Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 22/11/2019, 06:56 AM

Đức Đại Thế Chí Bồ tát khuyên người niệm Phật như thế nào?

Đức Đại Thế Chí Bồ Tát do niệm Phật mà chứng viên thông, nhẫn đến tu Bồ Tát đạo giáo hóa chúng sinh đều không rời câu niệm Phật. Chúng ta nên cố gắng noi theo Ngài.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Niệm Phật 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong pháp hội Thủ Lăng Nghiêm, lúc Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni hỏi về nguyên do chứng nhập viên thông của Thánh chúng, đức Đại Thế Chí Bồ Tát bạch rằng: “Tôi nhớ lại hằng hà sa số kiếp về trước, Đức Siêu Nguyệt Quang Như Lai dạy cho tôi pháp “Niệm Phật Tam muội”.

Bài liên quan

Lúc Đức Phật A Di Đà còn là Chuyển Luân Thánh Vương, Ngài Quán Thế Âm là con trưởng, Ngài Đại Thế Chí là con thứ. Hai vị đại Bồ tát này hiện đang ở thế giới Cực Lạc đứng hai bên trái phải để phụ trợ cùng Đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh. Bồ tát Đại Thế Chí tu pháp môn niệm Phật chỉ một câu Phật hiệu mà nhiếp thâu “sáu căn” nên đưa đến giác ngộ. Từ niệm Phật đến khi chứng đạo phải trải qua năm mươi hai giai đoạn là thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, rồi đến đẳng giác, diệu giác, cho nên Bồ tát Đại Thế Chí cùng với năm mươi hai vị Bồ tát cũng là đại biểu năm mươi hai giai đoạn.

Theo Kinh Lăng Nghiêm, trong chương “Đại Thế Chí Bồ tát Niệm Phật Viên Thông”, Bồ tát Đại Thế Chí nói: “Ta nhớ lại trong vô lượng kiếp trước, có Phật ra đời tên là Vô Lượng Quang, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang Phật, Diệm Vương Quang Phật, Thanh Tịnh Quang Phật, Hoan Hỷ Quang Phật, Trí Huệ Quang Phật, Bất Đoạn Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Vô Xưng Quang Phật, Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật. Trong kiếp đầu tiếp nối mười hai vị Phật ra đời, vị Phật sau cùng là Phật Siêu Nhật Nguyệt Quang, dạy tôi niệm Phật, tôi nhập vào chính định, nên gọi là niệm Phật tam muội”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nếu như hai người cùng nhau nhớ niệm chẳng buông lơi, chẳng thất niệm thì sẽ theo nhau như bóng với hình, không bao giờ rời xa được. Còn nếu một người nhớ mãi còn người kia cứ quên thì dầu gặp nhau cũng thành không gặp, dầu thấy nhau cũng như không thấy.

Bài liên quan

Chư Phật thương nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con. Nếu con cứ trốn lánh, thời mẹ dầu có nhớ cũng không làm sao được. Nếu con cũng nhớ mẹ, như mẹ nhớ con, thời mẹ con đời đời không xa nhau.

Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật thời hiện tiền cùng đương lai quyết định thấy Phật, gần kề bên Phật, không cần tu trì phương pháp chi khác mà tự đặng minh tâm kiến tính. Như người ướp hương, thân có mùi hương, đây gọi là “Hương quang trang nghiêm”. Ngày trước lúc tôi tu nhân, do tâm niệm Phật mà được chứng nhập Vô sinh nhẫn. Nay ở thế giới này, nhiếp người niệm Phật về Tịnh Độ.

Đức Thế Tôn gạn viên thông, cứ nơi tôi, thời đều nhiếp cả sáu căn tịnh niệm nối luôn, đặng thành chính định đây là đệ nhất”.

(Thuật theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm)

Lời phụ:

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Do lòng đại bi muốn cứu vớt tất cả chúng sinh mà có Bồ đề tâm, do Bồ đề tâm mà thành Chính giác”. Gốc từ lòng “Đại bi” mà thành Phật, nên tấm lòng của Phật, không bao giờ rời ta và tất cả chúng sinh. Nếu ta chuyên chí muốn được gặp Phật mà tưởng Phật và niệm Phật luôn luôn, tất sẽ được thấy Phật, sẽ được gần Phật.

Bài liên quan

Như lời Bồ Tát Đại Thế Chí dạy: Nếu tâm chúng sinh nhớ Phật niệm Phật, thời hiện tiền cùng đương lai quyết định thấy Phật gần Phật. “Hiện tiền”... là hiện tại do tâm niệm Phật thuần thục mà được tương ưng với Phật, nên trong lúc tâm tịnh được thấy Phật hiện đến, hoặc thần du Tịnh Độ lễ Phật.

“Đương lai”... là đời sau sinh về Tịnh Độ ở gần bên Phật. Thấy Phật, nghe lời Phật dạy, tự nhiên trí tuệ sáng thông, thấu suốt bản tâm, chứng nhập Vô sinh nhẫn. Người chí tâm niệm Phật, dầu chưa thành Phật mà đã có công đức của Phật. Người đời dùng những thứ hương thơm để bôi lên thân thể cho thơm, người niệm Phật thì dùng câu Phật hiệu xông lên mảnh đất tâm của mình để tương ưng với pháp thân và trí tuệ của Phật, cho tính giác nơi tự tâm hiển lộ Phật tính. Vì thế nên Bồ tát nói “Hương quang trang nghiêm”.

Bồ Tát dạy: “Phật thương nhớ chúng sinh như mẹ nhớ con”. Chúng ta nên thiết tha nhớ Phật và chí tâm niệm Phật, chớ nỡ phụ lòng nhớ thương của Phật! Nếu như tất cả chúng sinh trong tâm lúc nào cũng nghĩ đến Phật, nhớ đến Phật, dù bây giờ chẳng thấy Phật, nhưng tương lai nhất định cũng gặp Phật. Bởi vì chúng ta cách Phật quá xa, mà không niệm Phật thì càng xa cách hơn nữa. Khi tâm hành giả và tâm Phật tương ứng thì trí tuệ phát sinh, sẽ được giải thoát tự tại!

(Nguồn: Trích ấn phẩm “Đường về Cực Lạc”

HT. Thích Trí Tịnh

NXB Tôn giáo, 2010)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phàm thánh cũng từ đây

Kiến thức 14:00 19/04/2024

Chánh niệm và tỉnh giác cao độ thì vẫn thấy nghe hay biết đầy đủ mà không phân biệt, chẳng dính mắc. Nhờ không dính mắc mà hỷ tham không sinh khởi. Hỷ tham không sinh khởi thì khổ đau cũng không có cơ sở phát sinh. Đó là nền tảng của tu căn.

Sám hối mỗi ngày để nhận diện lỗi lầm, phát huy đức tính tốt đẹp

Kiến thức 13:30 19/04/2024

Trên tinh thần tu tập mỗi ngày mỗi giờ, chúng ta luôn luôn dành thời gian an tĩnh để trì niệm danh hiệu của Chư Phật, đảnh lễ hồng danh của Chư Phật. Nhờ công đức thù thắng từ ba nghiệp thanh tịnh khiến cho chúng ta được bình yên trong đời sống tu tập.

Hiểu về tâm hỷ

Kiến thức 10:30 19/04/2024

Người có tâm Hỷ trực tiếp hưởng nhiều lợi ích do tâm ấy đem lại, hơn là người khác, vì tâm Hỷ không chấp chứa lòng ganh tỵ. Về một phương diện khác, người có tâm Hỷ không bao giờ làm trở ngại tiến bộ và phá hoại thanh danh của người khác.

Vãng sinh Tịnh độ Thần chú

Kiến thức 10:29 19/04/2024

Nam mô a di đa bà dạ, Đa tha già đa dạ, Đa địa dạ tha, A di rị đô bà tỳ, A di rị đa, tất đam bà tỳ, A di rị đa, tỳ ca lan đế, A di rị đa, tỳ ca lan đa, Già di nị, già già na, Chỉ đa ca lệ, Ta bà ha.

Xem thêm