Kinh Phật cho người tại gia
Trì tụng kinh Phật thì không phân biệt tại gia hay xuất gia, tất cả đều được phước, được giác ngộ. Xin hỏi, phải chăng có những bộ kinh Phật dành cho người tại gia và xuất gia riêng biệt?
Hỏi:
Tôi là Phật tử cư sĩ, trước đây chùa quê tôi không có trụ trì, chúng tôi thường tụng các kinh như Di Đà, Phổ môn, Hồng danh, Dược Sư, Địa Tạng...
Nay duyên lành có thầy về trụ trì, thầy có thỉnh bộ Kinh Phật cho người tại gia cho Phật tử chúng tôi trì tụng.
Tôi nghĩ rằng, trì tụng kinh Phật thì không phân biệt tại gia hay xuất gia, tất cả đều được phước, được giác ngộ. Xin hỏi, phải chăng có những bộ kinh Phật dành cho người tại gia và xuất gia riêng biệt?
Đáp:
Thời Đức Phật còn tại thế, Ngài thường tùy duyên thuyết pháp. Nghĩa là, tùy theo hội chúng đương cơ mà Ngài nói pháp thích hợp. Có những hội chúng, Ngài thuyết pháp thiên về phương thức tu tập thiền định, chuyển hóa tâm thức để thành tựu Thánh quả v.v… cho số đông là người xuất gia. Có những hội chúng thì Ngài thuyết pháp thiên về xây dựng đạo đức, vun bồi phước báo, thiết lập bình an, hạnh phúc thế thường v.v… cho số đông là người tại gia. Tất cả những lời dạy của Đức Phật đều được chư Thánh tăng kiết tập vào Tam tạng Kinh-Luật-Luận.
Đối với tạng Kinh, đây là một đại tập thành những lời vàng của Đức Phật rất đồ sộ. Có bản kinh Phật nói cho người xuất gia, có bản kinh nói cho người tại gia, có bản kinh nói cho cả xuất gia lẫn tại gia, thậm chí Phật còn nói cho cả chư Thiên và các chúng sinh khác trong Tam giới đều nghe. Rồi có những bản kinh dài, vừa, ngắn; có những bản kinh dùng hình ảnh tương ưng thí dụ; có những bản kinh được nói theo thể thi kệ; có những bản kinh nói về chuyện tiền thân… Nếu không hội đủ nhân duyên thì đời người khó lòng đọc hết tạng Kinh, nói chi đến tạng Luật và tạng Luận; đó còn chưa nói đến Tam tạng Nam truyền, Bắc truyền hay Tạng truyền.
Vì thế, để tạo sự thuận lợi cho hàng Phật tử tại gia, quý thầy mới tuyển chọn trong tạng Kinh và biên soạn thành Kinh Phật cho người tại gia. Căn bản vẫn là kinh Phật, đặc điểm là liên quan mật thiết đến đời sống và tu tập của người tại gia như đạo đức, xã hội, triết lý, sự nghiệp, phước báo, hạnh phúc. Xưa nay trong thiền môn Phật giáo Việt Nam (Bắc tông) chuyên trì tụng một số bộ kinh tiêu biểu như Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…, thiết nghĩ cần mà chưa đủ. Nên Phật tử cần tụng đọc thêm Kinh Phật cho người tại gia và nhiều kinh khác nữa trong tạng Kinh (Nam và Bắc truyền) để hiểu biết thêm lời Phật dạy về thực tiễn đời sống nhằm ứng dụng hành trì phù hợp, lợi lạc viên mãn hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chuyển hóa ác tâm hủy báng đức Phật
Hỏi - Đáp 10:46 05/11/2024Hỏi: Tôi đang tìm hiểu đạo Phật để tạo một định hướng sống cho mình. Có điều là gần đây ác tâm trong người tôi hay trỗi dậy, đôi lúc có ý nghĩ hủy báng Đức Phật. Thực lòng thì tôi muốn tin vào Phật pháp, vậy tôi phải làm sao?
Hóa giải ác mộng
Hỏi - Đáp 19:40 04/11/2024Hỏi: Hiện tôi có chút vướng mắc là thường xuyên gặp ác mộng, mỗi lần như vậy thì thân thể mệt mỏi, tâm tư khá bất an và lo sợ. Mong được hướng dẫn cách thức tu tập thế nào để chuyển hóa những ác mộng đó?
Ngồi thiền có bị vong nhập?
Hỏi - Đáp 17:45 02/11/2024Tôi có tham gia một khóa thiền 10 ngày. Trong thời gian ngồi thiền, có lúc tôi cảm thấy hơi thở của mình trở nên nặng nhọc, khó thở. Có lúc tôi thấy cơ thể mình có hiện tượng lắc lư nhẹ theo hướng ngả về trước hoặc sau. Xin hỏi, các hiện tượng đó xảy ra trong lúc ngồi thiền có bình thường không?
Bạn phải là người đủ đầy trước
Hỏi - Đáp 10:36 01/11/2024Hỏi: Thầy ơi, tại sao mối quan hệ của con với người yêu luôn căng thẳng, mâu thuẫn và ngột ngạt. Mà chia tay người ấy thì con cảm thấy cô đơn. Thầy giúp con với!
Xem thêm