Niềm vui của người tại gia và xuất gia
Đức Phật dạy người tại gia vì tự do mà được khoái lạc, an vui và người xuất gia vì không tự do mà được hoan hỷ, an lạc.
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Phạm chí Sanh Văn, sau giữa trưa thong dong tản bộ đi đến chỗ Phật, chào hỏi xong, ngồi xuống một bên, bạch rằng:
- Này Cù-đàm, tôi có điều muốn hỏi, mong Ngài nghe cho, tôi mới dám trình bày.
Thế Tôn nói: Ông muốn hỏi điều gì xin cứ hỏi. Phạm chí Sanh Văn bèn hỏi:
- Cù-đàm, tại gia có những gì là hoan lạc? Và xuất gia học đạo có những gì là hoan lạc?
Thế Tôn đáp:
- Tại gia vì tự do mà được hoan lạc, xuất gia học đạo vì không tự do mà được hoan lạc.
Phạm chí Sanh Văn lại hỏi:
- Cù-đàm, tại sao tại gia vì tự do mà được hoan lạc? Và tại sao xuất gia học đạo vì không tự do mà được hoan lạc?
Thế Tôn đáp:
- Này Phạm chí, nếu người tại gia mà được tiền tài tăng trưởng, kim ngân, chơn châu, lưu ly, thủy tinh đều được tăng trưởng; súc mục, lúa gạo và nô tỳ, sai dịch cũng đều được tăng trưởng. Lúc bấy giờ tại gia là khoái lạc, hoan hỷ. Do sự kiện này mà người tại gia có nhiều khoái lạc hoan hỷ.
- Này Phạm chí, người xuất gia học đạo sống không tùy theo dục vọng, không tùy theo sân nhuế, lúc bấy giờ xuất gia học đạo là khoái lạc hoan hỷ. Do sự kiện này mà người xuất gia học đạo có nhiều khoái lạc hoan hỷ.
- Này Phạm chí, như vậy người tại gia vì tự do mà được hoan lạc, người xuất gia vì không tự do mà được hoan lạc”.
(Kinh Trung A-hàm, phẩm Phạm chí, kinh Hà Khổ, số 148 [trích])
Trong đoạn kinh trước, chúng ta đã biết người tại gia vì không được tự do mà đau khổ, người xuất gia học đạo vì tự do mà sầu khổ. Sang đoạn kinh này, Đức Phật dạy người tại gia vì tự do mà được khoái lạc, an vui và người xuất gia vì không tự do mà được hoan hỷ, an lạc.
Tự do mà mang đến vui vẻ, hoan lạc cho người tại gia là tự do tài chính, làm ăn ngày càng phát đạt và trở nên giàu có vững bền. Không có gì vui bằng mùa bội thu sau khi đã bỏ ra nhiều trí tuệ và công sức. Làm ăn mà phơi phới sẽ khiến cho lòng hân hoan, vui vẻ hơn.
Không tự do mà mang đến cho người xuất gia niềm an lạc, hoan hỷ chính là không phóng dật. Nếu thích gì thì làm nấy, chạy theo nghiệp dĩ tham ái dục sân si thì chắc chắn sẽ mang lại khổ đau. Không phóng túng và buông thả thân tâm theo cảnh lúc đầu có vẻ bị ràng buộc, không thoải mái nhưng điều đó cần thiết cho thiền định.
Nhân giới (không tự do) mà sinh định. Định trong Phật giáo thì có nhiều cung bậc nhưng căn bản và đúng đắn nhất đó là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền. Nền tảng của bốn tầng thiền này là hỷ lạc, an vui, hạnh phúc tràn ngập thân tâm. Những ai đã từng kinh qua Sơ thiền thì trải nghiệm rất rõ về hạnh phúc của sự buông bỏ. Nếu họ đạt đến Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thì không có bất cứ lạc thú nào của thế gian có thể sánh được.
Niềm an vui, hỷ lạc tuyệt diệu của thiền định giúp người xuất gia vượt lên các thú vui thế thường một cách nhẹ nhàng. Như người vừa dự yến tiệc no nê nhìn mâm cơm dưa cà; như người lớn nhìn những món đồ chơi thời ấu thơ rồi mỉm cười. Người xuất gia nào không nhận ra chỗ này thì vẫn còn loay hoay như ở giữa ngã ba đường. Phóng dật hay không phóng dật? Tự do hay không tự do? Chính không tự do, giữ giới, không buông lung mới đem đến định tĩnh và hỷ lạc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm