Thờ tượng Phật Đại Thế Chí Bồ Tát cũng là tôn thờ hạnh nguyện của ngài

Đối với Đại Thế Chí Bồ Tát thì hạnh nguyện của Ngài chính là thuộc về tâm thức và các hạnh tu tâm dưỡng tính, để được giải thoát. Theo Bồ Tát Đại Thế Chí thì khi tu trước tiên phải tu thiền định để cho trí tuệ được đạt và đồng thời rời xa được những ái dục để giúp bản thân được giác ngộ và giải thoát. Sau đó chuyển sang phát đại nguyện độ sau khi tu thiền định xong để cho tất cả chúng sinh được an trụ trong giới chư Phật.

Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát, Linh Cát Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí.

Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.

Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa (Kinh Bi Hoa), tiền thân của Đại Thế Chí Bồ Tát là Ni-ma vương tử, người con thứ hai của Chuyển luân vương Vô Chánh Niệm (sau này là Đức Phật A Di Đà). Bồ tát được Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, trong đời vị lai vô lượng vô biên kiếp, sau khi Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập Niết-bàn (tức Quán Thế Âm Bồ Tát thành Phật trong đời vị lai), Đại Thế Chí Bồ tát sẽ thay ngài tiếp quản chánh pháp và thế giới phương tây, thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Thế Tôn.

Đối với Đại Thế Chí Bồ Tát thì hạnh nguyện của Ngài chính là thuộc về tâm thức và các hạnh tu tâm dưỡng tính, để được giải thoát. Theo Bồ Tát Đại Thế Chí thì khi tu trước tiên phải tu thiền định để cho trí tuệ được đạt và đồng thời rời xa được những ái dục để giúp bản thân được giác ngộ và giải thoát. Sau đó chuyển sang phát đại nguyện độ sau khi tu thiền định xong để cho tất cả chúng sinh được an trụ trong giới chư Phật.

Ngài có tâm, chân thực và rất bình đẳng. Ngài không dụng tâm cố ý cho người đời thấy được để tán dương và khen ngợi Ngài. Ngoài ra Ngài cũng không dựa vào những công đức mà mình làm ra, không chấp tướng hay hơn thua và cũng không mưa cầu danh vọng. Và Ngài không niệm đến bất kỳ điều gì, cũng sẽ không thấy có chứng, có độ, có đắc.

Hình minh họa

Hình minh họa

Ở trong đạo Phật thì hạnh nguyện của Ngài Đại Thế Chí Bồ Tát chính là một sự tinh khiết. Đối với chúng sinh điều nó đã mang tới rất nhiều lợi ích và đó cũng là pháp tu mang biểu tượng cho những nỗ lực kiên trì, dũng mãnh và chân chính để bước đi trên con đường giác ngộ.

Thờ Đại Thế Chí Bồ Tát trong đạo Phật được coi là một hành động tôn kính và tưởng nhớ về vị Bồ tát đã có công đức truyền đạt Phật pháp và giúp đỡ chúng sinh thoát khỏi đau khổ. Việc thờ Ngài cũng là cách để chúng ta có thêm nguồn năng lượng tâm linh để giải quyết những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, tìm kiếm sự bình an và hạnh phúc.

Ngoài ra, việc thờ Đại Thế Chí Bồ Tát còn là cách để chúng ta học tập và rèn luyện bản thân theo các tư tưởng và hạnh nguyện của Ngài, như tinh thần từ bi, bình đẳng, không bám dính, không tham lam. Qua đó, ta có thể trau dồi và thực hành những phẩm chất đạo đức tốt, từ đó đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vị thầy trẻ nói về trải nghiệm “đến để mà thấy” của sinh viên Văn Lang

Phật pháp và cuộc sống 23:29 24/12/2024

Sáng 19/12, bầu không khí trong học Tình Thương tại làng bè hồ Trị An (Đồng Nai) trở nên sôi động và đầy ắp tiếng nói cười hơn mọi ngày.

Giáo sư góp 1 tỷ tiền hưu trí cho đồng bào bị thiên tai được tuyên dương

Phật pháp và cuộc sống 11:59 24/12/2024

Một trong những nhân vật nổi bật được tuyên dương tại sự kiện "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả" là GS.TS Lê Ngọc Thạch, người đã trao sổ tiết kiệm trị giá 1 tỉ đồng để ủng hộ đồng bào miền Bắc chịu ảnh hưởng của bão lũ.

Tình huynh đệ trong thiền môn như giọt nước trong veo

Phật pháp và cuộc sống 10:14 24/12/2024

Tình huynh đệ trong thiền môn là một kho báu quý giá, nơi mỗi cá nhân tìm thấy sự nâng đỡ và tình thương yêu không điều kiện.

Ham muốn là cội nguồn của khổ đau

Phật pháp và cuộc sống 09:49 24/12/2024

Ham muốn, một trạng thái tâm lý tự nhiên của con người, từ lâu đã được nhận diện là cội nguồn của khổ đau trong nhiều triết lý và tôn giáo, đặc biệt là trong Phật giáo.

Xem thêm