Thứ năm, 16/05/2024, 19:00 PM

Người niệm Phật phải biết rõ tất cả sắc tướng đều như huyễn

Cho đến các vị tu mà còn đắm ưa chuỗi tốt; tượng đẹp, hoặc cảnh giới lành, cũng thuộc về tâm tham nhiễm. Phải nên xem đó là những phương tiện, hoặc cảnh nhân duyên như huyễn, chớ sanh lòng tham trước.

Như bài trước đã lược nói qua sự tham ngũ dục thô phù dễ thấy. Ngoài ra còn mối tham nhiễm ẩn sâu vi tế, mà người tu cần phải lưu tâm. Chẳng hạn như số tiền trăm vạn không làm cho tham, nhưng số bạc triệu tỷ có thể khiến phải động tâm; sắc đẹp tầm thường dễ dàng lướt qua, song giai nhân tuyệt mỹ có năng lực giục người mê lụy.

Cho đến các vị tu mà còn đắm ưa chuỗi tốt; tượng đẹp, hoặc cảnh giới lành, cũng thuộc về tâm tham nhiễm. Phải nên xem đó là những phương tiện, hoặc cảnh nhân duyên như huyễn, chớ sanh lòng tham trước. Để phân tích tâm trạng này, xin đưa ra ba câu chuyện với tính cách hiểu dụ từ cạn đến sâu:

Thuở xưa bên Trung Hoa có một vị quan nổi tiếng là thanh liêm, ai đưa vàng bạc lo lót, cũng đều nghiêm trách không nhận. Nhưng độ nọ, một nhà hào phú vì muốn nhờ giải quyết việc riêng có tánh cách đặc biệt, nên hối lộ đến mười vạn quan tiền. Vị quan liền thâu nhận. Sau đó người bạn hỏi duyên cớ, ông đáp: "Số tiền mười vạn có thể thông cảm với thần minh", (tiền chí thập vạn khả dĩ thông thần). Vị quan trên chỉ có thể thanh liêm được với số tiền nhỏ, nhưng không thanh liêm nổi với số tiền quá lớn. Đây là lòng tham nhiễm ẩn sâu.

Buông bỏ vạn duyên để niệm Phật thì có thể tự tại vãng sanh

261184144_1355841981537495_3455582574854904382_n (2)

Lại câu chuyện đời Minh. Một hôm Liên Trì đại sư ngồi nói chuyện với khách tăng. Ông khách than: "Người tu đời nay hầu hết đều đắm nhiễm về danh lợi”.

Đại sư nói: "Tôi thấy Ngài là bậc thanh khiết, vì từ trước đến nay đã chối bỏ hết danh lợi người ta đem đến cho mình”.

Khách tăng nghe xong gương mặt thoáng lộ nét hoan hỉ. Vị tăng này tuy không thích những danh vọng thông thường, nhưng còn ưa được tiếng thanh cao tuyệt tục. Đây là tâm tham nhiễm thâm trầm vi tế.

Thêm một chuyện trong thiền môn. Có bà lão nhiều đạo tâm, cất ngôi tịnh am lo đầy đủ tứ sự cúng dường ủng hộ một vị tham thiền tu niệm. Qua hai chục năm, một hôm bà lão dặn bảo cô con gái rằng:

- Bữa nay, sau khi đem cơm cho Sư thọ trai xong, con thừa lúc bất ngờ ôm ngay sư mà hỏi: "Lúc này như thế nào?". Sư trả lời ra sao, con vào đây thuật lại cho mẹ rõ.

Cô con gái y như lời, ôm sư gạn hỏi. Sư đáp: "Khô mộc ỷ hàn nham, tam đông vô noãn khí”. Ý sư muốn bảo: "Mình chẳng mảy may động tâm về sắc dục, ví như cây khô nương tựa gộp đá lạnh, lại ở vào ba tháng mùa đông, tìm một chút hơi ấm cũng không có”.

Cô con gái trở vào thuật lại, lão bà không vui, bảo:

- Thật uổng công ta hai mươi năm lo lắng, không ngờ chỉ ủng hộ một kẻ phàm phu!

Nói xong, lão bà ra đuổi nhà sư đi, rồi châm lửa đốt luôn cái am…

Thật ra, tu đến trình độ của Sư, đời nay cũng ít có. Còn lão bà vốn một vị Bồ Tát, hành động đốt am là muốn khai ngộ cho thiền sư. Tại sao thế? Bởi sư tuy không động tâm về sắc dục, nhưng còn thấy mình thanh tịnh, còn trụ tâm nơi tướng vắng lặng không không của thiền định, tức chưa được đại triệt đại ngộ. Để phân tích thêm cho rõ, thiền môn có ba cửa ải phải vượt qua là: Bản Tham quan, Trùng quan và Lao quan.

Người tu thiền tham thoại đầu đến khi phá được nghi tình, tỏ suốt ý tây lai, nhìn rõ mặt mày trước khi cha mẹ chưa sanh, tức đã vượt qua cửa ải thứ nhất, gọi là "Phá Bản Tham". Đến trình độ này, dù đã dứt được tưởng tâm hư vọng từ vô thỉ, nhưng còn cảnh giới năng sở đối đãi của quán trí, hãy chưa tuyệt tướng quên tình. Cho nên tuy đã vô tâm cùng thế sự, nhưng đối với đại đạo vẫn cách một lớp cửa dày dặn trập trùng.

Cổ đức bảo:

“Chớ gọi vô tâm nguyên thật đạo.

Vô tâm còn cách một trùng quan!”

Chính là ý này. Nhà sư trên tuy đã đạt đến cảnh giới khá cao, nhưng hãy còn trụ tâm nơi tịnh tướng. Đây cũng là một sự tham nhiễm vi tế, mà người tu cần phải dứt trừ.

Người niệm Phật cũng thế. Phải rõ tất cả sắc tướng đều như huyễn, dù tu đến cảnh giới nhất tâm, thấy hoa sen báu, các tướng tốt, hoặc chư Phật, Bồ Tát hiện thân, nên biết đó chẳng qua là do nhân lành cảm quả lành, cứ an nhiên đừng đắm nhiễm tham trước, cũng không nên phủ nhận. Như vậy mới gọi là hiểu ngộ lý: "Như thật bất không" của tạng tâm. 

Trích “Niệm Phật Thập Yếu”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm