Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/05/2024, 11:10 AM

Nói về Giảng sư và vấn đề đào tạo Giảng sư trong Phật giáo

Một vị giảng sư trước hết phải có phẩm chất đạo hạnh tư cách đạo đức; học hỏi kỹ càng thông đạt Kinh Luật Luận, nắm vững, thực hành giáo lý Phật giáo, sống đúng với tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật thì mới được gọi là vị giảng sư chân chính của Phật giáo.

Giảng sư trong Phật giáo là những người am hiểu Phật pháp, thuyết giảng kinh Phật, chân lý Phật, tư tưởng giáo lý Phật giáo cho nhân dân đồng bào Phật tử nghe hiểu và thực hành theo để có đời sống lương thiện tích cực ý nghĩa theo tinh thần của Phật giáo.

Giảng là trình bày cụ thể rõ ràng cặn kẽ cho người nghe dễ hiểu, dễ nắm bắt vấn đề.

Sư ở đây là thầy, chỉ cho những người xuất gia tu hành theo Phật giáo. Giảng sư tiếng Hán là 法師 (Pháp sư) tức người giảng Phật pháp. 

Trách nhiệm của một người xuất gia tu hành, không chỉ học hỏi cặn kẽ, hiểu thông Kinh, Luật, Luận, sống thực hành theo chân lý Phật mà còn phải đem những điều mình hiểu, mình thực hành có kết quả chia sẻ, giảng giải cho đồng bào Phật tử và những người có duyên muốn nghe.

Phật dạy thuyết Pháp cho người phải có đủ năm đức

02

Trong Đại phẩm, đức Phật thường dạy: “Này các thầy Tỳ-kheo, hãy đi đi, đi khắp nơi vì lợi lạc và hạnh phúc của số đông, vì lòng từ bi đối với cuộc đời, vì lợi lạc và hạnh phúc của chư thiên và loài người. Chớ đi hai người chung đường với nhau. Này các thầy Tỳ-kheo, hãy thuyết giảng giáo pháp cao thượng ở phần đầu, cao thượng ở phần giữa và cao thượng ở phần cuối, cả về ý nghĩa lẫn văn cú.

Hãy giảng giải sự trọn vẹn viên mãn, đời sống thanh tịnh của trạng thái cao thượng. Có những người mà trí óc chỉ bị lu mờ vì đôi chút bụi bặm, nếu không được nghe pháp thì họ không thể được giải thoát; những người ấy sẽ hiểu pháp”.

Đức Phật đã tuyên thuyết điều Ngài biết, Ngài làm. Đấy là sự chân thật. Kinh Phật thuyết Như vậy, Đức Phật dạy: “Điều gì Như Lai nói, tuyên bố, nói rõ lên; tất cả là như vậy, không có khác được nên được gọi Như Lai”. “Này các Tỳ-kheo, Như Lai nói gì thì làm vậy, làm gì thì nói vậy, nên được gọi là Như Lai”.

Trưởng lão Xá-lợi-phất tuân theo lời Đức Phật, huấn luyện chỉ bảo cho các vị tỳ kheo giảng sư sắp đi hoằng pháp ở phương xa. Tôn giả vừa giả định các câu hỏi sẽ được đặt ra cho các giảng sư rồi tự nói câu trả lời: “Đạo sư của Tôn giả nói gì, tuyên bố gì? Được hỏi như vậy, này các Hiền giả, các Hiền giả phải trả lời: Này chư vị, bậc Đạo sư của chúng tôi nói đến sự điều phục dục và tham. (Tương ưng bộ).

Tuân theo lời dạy của Đức Phật, các thầy Tỳ-kheo đã đi khắp nơi, đến các làng mạc, vùng sâu vùng xa, các thành thị, các xứ sở; đến với mọi người thuộc mọi thành phần, đẳng cấp để giảng nói chân lý nhiệm mầu của đức Phật.

Vị giảng sư cần giữ 5 nguyên tắc về việc thuyết giảng Phật pháp:

Một là, thuyết pháp theo thứ lớp, từ thấp đến cao;

Hai là thuyết y theo các pháp môn của kinh điển, không được sai lầm

Ba là thuyết pháp vì lòng từ bi, muốn lợi ích cho mọi người;

Bốn là thuyết pháp không phải vì lợi ích cá nhân của mình, không mong được đền đáp

Năm là không được tự khen mình, chê bai người khác, tôn giáo khác

Trong kinh Ưu Bà tắc giới đức Phật còn chỉ dạy chi tiết 16 điều cần ghi nhớ trong việc thuyết giảng Phật pháp : 1. Thuyết giảng tùy thời; 2. Thuyết giảng hết lòng; 3.Thuyết giảng theo thứ tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao; 4. Thuyết giảng một cách hòa hợp; 5. Thuyết giảng đúng theo nghĩa lý; 6. Thuyết giảng với tâm hoan hỷ; 7. Tùy ý thuyết giảng; 8. Không khinh thường thính chúng; 9. Không mắng chửi thính chúng; 10. Giảng đúng như pháp; 11. Nói pháp lợi mình và lợi người; 12. Nói pháp không tán loạn; 13. Nói pháp hợp nghĩa lý; 14. Nói chân chính; 15. Giảng pháp với tâm không kiêu mạn; 16. Giảng Phật pháp không cần người đền ơn.

Nói tóm lại một vị giảng sư trước hết phải có phẩm chất đạo hạnh tư cách đạo đức; học hỏi kỹ càng thông đạt Kinh Luật Luận, nắm vững, thực hành giáo lý Phật giáo, sống đúng với tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật thì mới được gọi là vị giảng sư chân chính của Phật giáo.

Hiện nay có 2 nơi, một là ở khu vực phía Nam (chùa Hoà Khánh) hai là ở phía Bắc (chùa Vạn Phúc) chuyên đào tạo Cao cấp Giảng sư và Trung cấp Giảng sư thuộc Ban Hoằng pháp trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, khoa Hoằng pháp thuộc Học viện Phật giáo Việt Nam TP. HCM cũng đào tạo chuyên ngành Hoằng pháp.

Khi có các vị Giảng sư trẻ đến thưa hỏi về định hướng, phương pháp hành đạo, cách thức giảng Phật pháp, chúng tôi thường chân thật khuyên mấy điều:

- Một là hãy dành thời gian học hỏi nghiên cứu Kinh Luật Luận, giáo lý Phật học cho thật chắc chắn vững vàng, chỗ nào chưa thông nên thưa hỏi các bậc tôn túc Hoà Thượng đi trước.

- Hai là sống, tư duy chiêm nghiệm, tu tập thực hành nghiêm túc các kinh, các pháp, giáo lý đã học.

- Nên giảng đúng những điều đức Phật đã dạy giúp người nghe có thể hiểu, thực hành đạt được an lạc, chuyển hóa khổ đau. Không nên giảng, suy diễn cá nhân theo trào lưu, xu thế.

- Chỉ nên giảng những điều mà mình đã hiểu thấu đáo chắc chắn, đã thực hành có kết quả bớt khổ, an lạc. Không nên tùy tiện giảng những vấn đề mình còn mơ hồ không chắc chắn, không thuộc giáo lý Phật giáo.

- Nên dùng thái độ khiêm cung, chân thật mà giảng giải Phật pháp, tránh khoe khoang, khoa trương tự cao tự đại.

- Tránh đề cập đến chính trị, phê phán tôn giáo, tín ngưỡng ngoài Phật giáo.

- Theo lời Phật dạy, trên đền bốn ơn, dưới cứu ba cõi mà tuyên dương Phật pháp. Chứ tuyệt không phải có tâm thể cầu danh, mong lợi, muốn nổi tiếng mà đi giảng Phật pháp.

- Những người chưa am tường Phật pháp, chưa tư duy chiêm nghiệm thấu đáo, chưa sống, thực hành nghiêm túc giáo lý Phật giáo thì không phải là giảng sư, cũng không thể giảng Phật pháp được. Nếu đi giảng Phật pháp chỉ là có hại cho bản thân, hại cho mọi người và có hại cho Phật giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chân dung người cư sĩ

Kiến thức 10:41 17/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú giữa dân chúng Sakka, trong vườn cây bàn. Rồi Mahànàma đi đến đảnh lễ Thế Tôn: - Cho đến thế nào, bạch Thế Tôn, là người Cư sĩ?

Trái tim nhân từ

Kiến thức 09:42 17/05/2024

Theo đạo Nho, có năm điều căn bản để bảo vệ tam cương, đó là nhân, lễ, nghĩa, trí và tín. Năm việc này quan trọng nhất của con người trong mối quan hệ xã hội. Mở đầu là lòng nhân từ, tức tình thương giữa những người đồng loại và cuối cùng là tín, tức niềm tin.

Nhân mùa Phật Đản bàn về tích đản sanh

Kiến thức 09:12 17/05/2024

Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịch là hoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.

Ý nghĩa của nghi lễ tắm Phật

Kiến thức 08:49 17/05/2024

Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng.

Xem thêm