Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 11/09/2019, 14:30 PM

Hình thức và số lượng kinh A Hàm (I)

Ngày nay, khi nói đến kinh A Hàm là để chỉ cho bốn bộ Trường , Trung, Tăng Nhất và Tạp A Hàm. Từ A Hàm là phiên âm Hán của từ Agama trong tiếng Phạn. Hán dịch của từ Agama có rất nhiều nghĩa: Thú vô, Pháp quy, Vô tỷ pháp, Truyền giáo…

 >>Sách Phật giáo

Theo Pháp Hoa Luận Sớ có nêu giải thích của Ngài Đạo An đời Đông Tấn rằng: Gọi là Thú vô vì tất cả các pháp đều hướng đến pháp “Không”cứu kính.

Bài liên quan

Theo Hữu Bộ thì Phật Pháp nói trong thời A Hàm là Vô thượng, không có một pháp nào có thể so sánh được, không có pháp nào hơn nữa, nên gọi là Vô tỷ pháp. Theo Ngài Tăng Triệu thì dịch là Pháp quy, vì đó là căn nguyên của hết thảy các thiện pháp, là khu rừng thâu tóm tất cả, vừa uyên bác, vừa phong phú, vừa bao la, thuyết minh dấu tích của hiền ngu, tội phúc, phân tích về nguyên do chân nguỵ, dị đồng… Đạo do đây mà phát khởi, pháp do đây mà tồn tại, ví như nước trăm sông đều chảy về biển cả, cho nên gọi là Pháp quy. Lại nữa trong cuốn A Hàm Tuyển Chú nói :“Agama đúng nghĩa gốc của Phạn ngữ là truyền trao, nghĩa là thầy truyền cho trò từ thế hệ này qua thế hệ khác, nên gọi là Agama”.

Đại Tạng Kinh A Hàm (Trọn bộ 13 cuốn)

Đại Tạng Kinh A Hàm (Trọn bộ 13 cuốn)

Trường A Hàm ( Dìrghà Agama)

Bài liên quan

Vấn đề tên gọi của Trường A Hàm có nhiều thuyết khác nhau. Theo Tứ Phận luật quyển 54, Ngũ Phận luật quyển 30, Du già sư địa luận quyển 85. … thì kinh này tập hợp những bài pháp thoại dài của Đức Thế Tôn mà thành. Tát bà đa tỳ ni tỳ bà sa quyển 1 lại cho rằng kinh này chuyên đả phá các ngoại đạo nên gọi là Trường A Hàm. Luận Phân biệt công đức quyển 1 thì giải thích: Trường là trình bày những sự việc xa xưa, trải qua nhiều kiếp. Thực tế thì khi đọc lại Trường A Hàm kinh thì chúng ta thấy rằng đây đúng là những bài pháp thoại rất dài, trình bày nhiều vấn đề, nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng nhiều giáo lý căn bản. Kinh Trường A Hàm tương đương với kinh Trường bộ của Nikaya. Gồm 22 quyển, 30 kinh được chia thành bốn phần.

Kinh Trường A Hàm tương đương với kinh Trường bộ của Nikaya. Gồm 22 quyển, 30 kinh được chia thành bốn phần.

Kinh Trường A Hàm tương đương với kinh Trường bộ của Nikaya. Gồm 22 quyển, 30 kinh được chia thành bốn phần.

– Phần một (Gồm 4 kinh nói về sự tích của chư Phật và các vấn đề liên quan ) : Kinh Đại Bản Duyên, Kinh Du Hành , Kinh Điển Tôn, Kinh Xà Ni Sa

– Phần hai ( Tổng cộng 15 kinh, trình bày các phương pháp, nguyên tắc tu tập và cương yếu giáo lý Phật thuyết ): Kinh Tiểu Duyên, Kinh Chuyển Luân Thánh Vương tu hành, Kinh Tệ Túc, Kinh Tán Đà Na,   Kinh Chúng Tập, Kinh Thập Thượng, Kinh Tăng Nhất, Kinh Tam Tụ,  Kinh Đại Duyên Phương Tiện,  Kinh Thích Đề Hoàn Nhân Vấn, Kinh A Nậu Di, Kinh Thiện Sinh, Kinh Thanh Tịnh, Kinh Tự Hoan Hỷ, Kinh Đại Hội.

Bài liên quan

– Phần ba ( Gồm 10 kinh nói về các vấn nạn của ngoại đạo và những dị thuyết ): Kinh A Ma  Chú , Kinh Phạm Động, Kinh Chủng Đức, Kinh Cứu La Đàn Đầu ,  Kinh Kiên Cố, Kinh Loã hình Phạm Chí,  Kinh Tam Minh, Kinh Sa .môn quả , Kinh Bố  Tra Bà Lâu , Kinh Lộ Già.

– Phần bốn (Gồm 1 kinh nói  tướng trạng khởi nguyên và hoại diệt của vũ trụ gồm mười hai phẩm…): Kinh thế kí.

Trung A Hàm (Madhyam Agama)

Trung A Hàm là sự sắp xếp các kinh ở mức độ vừa phải, không dài không ngắn. Nội dung chủ yếu lấy việc tự thuật giáo nghĩa của Đức Phật và các đệ tử là chính. Thỉnh thoảng cũng nói về những điều răn dạy của Đức Phật với các đệ tử, các bậc vương giả, cư sĩ và ngoại đạo.v.v… nghĩa lý hợp với lý trung đạo, chú trọng ở thâm nhập Tứ đế, biện luận khúc triết tính Không, phá trừ nghi hoặc. Do đó, đây là giáo lý chuyên sâu cho sự nghiên cứu tu tập. Trung A Hàm tương đương với Trung bộ kinh của Nikaya. Toàn kinh gồm 60 quyển, chia làm 5 tụng, 18 phẩm và 222 kinh.

Trung A Hàm là sự sắp xếp các kinh ở mức độ vừa phải, không dài không ngắn. Nội dung chủ yếu lấy việc tự thuật giáo nghĩa của Đức Phật và các đệ tử là chính.

Trung A Hàm là sự sắp xếp các kinh ở mức độ vừa phải, không dài không ngắn. Nội dung chủ yếu lấy việc tự thuật giáo nghĩa của Đức Phật và các đệ tử là chính.

– Phẩm Thất pháp: (10 kinh) Từ kinh Thiện Pháp số một đến kinh Lậu Tận số mười. Nội dung mỗi kinh trình bày bảy vấn đề, như bảy thiện pháp, bảy tiến trình tu hành giải thoát, bảy phương pháp đoạn trừ lậu hoặc…

Bài liên quan

– Phẩm Nghiệp tương ứng (10 kinh): Từ kinh Ví dụ hạt muối số 11 đến kinh Ba la lao số 20. Nội dung giải thích về Nghiệp, bao gồm ba thứ nghiệp: thân, khẩu và ý nghiệp. Về thân nghiệp có 3, khẩu nghiệp có 4 và ý nghiệp có 3, tổng cộng là mười nghiệp thiện và mười nghiệp ác. Hễ tạo mười nghiệp thiện thì thụ quả báo tốt, nếu tạo mười nghiệp ác thì chịu quả báo xấu. Thời gian thụ quả, đức Phật khẳng định có ba: Hiện báo, quả báo hiện tại; Hậu báo, quả báo đời sau và Sinh báo, quả báo trải qua nhiều đời sau mới phải chịu.

– Phẩm Xá lê tử tương ưng (11 kinh): Từ kinh Đẳng tâm số 21 đến kinh Phân biệt thánh đế số 31. Hầu hết các kinh trong phẩm này đều do Tôn giả Xá Lợi Pất giải thích, đồng thời đề cập đến những khả năng, đạo đức và trí tuệ của cá nhân Ngài.

– Phẩm Vị tằng hữu pháp (10 kinh): Từ kinh Vị tằng hữu pháp số 32 đến kinh Thủ trưởng giả số 41. Nội dung trình bày về những pháp chưa từng có, tức là những vấn đề đặc biệt kỳ diệu. Như kinh Vị tằng hữu pháp lược thuật tiểu sử Đức Thích Ca từ thời Phật Ca Diếp cho đến khi giáng sinh, xuất gia tu hành, thành đạo, giáo hoá chúng sinh, nhập Niết Bàn. Kinh Thủ trưởng giả đề cập Tứ nhiếp pháp, bốn pháp hạnh của Bồ tát trên đường hành Bồ tát đạo.

– Phẩm Tập tương ưng (16 kinh): Từ kinh Hà nghĩa số 42 đến kinh Vị Tỷ khiêu thuyết số 57. Nội dung nói về những nguyên nhân đưa đến kết quả, nghĩa là do nhân tu tập nên được giải thoát và ngược lại. Như kinh Hà nghĩa, Đức Phật giải thích cho tôn giả A Nan biết do sự giữ giới nên thành tựu trí tuệ giải thoát và thành tựu về pháp.

(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

– Phẩm Vương tương ưng (14 kinh): Từ kinh Thất bảo số 58 đến kinh Bệ tứ số 71. Nội dung trình bày về nhân cách, phúc báo, sự trị nước an dân và xuất gia tu hành của Chuyển luân thánh vương. Trong đó phần lớn là tiền thân của Đức Phật Thích Ca.

– Phẩm Trường thọ vương (15 kinh): Từ kinh Trường thọ vương bản khởi số 72 đến kinh Thuyết xứ số 86. Nội dung nói về thân Phật Thích Ca bị vua Phạm ma đạt, tiền thân là Đề Bà Đạt Đa bắt xử tử. Nhưng Trường Thọ Vương đã khuyên con là Thái tử Trường Sinh, tiền thân Ngài A Nan không nên lấy oán báo oán, trái lại phải lấy tình thương xoá bỏ hận thù. Thái tử vâng lời phụ vương dạy, nên oán thù đã tiêu tan. Đồng thời nội dung còn đề cập đến một số vấn đề về giới luật.

Bài liên quan

– Phẩm Uế ( 10 kinh ): Từ kinh Uế phẩm số 87 đến kinh Vô số 96. Đại ý Ngài Xá Lợi Phất đề cập bốn hạng người ô uế, đó là: Hạng người có tâm ô uế nhưng không tự biết, hạng người có tâm ô uế và biết mình có tâm ô uế, hạng người không có tâm ô uế nhưng không tự biết, hạng người không có tâm ô uế và biết mình không có tâm ô uế. Cuối cùng Ngài kết luận hạng biết mình là cao thượng, hạng không biết mình là thấp hèn, và đề cập một số vấn đề ô uế khác.

– Phẩm Nhân (10 kinh): Từ kinh Đại nhân số 97 đến kinh Tưởng số 106. Đại ý Đức Phật giải thích về lý nhân duyên, nghĩa là tất cả pháp đều do nhân duyên sinh và do nhân duyên diệt. Không phải tự nhiên mà có, không phải do Phạm thiên hay đấng thần linh nào sáng tạo. Đồng thời trên cơ sở nhân duyên, Đức Phật nhấn mạnh: Do nhân tu hành nên được đạo quả giải thoát và ngược lại, nếu không tu hành thì không được giải thoát.

– Phẩm Lâm (10 kinh): Từ kinh Lâm số 107 đến kinh Cù Đàm Di só 116. Đức Phật diễn tả đời sống tu  hành của một Tỷ khiêu trong khu rừng thanh vắng, do sự tu hành tinh tiến nên được tịch tịnh, được chính trí, chính niệm chứng Niết Bàn. Đặc biệt kinh Cù Đàm Di số 16 còn đề cập đến trường hơp Cù Đàm Di mẫu xuất gia tu hành chứng quả A La Hán, tức là giới thiệu sự xuất hiện của Tỷ khiêu ni trong giáo đoàn của Phật.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

– Phẩm Đại (25 kinh): Từ kinh Nhu nhuyến số 117 đến kinh Dụ số 141. Đức Phật nhấn mạnh về đức tính tối thắng, tối tôn, tối thượng của Phật. Do năng lực lớn ấy nên Ngài đã chế ngự được dục vọng, vượt qua tất cả những khó khăn thử thách, chiến thắng ma vương và thành đạo…

– Phẩm Phạm chí (20 kinh): Từ kinh Võ thế số 142 đến kinh Phạm ma số 161. Đại ý đề cập đến những cuộc đối thoại giữa các Phạm chí với Đức Phật và chúng Tăng. Như kinh  Toán Số Mục Kiền Liên số 144, Phạm chí Toán số Mục Kiền Liên hỏi Phật phương pháp giáo hoá tuần tự về Pháp Luật. Kinh Cù Mặc Mục Kiền Liên số 145, Ngài A Nan trả lời một Bà la môn về việc Tỷ khiêu làm thế nào để đủ tư cách lãnh đạo chúng Tăng sau khi Phật diệt độ…

Bài liên quan

– Phẩm Căn bản phân biệt (10 kinh): Từ kinh Phân biệt lục giới số 162 đến kinh Phân biệt đại nghiệp số 171. Giải thích về những pháp căn bản, như phân biệt về sáu giới: địa, thuỷ, hoả, phong, không, thức và sáu xứ: Nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý và sắc, thanh, hương, vị , xúc, pháp…

– Phẩm Tâm (10 kinh): Từ kinh Tâm số 172 đến kinh Đa giới số 181. Đức Phật đề cập đến các loại Tâm, như đức Phật đã nhấn mạnh: Tâm dẫn đầu các pháp, Tâm làm cho nhiễm trước, Tâm phát khởi tự tại .. và kinh Phù di số 173 đề cập đến Tâm ước nguyện, tức là lòng mong muốn. Do sự mong muốn nên các Tỷ khiêu mới tu hành chứng quả giải thoát…

– Phẩm Song (10 kinh): Từ kinh Mã ấp số 182 đến kinh Đại không số 191. Đại ý mỗi kinh Đức Phật trình bày từng cặp vấn đề. Về tên kinh thì có hai như kinh Mã ấp 1 và 2… Về nội dung và đề tài thì Đức Phật trình bày từng cặp đối nhau, như thiện đối với ác, chính đối với tà, lớn đối với nhỏ, tiểu không đối với đại không …

– Phẩm Đại (10 kinh): Từ kinh Ca lâu ô đà di số 192 đến kinh Trà đế số 201. Nội dung Đức Phật đề cập đến những vấn đề Giới luật. Trên cơ sở liên hệ, đức Phật đã chế ra những giới điều theo từng trường hợp một. Như kinh Ca lâu ô đà di số 192 đề đến giới không ăn quá ngọ và việc khất thực phi thời. Kinh  Đầu lê phá quần ma số 193 cấm Tỷ khiêu không được tự ý giao thiệp, nói chuyện với Tỷ khiêu ni tại chỗ khuất…

– Phẩm Ba La Lợi (10 kinh): Từ kinh Trì trai số 202 đến kinh Đại Câu Hy La số 211. Đại ý đề cập đến những phiền não và sự diệt trừ phiền não được giải thoát, nhập Niết Bàn, nhập Diệt tận định. Đồng thời còn đề cập đến hai loại tìm cầu, một là tìm cầu của thánh nhân, hai là không phải.

– Phẩm Lệ (11 kinh): Từ kinh Nhất thiết trí số 212 đến kinh Lệ số 222. Đại ý Đức Phật nhấn mạnh, nếu Tỷ khiêu muốn tổng tri, biệt tri vô minh và đoạn trừ vô minh thì phải tu tập những pháp căn bản sau đây: Tứ niệm xứ, Tứ chính cần, Tứ như ý túc, Tứ thiền, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chính đạo, Mười biến xứ, Mười pháp vô học và quan điểm của đức Phật đối với những vấn đề siêu hình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

"Đường xưa mây trắng" giúp diễn viên Trương Ngọc Ánh tìm được bình yên

Sách Phật giáo 10:56 13/11/2024

Trương Ngọc Ánh kể khi ly hôn, chị chơi vơi. Thông điệp cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của Thiền sư Nhất Hạnh giúp chị tìm được bình yên trong lòng.

Sách là một công cụ giúp con người thiền định

Sách Phật giáo 15:27 12/11/2024

Theo Niel Seligman (Diễn giả quốc tế về thiền định và kỹ năng sống), thiền và đọc sách có điểm chung là giúp con người tiến vào sự tập trung cao độ.

Cuốn sách giá trị về cuộc đời Đại sư Huyền Trang

Sách Phật giáo 17:03 07/11/2024

“Cuộc đời và sự nghiệp của Đại sư Huyền Trang” của Thích Tuệ Lập và Thích Ngạn Tông, do Nguyễn Phố dịch, NXB Dân Trí ấn hành là tác phẩm không thể thiếu cho những ai quan tâm đến Phật giáo, lịch sử và văn hóa nhà thiền.

TS Trần Hữu Đức chia sẻ cách ngừng khổ và tạo phúc

Sách Phật giáo 11:32 05/11/2024

“Hạnh phúc không mọc trên cây” là một tác phẩm đặc biệt được chấp bút bởi TS Trần Hữu Đức dành cho những ai đang gặp bế tắc, đau khổ, loay hoay trên con đường đi tìm hạnh phúc.

Xem thêm