Thứ, 20/04/2020, 09:55 AM

Oán hận nên giải không nên kết

Cuộc sống của mỗi người đều do nhân quả chứ không phải chuyện ngẫu nhiên. Cho nên người biết, hiểu thì thấy nhẹ nhàng nếu không biết thì cứ lo trách trời trách Phật và càng kết thêm oán hờn thì đó là điều không tốt.

Tức giận, sân hận và phương pháp hóa giải

Quý thầy nhắc nhở thêm một đề tài rất gần gũi với việc tu tập trong cuộc sống chúng ta, đó là “Oán Hận Nên Giải Không Nên Kết”, tức là hận thù nên mở không nên buộc.

Trước tiên, dẫn câu kinh Pháp Cú, Phật dạy:

Hận thù diệt hận thù

Đời này không có được.

Không hận, diệt hận thù

Là định luật ngàn thu.

Tức là đem hận thù diệt hận thù hay lấy oán trả oán thì oán càng thêm. Còn không đem oán trả oán thì đó mới là định luật ngàn thu. Bài kệ này có liên quan đến tích chuyện, chắc quí Phật tử cũng có nghe.

Ngày xưa có một đứa con trai, cha chết sớm nên luôn hiếu thảo chăm sóc mẹ. Bà mẹ thương con nhọc nhằn định cưới vợ cho con. Nhưng anh từ chối, nói: “Con nguyện ở vậy để chăm sóc mẹ già, nếu có thêm vợ thì tình thương này bị chia sớt”. Người mẹ thấy con mình hiếu thảo nên thương nói tới nói lui hoài, cuối cùng anh cũng bằng lòng.

Tức là đem hận thù diệt hận thù hay lấy oán trả oán thì oán càng thêm. Còn không đem oán trả oán thì đó mới là định luật ngàn thu.

Tức là đem hận thù diệt hận thù hay lấy oán trả oán thì oán càng thêm. Còn không đem oán trả oán thì đó mới là định luật ngàn thu.

Bà cưới vợ cho con trai, nhưng cô này không sinh con được. Vì nôn nóng bà muốn cưới vợ nhỏ cho con, nhưng anh từ chối không chịu nên bà nói đi nói lại nhiều lần, cô vợ nghe được và nghĩ: “Trước sau gì mẹ cũng cưới thêm vợ nhỏ, nếu bây giờ mình chủ động cưới vợ nhỏ cho chồng thì hay hơn”. Cô mới tìm trong xóm và cưới về một cô vợ trẻ cho chồng, nhưng lòng rất lo sợ.

Cô nghĩ: về sau, nếu cô vợ nhỏ có con thì quyền trong nhà nắm hết, mình sẽ mất quyền hành. Nghĩ thế rồi, cô ân cần dặn vợ nhỏ: “Khi nào em có thai thì nói cho chị biết trước để chị mừng”. Cô vợ sau còn trẻ thật thà khi hay mình có thai liền báo ngay cho vợ cả. Vợ cả lén bỏ thuốc phá thai vào thức ăn khiến vợ nhỏ bị hư thai.

Hai lần như vậy. Mấy chị em bạn của cô vợ sau nghi ngờ và tìm hỏi rồi trách cô vợ nhỏ thật thà quá. Lại dặn: Lần sau đừng nên cho cô kia biết.

Những nguy hại của sân hận và lợi ích của nhẫn nhục

Đến lần thứ ba mang thai, cô không cho vợ cả biết. Nhưng cái thai dần dần lớn, cô vợ cả thấy tức mình quyết tìm cách phá thai. Vì cái thai quá lớn làm ảnh hưởng đến người mẹ, khiến cô vợ sau chết luôn. Trước khi chết, cô này biết nên oán hận, thề kiếp sau sẽ làm Dạ xoa ăn thịt kẻ thù rửa hận.

Cô chết đầu thai làm con mèo trong nhà đó. Còn người vợ cả bị anh chồng biết được chửi mắng, nên giận tức thành bệnh rồi cũng chết luôn. Người vợ cả chết rồi sanh làm con gà mái cũng trong nhà đó. Cứ mỗi lần con gà mái đẻ trứng thì bị con mèo ăn hết trứng. Đến lần thứ ba thì ăn luôn con gà mái.

Đây là nhân quả, là oan trái. Con gà mẹ này trước khi chết cũng oán hận thề hẹn kiếp sau sẽ đòi nợ. Gà mái này chết sanh làm con beo, còn con mèo không bao lâu cũng chết sanh làm con nai cái. Mỗi lần con nai cái sanh con thì bị con beo ăn thịt. Đến lần thứ ba thì ăn luôn con nai mẹ.

Bấy giờ con nai mẹ cũng thề kiếp sau sẽ trả thù nữa. Nai mẹ chết sanh làm Dạ xoa, còn con Beo chết sanh làm cô gái thuộc dòng tôn quí ở thành Xá Vệ gần tinh xá Kỳ Hoàn.

Tỷ kheo khất thực nuôi cha mẹ được Đức Phật tán thán 3

Khi cô gái lớn lên lập gia đình sanh được đứa con đầu lòng thì Dạ xoa tìm đến. Do có thần thông nên nó biến làm một người chị em bạn giả vờ đến thăm hỏi rồi bảo đưa đứa bé cho nó ẵm bồng và bắt ăn luôn.

Lần thứ hai cũng vậy, đến lần thứ ba thì cô này biết nên bàn với chồng định trốn về nhà cha mẹ mình ở.

Lần này nữ Dạ xoa lại bị Tỳ Sa Môn Thiên Vương, một trong Tứ Thiên Vương bắt đi làm việc. Khi xong việc về mới biết cô kia đã sanh xong và trốn đi nơi khác.

Nó vội vã đi tìm kiếm. Lúc đó nhằm ngày đặt tên cho đứa bé. Hai vợ chồng thấy con cũng lớn nên bàn nhau dắt về nhà cũ, nghĩ đã thoát nạn rồi. Khi đi ngang qua hồ nơi tinh xá Kỳ Hoàn, khí trời nóng nực cô mới trao con cho chồng rồi xuống tắm. Tắm xong, cô lên ẵm con thay để chồng xuống tắm. Bỗng cô thấy nữ Dạ xoa chạy tới, hoảng hốt kêu chồng cứu giúp nhưng không kịp.

Cô bồng đứa bé chạy thẳng vào tinh xá Kỳ Hoàn. Lúc đó Phật đang thuyết pháp. Cô liền đặt đứa bé xuống chân Phật xin Ngài cứu cho. Vừa lúc, nữ Dạ xoa chạy tới cổng tinh xá nhưng không vào được. Quý vị biết sao không?

Bởi vì đây là nơi Phật ở, bên ngoài có chư thiên, hộ pháp giữ gìn nên chư hộ pháp chặn lại không cho vào. Đức Phật biết nên bảo ngài A Nan ra gọi nữ Dạ xoa vào.

Khi ấy, đức Phật mới thuật lại tiền kiếp oan trái nhiều đời cho cả hai và hội chúng nghe. Nhờ vậy, hai người đều nhớ lại. Xong, Phật dạy: “Nếu các ngươi không gặp được Như Lai thì oan trái này sẽ buộc nhau mãi mãi, ân oán kết qua kết lại, đời này đời kia cho hết kiếp địa cầu này cũng không xong. Các ngươi chớ lấy oán trả oán, chỉ có tình thương mới dập tắt hận thù thôi”. Rồi Đức Phật mới nói bài kệ trên.

“Nếu các ngươi không gặp được Như Lai thì oan trái này sẽ buộc nhau mãi mãi, ân oán kết qua kết lại, đời này đời kia cho hết kiếp địa cầu này cũng không xong. Các ngươi chớ lấy oán trả oán, chỉ có tình thương mới dập tắt hận thù thôi”.

“Nếu các ngươi không gặp được Như Lai thì oan trái này sẽ buộc nhau mãi mãi, ân oán kết qua kết lại, đời này đời kia cho hết kiếp địa cầu này cũng không xong. Các ngươi chớ lấy oán trả oán, chỉ có tình thương mới dập tắt hận thù thôi”.

Đức Phật nhẫn nhục chinh phục sự tàn ác

Nghe Phật nói kệ xong, Dạ xoa đắc quả Tu-đà-hoàn. Sau khi giải tỏa được oán hờn của hai bên, đức Phật bảo cô gái dẫn nữ Dạ xoa về nhà chăm lo cho ăn uống. Còn nữ Dạ xoa cũng giúp vợ chồng cô bằng cách dự đoán trước mùa màng đắc thất, nên vợ chồng cô thường được trúng mùa. Những người hàng xóm thấy vậy cũng đến nhờ mách bảo rồi cúng dường Dạ xoa. Vậy là oan trái được giải.

Đó là một bài học cho chúng ta thấy rõ, nếu oan trái kết hoài thì đời này đời khác không bao giờ hết, càng ngày càng sâu. Nếu chúng ta gặp phải oan trái như thế thì biết đây không phải là chuyện ngẫu nhiên đến với mình mà do có oan khiên từ đời trước. Vậy phải làm sao?

Phải khéo mở không nên kết thêm. Vì là người phật tử học Phật, phải nhớ rõ tất cả mọi người sống trên đời này đều sống trong nhân quả, không ai ra khỏi nhân quả hết. Cuộc sống của mỗi người đều do nhân quả chứ không phải chuyện ngẫu nhiên. Cho nên người biết, hiểu thì thấy nhẹ nhàng nếu không biết thì cứ lo trách trời trách Phật và càng kết thêm oán hờn thì đó là điều không tốt.

Ở đây nhờ có ánh sáng của Phật soi đến nên giải tỏa những nỗi oan kết nhiều đời, giúp đương sự được an vui trong chánh pháp.

Trích "OÁN HẬN NÊN GIẢI KHÔNG NÊN KẾT" 

TT. Thích Thông Phương

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?

Kiến thức 09:15 04/12/2024

Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.

Xem thêm