Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 29/08/2023, 09:00 AM

Phải bỏ ác, làm lành thì đời mới khá lên được

Thời Đường, Bạch Cư Dị có lần hỏi Thiền sư Ô Sào về đại ý Phật pháp và được trả lời một cách giản dị rằng “Không làm các việc ác, hãy làm các việc lành”. Bạch Cư Dị không mấy hài lòng về câu trả lời ấy vì trẻ lên ba cũng nói được.

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbilà, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, có năm nguy hại này cho người ác hành. Thế nào là năm?

Tự mình chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí quở trách; tiếng ác đồn khắp; khi mạng chung, tâm bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Này các Tỷ kheo, có năm nguy hại này cho người ác hành.

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành. Thế nào là năm?

Tự mình không chỉ trích mình; sau khi suy xét, các bậc trí tán thán; tiếng tốt đồn khắp; khi mạng chung, tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

Này các Tỷ kheo, có năm lợi ích này cho người thiện hành.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Ác hành, phần Người ác hành, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.741)

01

Lời bàn: 

Thời Đường, Bạch Cư Dị có lần hỏi Thiền sư Ô Sào về đại ý Phật pháp và được trả lời một cách giản dị rằng “Không làm các việc ác, hãy làm các việc lành”. Bạch Cư Dị không mấy hài lòng về câu trả lời ấy vì trẻ lên ba cũng nói được. Ô Sào đã lưu ý rằng dù vậy nhưng người già tám mươi cũng chưa chắc đã làm xong. Thế mới biết chuyện “bỏ ác, làm lành” quan trọng và không dễ làm.

Ác hành là suy nghĩ ác, nói lời ác và hành động ác, tạo ba nghiệp bất thiện. Người làm ác tất bị lương tâm cắn rứt, luôn mang nỗi bất an, hối hận và lo sợ. Mặt khác, người làm ác bị pháp luật trừng trị, nhẹ hơn thì bị xã hội phê phán, tiếng xấu đồn khắp, thanh bại danh liệt. Quan trọng hơn, những việc ác đã gây tạo trong đời sẽ kết thành cận tử nghiệp xấu ác và theo đó sẽ bị sanh vào cõi dữ ở tương lai.

Thiện hành là suy nghĩ thiện, nói lời thiện và hành động thiện, tạo ba nghiệp thiện. Ai sống trong sạch thì cõi lòng thanh thản, tâm thư thái an nhiên, không lo lắng, dằn vặt và sợ hãi. Ăn hiền ở lành thì mọi người đều khen ngợi, tiếng tốt đồn xa. Nhất là, một đời làm các điều thiện sẽ kết tụ nghiệp lành, làm cho cuộc sống hiện tại luôn bình an, đến khi từ giả cuộc đời chết trong thanh thản và tái sanh vào cõi lành.

Bỏ ác, làm lành là đạo lý sống của những người con Phật và của tất cả mọi người. Nhân quả luôn chính xác và rõ ràng. Mỗi người đều có một hoàn cảnh cuộc sống khác nhau, điều đó phản ánh đích thực nghiệp nhân của chính họ. Do vậy, muốn hạnh phúc và bình an trong cuộc sống ở hiện tại cũng như trong tương lai, mỗi người phải tự gây tạo nhân lành cho chính mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thực hiện ước mơ

Kiến thức 13:50 26/04/2024

Người có phước đức, định lực, trí tuệ là điều kiện cần để thực hiện được ước mơ của mình. Không có phước đức trí tuệ thì sẽ rất khó thực hiện được ước mơ của mình. Sống thế nào có thể tăng trưởng phước đức định lực trí tuệ?

Làm thế nào để niệm Phật trong chánh niệm?

Kiến thức 09:52 26/04/2024

Niệm sáu chữ hồng danh Nam Mô A Di Đà Phật tưởng dễ mà không hề dễ chút nào. Bởi mỗi khi chúng ta khởi lên một câu Phật hiệu thì kèm theo đó là những vọng tưởng khởi lên. Bài viết với mong muốn giúp người học Phật tìm được sự nhất tâm trong câu niệm Phật.

Tôi là ai? Ta là ai? Chúng ta là ai?

Kiến thức 08:45 26/04/2024

Một câu hỏi tưởng như không cần thiết, nhưng thật ra là rất cần thiết cho đời sống có ý nghĩa của con người.

Từ bi và trí tuệ phải cân bằng

Kiến thức 08:00 26/04/2024

Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ).

Xem thêm