Thứ ba, 19/12/2017, 10:28 AM

Noel và Phật tử

Xin thưa, ngày Noel - Phật tử hưởng ứng, cũng có một số ít quý thầy cô hưởng ứng, chưa nói là tổ chức Noel tại chùa. Vậy, ngày lễ Phật Đản (chưa nói đến những lễ khác của Phật giáo) có con chiên nào hưởng ứng, có Linh mục nào vào chùa hát bài ca Phật Đản?

Có quan niệm cho rằng, đạo nào cũng du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, chỉ khác nhau là trước hay sau. Đúng, đạo Phật cũng du nhập từ nước ngoài sang, nhưng đạo Phật đã đến Việt Nam trên dưới 2000 năm, đạo Phật đến với lòng từ bi và hòa bình tuyệt đối.
 
Phật giáo đã đến Việt Nam và lấy tinh thần của Phật giáo làm tô đẹp cho tinh thần, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Phật giáo đã ăn sâu vào lòng dân việt như nước với sữa, Phật giáo đã dạy cho chúng ta biết chấp nhận thực tại để sống được bình an và hạnh phúc, để rồi ông cha ta mới thốt lên rằng: “Xuống sông bắt ốc mò cua, lên non đốn củi, vào chùa nghe kinh”.
 
Xuống sông bắt ốc mò cua, lên non đốn củi là để giải quyết đời sống vật chất của gia đình, nhưng việc làm không thể thiếu của dân tộc Việt Nam là vào chùa nghe kinh, vào chùa nghe kinh là để giải quyết đời sống tâm linh, đây là một việc làm không thể thiếu của dân tộc Việt Nam từ xưa và nay.
 
Đạo Phật khuyên người lánh ác làm lành, khuyên thờ cha kính mẹ, Phật không bắt tội ai, không hù dọa ai, không tha tội cho ai mà tội hay không tội, tha hay không tha là chính nơi bản thân mình với mình.
 
Từ thế kỷ XIX, thực dân Pháp chiếm và đô hộ Việt Nam, đem đạo thiên chúa vào Việt Nam để truyền bá nhằm phục vụ cho việc thống lĩnh, mượn tín ngưỡng tâm linh để phục vụ cho chính trị. Mượn tín ngưỡng tâm linh để truyền tư tưởng và nếp sống phương tây vào nhằm xóa đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam vốn có từ bao đời. Đem tín ngưỡng chúa vào để xóa đi tín ngưỡng của dân đối với đạo Phật vốn đã ăn sâu vào lòng dân hơn 1.000 năm lúc bấy giờ.
 
Vì sao như vậy? vì Phật giáo Việt Nam và đất nước Việt Nam là một, đất nước Việt Nam không thể tồn tại nếu Phật giáo Việt Nam không còn nữa. Cho nên, tinh thần của Phật giáo Việt Nam đối với đất nước là tinh thần yêu nước, dựng nước và giữ nước. Vậy, muốn thống lĩnh đất nước Việt Nam thì việc không thể thiếu đó là làm sao đưa Phật giáo ra khỏi lòng dân tộc Việt Nam. Điều này dễ hiểu vì lịch sử đã chứng minh và rõ nhất là Pháp nạn 1963 đã nói lên điều này.
 
Một tinh thần hòa bình, từ bi, đem an lạc cho tâm và thân, đem sự bình an đến muôn loài. Và một tinh thần khác khi đến đâu là chiến tranh đến đó. Báo chí, truyền hình, radio đầy rẫy những cuộc thánh chiến. Thử hỏi, mình nên chọn cho mình con đường nào, hướng đi nào giữa hai con đường như vậy?
 
Đạo Phật không có tư tưởng bành trướng đạo. Cho nên, có những người không biết hoặc biết thì cũng chỉ là biết vậy thôi mặc dù đạo Phật đã có ở Việt Nam từ thời xa xưa. Tuy nhiên, những ai biết đạo Phật, tìm hiểu đạo Phật thì chính người đó biết quay lại với dân tộc, chính người đó đã tìm lại nguồn gốc, Ông bà, Tổ tiên của mình, chính người đó hiểu được ý nghĩa bánh tét, bánh chưng.
 
Và ngược lại, ai không tìm hiểu đạo Phật mà đi tìm hiểu con đường nào khác thì phần lớn là quên hết nguồn gốc của mình, quên luôn cái bánh tét ngày tết mà thay vào đó là ông già noel, cái mũ, cái váy, những bộ áo quần hình thức ông già noel hay là hình thức gì đó của ngày lễ vốn xuất phát từ phương Tây.
 
Đó là nói tinh thần dân tộc, chưa nói tới những người tự xưng là phật tử thuần thành hay là tự cho là những phật tử trí thức mà có biết ngày Thái tử Tất Đạt Đa thành đạo là ngày nào và ý nghĩa của ngày ấy là gì? Và những ngày quan trọng khác trong Phật giáo? Sao mình không nêu cao tinh thần vì đạo? Nhà mình sao mình không dọn và trưng bày văn hóa của nhà mình cho đẹp mà lại đi trưng bày văn hóa của nhà người khác trong nhà mình?
 
Tại sao mình không chỉ bày cho con, em mình biết cái vật dụng văn hóa trong nhà mình là cái gì và trưng bày như thế nào để sau này con, em mình duy trì cho tốt?
Cái của mình là cái chính và không thể thiếu vì đó là thứ gia truyền từ nhiều đời Ông bà để lại, văn hóa nhà người nếu mình có dùng cũng chỉ để làm cho nhà mình thêm đẹp hơn, không thể đem văn hóa nhà người vào để thay thế văn hóa nhà mình hay cứ chăm chút cái của người mà quên đi cái vốn có tốt đẹp của nhà mình.
 
Đó là việc làm bất hiếu với Tổ tiên, Ông bà, bất hiếu với dân tộc, không xứng đáng con cháu tiên rồng.
 
Cũng có người lấy tinh thần Từ bi của đạo Phật, tinh thần hòa đồng và bình đẳng của đạo Phật để bảo hộ cho việc làm của mình đối với những tôn giáo khác. Điển hình là hưởng ứng ngày noel với nhiều hình thức.
Xin thưa, ngày noel phật tử hưởng ứng, cũng có một số ít quý thầy cô hưởng ứng, chưa nói là tổ chức noel tại chùa. Vậy, ngày lễ Phật Đản (chưa nói đến những lễ khác của Phật giáo) có con chiên nào hưởng ứng? có Linh mục nào vào chùa hát bài ca Phật Đản? Chao ôi, sẽ có ngày chùa biến thành nhà thờ, mà trước mắt là chính các vị tu sĩ đang kêu gọi tín đồ phật tử hãy đi nhà thờ.
 
Đạo Phật là đạo của Từ bi nhưng từ bi phải có Trí tuệ, có Trí tuệ vẫn chưa đủ, cần có và phải có cái Dũng, có Dũng cộng thêm Từ bi và Trí tuệ thì mới vượt qua mọi thử thách để đi đúng con đường của Phật được.
phat tu di Noel
 
Phim Tây du ký với hình ảnh 5 thầy trò đến Tây trúc thỉnh kinh, hình ảnh 5 thầy trò có ý nghĩa khác nhau, đơn cử, Ngộ Không là hình ảnh của cái Dũng và Trí tuệ, Đường Tam Tạng là hình ảnh của Từ bi. Nếu Đường Tam Tạng với lòng Từ bi mà không có cái Trí và cái Dũng của Ngộ Không thì Đường Tam Tạng không thể vượt qua 9 lần 9 là 81 nạn để sang Tây Trúc thỉnh kinh được.
 
Nhờ có Trí tuệ, với con mắt trí tuệ mới phân biệt được đâu là ma để dùng cái Dũng mà diệt, đâu là Phật để cúi đầu quy kính lạy. Nếu không có Trí tuệ và Dũng thì Từ bi sẽ bao dung cho tất cả bất luận ma hay quỷ.
 
Ngược lại, ma quỷ càng lợi dụng cái từ bi ấy để đạt được mục đích của mình. Biết bao nhiêu quỷ dữ muốn ăn thịt Đường Tăng bị chết dưới cây gậy Như ý của Ngộ Không. Nếu con quỷ nào biết hối cải, thành tâm sửa đổi thì được tha mạng và được chư vị Phật, Bồ tát thu phục để tu tâm dưỡng tính, đó mới chính là lòng từ bi có Trí tuệ của đạo Phật.
 
Đừng nghĩ rằng chúng ta phải khác và phải đẹp hơn Công giáo là ở chỗ ta chấp nhận họ, trong khi họ xấu hơn ta vì họ ko chấp nhận ta. Hay, đừng học theo đường hướng của Sư ông Làng Mai trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Mình cần phải biết không gian và thời gian mà Sư ông Làng Mai đang ở là đâu? Và mình đang ở đâu?
 
Tại Việt Nam, một số tôn giáo đang ráo riết thực hiện hành vi cải đạo mà tôn giáo họ nhắm đến là Phật giáo, thành phần họ nhắm đến là phật tử Việt Nam. Vậy, hiện tại, mình chấp nhận họ có nghĩa mình đang giơ hai tay ủng hộ họ cứ làm công việc cải đạo cho tín đồ Phật giáo? Mình đi phát quà trong lễ noel đồng nghĩa mình gửi đến với mọi người rằng hãy mong chờ ngày noel, hãy ghi nhớ ngày noel vào trong tâm khảm?
 
Tại sao sao mình không phát quà trong lễ vía Phật A Di Đà vừa qua, hay ngày lễ Phật Thành Đạo sắp tới? (hay những ngày khác của Phật giáo) để mọi người cùng tưởng nhớ.
 
Hay chính mình cũng không biết đến những ngày đó?
 
Đừng cho rằng mình là trí thức thì mọi người cũng trí thức như mình, đừng cho rằng tất cả đều là bậc trí để nhìn thấy được việc làm của mình. Chưa nói là bậc trí có 2 loại đó là bậc trí của thế gian và bậc trí của xuất thế gian. Chỉ cần cái trí của thế gian để làm việc của thế gian nhưng phải dùng đến trí của xuất thế gian mới làm được việc xuất thế gian.
 
Không đứng gọn trong bốn bức tường của trí thế gian mà ngước cao cổ tự cho mình đúng, phê mọi người là cố chấp. Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu để lại quả tim bất diệt và ân đức của Ngài đã đi vào lòng con Phật, phải chăng ngài tự thiêu là vì cố chấp? những Thánh tử đạo đã vì đạo mà hy sinh lẽ nào những vị ấy không có lòng từ bi sao?
 
Mình không cần nâng cao vẻ đẹp Phật pháp để những ai là con chiên thấy mà theo Phật, Phật pháp vốn đẹp xưa nay, không cần nâng. Đạo Phật không hơn thua với ai, không cải đạo ai, nếu Phật giáo cũng đi cải đạo, cũng lôi kéo, cũng rình rập trong bóng tối thì Phật giáo không còn là Phật giáo nữa. Đạo Phật không đem chiến tranh đến với ai, đạo Phật không khuyên con chiên hãy bỏ chúa để theo Phật. Tất cả những cái như vậy là vẻ đẹp trên tất cả các vẻ đẹp mà Phật giáo đã có rồi.
 
Đạo Phật không cần chúng ta, đạo Phật là chân lý, con người chúng ta cần đến đạo Phật để hoàn thiện chính mình. Con người sẽ bại hoại nếu thiếu đi chất Phật, nhưng không có con người thì chân lý vẫn là chân lý.
 
Một lần gần nhất, tôi được vinh hạnh tham gia lớp học Phật pháp của Lý Tưởng Lam, tôi ghi nhớ thật kỹ một điều mà thầy Chủ nhiệm dạy trong đề tài “Bổn phận phật tử tại gia”, tôi xin mạn phép nêu để chia sẻ cùng mọi người một ý nhỏ: “...là phật tử thì phải tin Phật, nhưng tin Phật chưa đủ, cần phải hiểu Phật.
 
Tin chưa đủ, phải hiểu, mà hiểu thì phải hiểu cho đúng với Phật, hiểu mà không đúng với Phật là phỉ báng Phật. Tin mà không đúng là mê tín, nặng hơn nữa là cuồng tín mà cuồng tín thì dễ dẫn đến hành động gây tổn thương cho mình và cho người, mà trước hết là làm tổn thương Phật, làm Pháp thân của Phật chảy máu…”.

Ghi chú: Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn và cách hành văn riêng của tác giả

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm