Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 19/06/2019, 11:15 AM

Phải làm gì khi niệm Phật không được nhất tâm?

Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật. Vọng niệm mà còn đó là nghiệp tâm sinh tử của chúng sinh. Nếu các người có thể miên mật gia công, tâm không một mảy hở trống thời mới đặng tương ưng đôi phần.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Nhà Minh, năm Sùng Trinh thứ 16, Bồ Tát Giác Minh Diệu Hạnh giáng thần ở Ngô Môn. Nhà Thanh, năm Thuận Trị thứ tư, Bồ Tát ứng cơ thuyết pháp dạy truyền Pháp môn Tịnh độ. Ngài dạy rằng: Pháp môn Tịnh độ đây thật là tâm tông của chư Phật. Là con đường đi đến quả vị giải thoát tắt nhất của mọi loài. Đây chẳng phải là nhân duyên nhỏ, các người phải gắng trân trọng. Cực Lạc đường xa mười muôn ức, một niệm tin chắc thời chính là đấy. Nay các người dầu cũng cầu vãng sinh mà tâm lại không thiết, thời cũng như người vào biển mà không được bảo châu, luống nhọc vô ích.

Có người bạch hỏi Ngài: Niệm Phật mà không được nhất tâm thời làm thế nào ạ?

Pháp môn Tịnh độ đây thật là tâm tông của chư Phật. Là con đường đi đến quả vị giải thoát tắt nhất của mọi loài. Đây chẳng phải là nhân duyên nhỏ, các người phải gắng trân trọng. Ảnh minh họa

Pháp môn Tịnh độ đây thật là tâm tông của chư Phật. Là con đường đi đến quả vị giải thoát tắt nhất của mọi loài. Đây chẳng phải là nhân duyên nhỏ, các người phải gắng trân trọng. Ảnh minh họa

Ngài dạy: Ông phải dứt tưởng dừng lo, rồi chậm chậm mà niệm. Phải làm sao cho tiếng hiệp với tâm, tâm duyên theo tiếng. Niệm như vậy lâu lâu thời các vọng niệm tự đứng lặng, tâm cảnh tuyệt chiếu chứng nhập “niệm Phật Tam muội”. Nhưng hằng ngày cần phải niệm cho thường, từ nghìn đến muôn, tâm đừng gián đoạn thời rất dễ thuần thục. Nếu cố ép tâm cho nhất, thời trọn không thể nhất được.

Bài liên quan

Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật. Vọng niệm mà còn đó là nghiệp tâm sinh tử của chúng sinh. Nếu các người có thể miên mật gia công, tâm không một mảy hở trống thời mới đặng tương ưng đôi phần.

Phải dè dặt, đừng có vừa thực hành đặng nửa năm hay mười tháng, rồi tự cho là mình đã có công tu hành. Phải biết rằng quan niệm tự đắc ấy, chính là chỗ chướng đạo. Rất phải cẩn thận! Mặc dầu có gắng sức công phu, nhưng nếu niệm lực chưa vững như núi đồng, chắc như vách sắt, xô không ngã, lay không động, thời vẫn chưa phải đã thành nhất phiến đâu.

Chớ có mới vừa được đôi chút đắc lực bèn dừng tay, mà thành lỗi “bán đồ nhi phế”, có khi rồi phải hỏng cả công phu trước, đây là chứng bệnh lớn của các nhà tu hành, cần phải biết. Nên hiểu rằng: Phật pháp như biển cả càng vào càng sâu, không phải đôi chút tri kiến mà thấu hết được. Phải gia công tu tập trọn đời, đi mãi đến nguồn đến đáy làm mục đích, không nên có quan niệm xem thường.

Một câu A Di Đà Phật đây, chẳng phải từ tư tưởng sinh, chẳng phải do ức niệm mà có, không phải ở trong, không phải ở ngoài, không có tướng mạo. Đó chính là bặt hết các vọng tưởng, cùng với chân thân vi diệu thanh tịnh của Như Lai không phải đồng, không phải khác, không thể phân biệt là đồng là khác. Niệm Phật như vậy, thời phiền não trần lao không đoạn dứt mà cũng không hệ phược, duy là nhất tâm thôi. Được nhất tâm rồi mới phải là “chấp trì danh hiệu”, mới được gọi là “nhất tâm bất loạn”. Đến đây thời tịnh nghiệp thành công, thẳng lên bậc “Thượng phẩm”.

Niệm Phật như thế nào mới đầy đủ công đức?

Tâm vốn vô niệm. Niệm theo tư tưởng mà sinh. Vì tư tưởng là thứ hư vọng nên lưu chuyển sinh tử. Ảnh minh họa

Tâm vốn vô niệm. Niệm theo tư tưởng mà sinh. Vì tư tưởng là thứ hư vọng nên lưu chuyển sinh tử. Ảnh minh họa

Điều kiện thứ nhất, trong lúc tụng niệm, phải rành rẽ rõ ràng. Rành rẽ là chữ câu rành rẽ không lộn lạo mù mờ. Rõ ràng, là tiếng nói rõ ràng, không trại tiếng.

Điều kiện thứ hai, tiếng phải hiệp với tâm, tâm phải duyên theo tiếng, tâm và tiếng hiệp khắn với nhau.

Điều kiện thứ ba, phải chí thành tha thiết, với Đức Từ Phụ, lòng ta như con thơ nhớ mẹ, với cõi Cực Lạc lòng ta như viễn khách tưởng cố hương.

Bài liên quan

Điều kiện thứ tư, không cho xen lộn một mảy tưởng niệm thế sự, nghĩa là phải luôn nhiếp tâm trụ nơi tiếng niệm Phật, không xao lãng. Nếu lỡ xao lãng phải liền nhiếp thâu lại. Với trường hợp đây, chú tâm nhận chắc lấy tiếng của mình niệm là công hiệu nhất. Bồ Tát lại bảo ta lúc đi đứng nằm ngồi, khi ăn khi uống... đều nên quay mặt về hướng Tây, để tâm ta lúc nào cũng tưởng nhớ Cực Lạc thế giới, hầu giúp cho công phu tịnh nghiệp chóng thành. Về điều này ta có thể trừ lúc khạc nhổ, đi đại tiểu tiện, còn tất cả thời đều nên hướng về Tây phương.

Nếu theo đúng các điều kiện đã dạy trên đây mà gia công thực hành, trong một thời gian tiếp tục luôn không gián đoạn sẽ được “bất niệm tự niệm”.

Tổ Thiện Đạo và Tổ Vân Thê gọi là được niệm niệm tương tục. Được niệm niệm tương tục này mà giữ vững trọn đời thời sự vãng sinh đã bảo đảm. Tiến thêm, nếu càng gia công chí thành khẩn thiết chuyên niệm không hở, trong quên thân ngoài quên cảnh, thời chứng nhập “Chính ức niệm Tam muội” cũng gọi “Sự niệm Phật Tam muội” mà cũng chính là “Sự nhất tâm bất loạn”. Được Tam muội này, thời ở trong Tam muội được hiện diện thấy Đức Từ Phụ cùng chư Bồ Tát Thánh chúng và cõi Cực Lạc. Tức là “Hiện tiền được thấy Phật” lời của Ngài đã dạy ở trên, mà cũng là lời của đức Đại Thế Chí Bồ Tát trong pháp hội Lăng Nghiêm.

Bồ Tát thuyết pháp kể được 24 hội, đệ tử của Ngài là ông Thường Nhiếp chép lời dạy của Ngài thành bộ “Tây Phương Xát Chỉ”, khắc bản lưu truyền.

(Nguồn: Trích ấn phẩm “Đường về Cực Lạc”, NXB Tôn giáo, 2010)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tịnh độ trong trái tim ta

Kiến thức 07:50 24/04/2024

Là người học Phật thông minh, thiết nghĩ, thay vì mỏi mòn trông ngóng đến ngày “nhắm mắt xuôi tay” vãng sanh về Tịnh độ, ta nên vãng sanh vào thế giới Cực lạc ấy ngay bây giờ, ở đây, khi hơi thở còn ra vào, trái tim còn gõ nhịp.

Về con chim hai đầu ở chùa Bút Tháp

Kiến thức 15:05 23/04/2024

Đây là con chim ở cõi Tây Phương Cực Lạc, có tên là Cộng Mệnh điểu (Chim đôi cùng mạng sống), được kinh điển Phật giáo ghi chép.

Một thiền giả rối trí đến gặp Đức Phật

Kiến thức 14:07 23/04/2024

Có một vị trưởng lão đáng kính vào thời Phật. Ông là người tu thiền nghiêm túc. Ông muốn tìm ra nguồn gốc mọi vấn đề nên đã đi đến nơi ẩn dật để thiền định.

Tâm nguyện của Đức Phật

Kiến thức 13:35 23/04/2024

Có tối và có sáng; có nóng và có lạnh; có sinh và có tử, và chắc hẳn phải có một trạng thái vượt trên cả sự sinh tử đó. Đức Phật, trước khi giác ngộ, đã suy xét và lý giải theo cách suy luận như vậy.

Xem thêm