Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 19/12/2022, 05:25 AM

Ông Công ông Táo là ai?

Theo quan niệm dân gian, vào cuối năm, ông Công ông Táo thường có nhiệm vụ báo cáo những việc tốt xấu của gia chủ với Ngọc Hoàng trong một năm qua. Chính vì vậy, với mong muốn cho gia đình được gặp nhiều may mắn, tốt đẹp nên ngày Tết ông Công ông Táo được người Việt coi trọng.

Ông Công ông Táo là các vị Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ được Ngọc Hoàng phái xuống cai quản việc ở thế gian

Ông Công ông Táo là các vị Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ được Ngọc Hoàng phái xuống cai quản việc ở thế gian

Vậy ông Công ông Táo là ai, nguồn gốc của lễ cúng ông Công ông Táo như thế nào? Kính mời quý vị cùng đón đọc bài viết dưới đây qua chia sẻ trên Đại đức Thích Trúc Thái Minh.

Ông công ông Táo là ai?

Theo quan niệm của người Việt và người dân một số nước phương Đông, ông Công ông Táo là những vị thần cai quản ở nơi bếp của mỗi gia đình (chúng ta sinh hoạt, kinh tế thế nào thì ông Công ông Táo đều rõ biết).

Sự tích ông Công ông Táo

Đề cập đến sự tích ông Công ông Táo thì có một thuyết căn bản mà dân gian truyền miệng đó là xuất phát từ Trung Quốc và được du nhập, trở thành văn hóa của người Việt.

Tích xưa kể rằng Trọng Cao và Thị Nhi là hai vợ chồng. Tuy đã cưới nhau lâu nhưng mãi không có con. Trọng Cao vì chuyện này mà đánh mắng và đuổi Thị Nhi ra khỏi nhà. Thị Nhi liền bỏ chạy đến xứ khác. Tại đó, cô gặp được chàng trai tên Phạm Lang. Hai người quý mến nhau rồi kết thành vợ chồng.

Về phía Trọng Cao, sau khi đuổi vợ đi thì anh ta hối hận và lên đường tìm kiếm vợ. Một ngày nọ, Trọng Cao đi xin cơm tại đúng căn nhà của Thị Nhi. Hôm ấy Phạm Lang đi vắng, Thị Nhi nhận ra chồng cũ. Vì còn thương nhau nên Thị Nhi dẫn Trọng Cao vào nhà và mời cơm nước, cùng trò chuyện. Không may, đúng lúc đó, Phạm Lang trở về, Thị Nhi bèn giấu Trọng Cao trong đống rơm để tránh điều thị phi.

Chẳng ngờ sau đó, Phạm Lang đốt rơm để lấy tro đi bón ruộng. Đống rơm cháy đùng đùng, vì quá thương Trọng Cao nên, Thị Nhi lao vào đống lửa để cứu chồng cũ. Thấy vậy, Phạm Lang cũng vì thương xót vợ nên nhảy vào theo. Cuối cùng, cả ba đều chết trong đám lửa.

Sau khi chết, Ngọc Hoàng Thượng Đế biết được ba người này sống có tình nghĩa nên phong ba vị làm thần Định Phúc Táo Quân, nghĩa là Vua bếp, cai quản việc của các gia đình.

Cụ thể, Phạm Lang được giao trọng trách là thần Thổ Công, trông coi việc bếp núc, danh hiệu là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Trọng Cao được phong làm thần Thổ Địa, coi sóc việc đất đai, nhà cửa của gia đình, danh hiệu là Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Còn Thị Nhi được phong làm thần Thổ Kỳ, danh hiệu là Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần trông coi việc buôn bán, trồng trọt, chăn nuôi, chợ búa của gia đình. Theo đó, cả ba vị tuy giữ chức danh riêng nhưng đều gọi là Táo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Văn khấn cúng rằm tháng 10 Âm lịch 2024 tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 11:30 13/11/2024

Rằm tháng 10 được biết đến là ngày Tết Hạ Nguyên. Đây chính là một trong những ngày rằm quan trọng, ngày lễ lớn mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân Việt.

Văn khấn cúng rằm tháng 9 Âm lịch tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 14:45 16/10/2024

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Văn khấn rằm tháng 8 - Tết Trung thu chuẩn nhất

Tâm linh Việt 09:55 15/09/2024

Trong ngày Tết Trung thu, mỗi gia đình Việt thường chuẩn bị mâm lễ cúng dâng lên ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó việc chuẩn bị văn khấn ngày rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều người chú trọng.

Văn khấn mùng 1 hàng tháng tại gia cập nhật

Tâm linh Việt 06:00 03/09/2024

Vào ngày mùng 1 đầu tháng, người Việt thường thắp hương cúng thổ công và gia tiên theo phong tục truyền thống. Ngoài chuẩn bị các đồ lễ cúng đầy đủ, văn khấn cúng thổ công và gia tiên mùng 1 hàng tháng theo truyền thống cũng là một trong những nghi lễ quan trọng.

Xem thêm