Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 26/03/2024, 07:14 AM

Hòa thượng Thích Hải Ấn: Giảng sư cần 5 điều phải rõ ràng, minh bạch

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, trụ trì chùa Từ Đàm chia sẻ về giảng pháp, nghe pháp trong thời buổi có nhiều bài giảng bị phản ứng trên mạng hiện nay.

Hòa thượng Thích Hải Ấn

Hòa thượng Thích Hải Ấn

PV: Bạch Hòa thượng để có một buổi thuyết giảng, giảng sư cần chuẩn bị những gì?

- Hòa thượng Thích Hải Ấn: Để có một buổi thuyết giảng tốt, người giảng sư cần chuẩn bị cho mình một số điều cần thiết sau đây:

- Cần có đạo đức tu tập, nghĩa là hiểu rõ cung cách, oai nghi theo đúng với những gì trong đạo Phật đã dạy cho mình. Tức phải đủ chuẩn mực oai nghi của một vị giảng sư nói pháp cho Phật tử.

- Cần có kỹ năng nói trước công chúng, lời nói phải rõ ràng dễ hiểu và phù hợp với quần chúng địa phương và nhất là cần phải giản đơn, không nên văn hoa triết lý quá, làm cho quần chúng khó hiểu lời của mình thuyết.

- Cần có những điều mà Đức Phật dạy cho người hoằng hoá giáo lý cũng như đạo đức mà Đức Phật đã dạy.

Nói chung Phật dạy có năm điều mà một vị giảng sư cần có mà kinh dạy đó là ngũ minh, tức là 5 điều cần phải rõ ràng, minh bạch, đó là:

1. Thanh minh: Đây là môn học về ngữ môn văn tự, về âm thanh và về văn học. Giảng sư cần hiểu rõ các tiếng nói của địa phương mình đến thuyết giảng mà hiện nay chúng ta gọi là biết rành ngoại ngữ nơi mình đến thuyết giảng.

 2. Nội minh: Là học hết các giáo lý căn bản mà Đức Phật, thầy tổ đã giảng dạy cho người hoằng pháp. Nắm đủ để khi thuyết giảng các giáo lý của Phật một cách rõ ràng khúc chiết đừng có sai lầm.

3. Nhân minh: Tức phải học hỏi cách lý luận, trình bày một cách rõ ràng khúc chiết để người nghe có thể hiểu rõ những điều mà mình muốn thuyết giảng.  Theo đó, đây là một môn luận lý học của Phật giáo, chủ trương chứng minh lập thuyết bằng “Nhân”, nghĩa là bằng cách suy cứu đến lý do.

4. Y phương minh: Người thuyết giảng cũng cần phải hiểu rõ về y học, các pháp điều trị các bệnh tật thông thường, để những nơi khó khăn thì mình thể hiện sự thân thiện bằng cách điều trị một vài căn bệnh căn bản hoặc các phép vệ sinh thông thường để khuyên người sống đúng phép vệ sinh...

 5. Công xảo minh: Tức là khoa học - kỹ thuật để mình ứng dụng trong khi đi thuyết giảng. Hiện nay công nghệ phát triển, hỗ trợ rất nhiều cho việc thuyết pháp, hoằng hóa lợi sinh.

Đây là những điều căn bản và cần thiết nhất mà một vị Tỳ-kheo khi đi ra hoằng hoá, diễn giảng cho mọi người.

PV. Bạch Hòa thượng, hiện nay nhiều khóa tu và các chùa mời các giảng sư thuyết pháp, vậy Phật tử có cần chọn những giảng sư thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương và tỉnh để nghe pháp hay không?

- Chọn một vị giảng sư cho một khóa tu là rất quan trọng. Đây là điều cần thiết để mình tổ chức một khoá tu hay một buổi thuyết pháp được thành tựu.

Theo đó, phải chọn những vị giảng sư qua trường lớp đào tạo của Ban Hoằng pháp Giáo hội hay Trường Phật học đã đào tạo.

Lý do, một vị giảng sư có đầy đủ 5 tiêu chuẩn trên thì phải có thời gian đào tạo chứ không phải chỉ cần tu tập một thời gian ngắn mà có được.

PV. Những bài thuyết pháp không có nguồn gốc, những thông tin không được kiểm chứng trên mạng xã hội đã trở thành mối hiểm họa to lớn đối với Phật tử và người dân, gây tranh cãi, thậm chí gây mất uy tín cho Phật giáo chứ không chỉ người nói pháp. Theo Hòa thượng, Phật tử cần làm gì khi gặp trường hợp này?

- Khi các Phật tử nghe pháp mà gặp những trường hợp người nói pháp không rõ nguồn gốc, hoặc những thông tin xa với giáo lý Phật thì không nên nghe theo và cũng không nên nói cho người khác nghe lại nhưng bài pháp đó.

Tiếp đến, Phật tử nên phản ánh với tổ chức đào tạo người thuyết giảng để Giáo hội hay Ban Hoằng pháp điều chỉnh những sai lạc đó.

Điều cần yếu là các Phật tử không nên đem những điều sai lạc một do vị thầy nào đó nói đem nói lại cho người khác nghe, bàn luận, chỉ trích theo sự bức xúc cá nhân - vì làm như vậy cũng là điều sai trái của Phật tử, là phản ánh không đúng chỗ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Điều cần thiết nơi phẩm hạnh của người Thầy là đạo đức và tình thương”

Phỏng vấn 11:00 20/11/2024

Đó là lời chia sẻ chân thành của Đại đức Thích Quảng Tịnh, trụ trì chùa Pháp Lạc ( xã Giang Điền, H.Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) với Phatgiao.org.vn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Voice talent Nguyễn Bình Nguyên - “Kẻ Trộm Hương”: “Sách của Thiền sư Nhất Hạnh dễ hiểu, dễ ứng dụng”

Phỏng vấn 09:51 15/11/2024

Nguyễn Bình Nguyên (sinh năm 1989), nickname “Kẻ Trộm Hương” - một voice talent - vừa đọc lại cuốn sách “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Thích Nhất Hạnh được nhiều người đón nhận.

Phật tử Phạm Trọng Đạt: “Nhờ thuyền từ Bát-nhã, con vượt qua nỗi đau mất 2 người thân nhất”

Phỏng vấn 10:33 10/11/2024

Phạm Trọng Đạt, sinh năm 2001, pháp danh Pháp Hạnh - là một Phật tử thuần thành, thường làm các thiện sự và đặc biệt có duyên thân cận với các bậc tôn đức đạo cao đức trọng.

Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”

Phỏng vấn 15:43 26/10/2024

Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.

Xem thêm