọc xong câu chuyện viết trên ấy, hỏi:
- Này con, thế này nghĩa là gì?
- Thưa đại vương, con không biết. Đêm rồi, cha mẹ con mang thức ăn đến cho con và canh chừng cho con ngủ. Con yên chí có cha mẹ nên không sợ và ngủ ngon. Đó là những gì con biết.
Đúng lúc ấy, cha mẹ cậu bé vừa đến. Nghe họ bảo rằng đã để con một mình ngoài thành...
Nhà vua đưa cả ba đến chỗ Phật, kể lại câu chuyện và hỏi:
- Bạch Thế Tôn, có phải niệm tưởng Phật là một sự che chở, hay niệm tưởng Pháp và những điều khác cũng được hộ trì?
Đức Phật trả lời:
- Này đại vương, niệm tưởng Phật-đà không phải chỉ là cách duy nhất có ý nghĩa được bảo hộ, nhưng người Phật tử chân chánh thực hành thâm sâu niệm tưởng một trong sáu đề mục thì không cần bất cứ sự bảo hộ nào, phương cách bảo hộ nào, câu thần chú nào, hay dược thảo nào cả.
Ngài nói kệ:
(296) Đệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Thường tưởng niệm Phật Đà.
(297) Đệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Thường tưởng niệm Chánh pháp.
(298) Đệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Thường tưởng niệm Tăng-già.
(299) Đệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm
Thường tưởng niệm sắc thân.
(300) Đệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Ý vui niềm bất hại.
(301) Đệ tử Gotama,
Luôn luôn tự tỉnh giác,
Vô luận ngày hay đêm,
Ý vui tu thiền quán.
Trích Tích truyện pháp cú
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm