‘Ông vua xe hơi’ nước Mỹ – Henry Ford và niềm tin vào Luân hồi
‘Ông vua xe hơi’ nước Mỹ, Henry Ford (1863 – 1947), người sáng lập Công ty Ford Motor, là một trong những doanh nhân nổi tiếng Hoa Kỳ và Thế giới trong thế kỷ 20.
Khi trả lời phỏng vấn tờ San Francisco Examiner, xuất bản vào ngày 26/08/1928, Henry Ford khi đó 65 tuổi đã nói về niềm tin của mình vào thuyết tái sinh như sau:
“Tôi đã chấp nhận thuyết luân hồi tái sinh khi tôi mới 26 tuổi. Tôn giáo(tín ngưỡng) đã không cho tôi một lời giải thích về hiện tượng này.
Thậm chí công việc cũng không mang lại cho tôi hết sự thỏa mãn, toại nguyện. Công việc sẽ phù phiếm, không có ý nghĩa nếu chúng ta không thể tận dụng được kinh nghiệm chúng ta có được trong một đời này để sử dụng trong kiếp sau.
Khi tôi có sự nhận thức về thuyết tái sinh, nó giống như là tôi đã khám phá ra một kế hoạch tổng thể-dài hạn. Tôi nhận ra rằng giờ đây có cơ hội thực sự để thực hiện những ý tưởng của mình. Tôi không còn bị hạn chế bởi thời gian. Tôi không còn là nô lệ của ‘kim đồng hồ’ nữa.
Thiên tài – chỉ là sự từng trải (kinh nghiệm). Một số người dường như cho rằng đó chỉ là năng khiếu hay thiên phú, nhưng đó là thành quả của sự tích lũy kinh nghiệm trong nhiều đời. Một số linh hồn lâu đời hơn những linh hồn khác, vì vậy họ biết nhiều hơn.
Việc khám phá, nhận thức về thuyết tái sinh - luân hồi khiến tâm trí tôi thoải mái, yên tâm. Nếu bạn ghi lại cuộc trò chuyện này, hãy viết ra để nó làm cho đầu óc mọi người thấy ít nghiêm trọng và thoải mái hơn.
Tôi mong muốn truyền tải tới những người khác sự an tâm,điềm tĩnh khi tầm nhìn dài hạn về đời người tác động tới chúng ta.”
Luân hồi tái sinh có đáng sợ không?
Niềm tin vào thuyết tái sinh luân hồi là một trong nhiều yếu tố quan trọng trong sự thành công của Henry Ford. Nó không chỉ giúp ông có một cái nhìn tổng thể dài hạn mà bất cứ một doanh nhân lớn nào đều phải cần, mà còn là liều thuốc tinh thần quý giá giúp giải tỏa căng thẳng, an tâm để theo đuổi những kế hoạch, ý tưởng của mình trong khi phải điều hành một công ty tập đoàn lớn.
Tôn giáo (tín ngưỡng) mà ông đề cập đến ở trên, có lẽ là những tôn giáo, tín ngưỡng bản địa phổ biến của Hoa Kỳ lúc bấy giờ, Tại thời điểm đó, những thông tin về Luân hồi tái sinh và những triết thuyết cơ bản của Phật giáo hầu như chưa được phổ biến tới phần lớn dân chúng Hoa Kỳ.
-Trong một trích dẫn khác, Henry Ford nói về niềm tin thuyết tái sinh của mình như sau:
“Trong ba mươi năm, tôi thiên về thuyết Luân hồi. Nó dường như là một triết thuyết hợp lý nhất và giải thích được nhiều điều.
Không, tôi không muốn biết tôi đã từng là ai hay dạng sống gì; hoặc ai hay dạng sống gì mà tôi sẽ là trong thời kỳ sắp tới. Niềm tin vào sự bất diệt này làm cho cuộc sống hiện tại trở nên hấp dẫn hơn. Nó luôn trao cho bạn cơ hội. Bạn sẽ luôn có thể kết thúc những gì bạn bắt đầu. Không có gì phải lo lắng hay căng thẳng với một quan điểm như vậy. Chúng ta ở đây, trong cuộc sống này vì một mục đích: để có được kinh nghiệm. Tất cả chúng ta đang nhận được nó, và tất cả chúng ta sẽ sử dụng nó ở đâu đó.”
Theo The Henry Ford, quotemaster.org
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm