Phần một: Tóm tắt kết quả Đại hội
Mở Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, gần 300 vị thành viên Ban Giáo dục Tăng, Ni, Ban giảng huấn các trường Trung cấp Phật học phía Nam tham dự.
A. Tổ chức, địa điểm, thời gian
1. Hội đồng Chứng minh (97 vị) + Hội đồng Trị sự (147 vị)
2. Đại biểu các Tỉnh hội, Thành hội do Đại hội Đại biểu các Tỉnh hội, Thành hội cử: 56 đoàn.
3. Đoàn 12 Ban, Ngành, Viện, Phân viện, Hội đồng Phiên dịch, 3 Học viện Phật giáo, 2 Văn phòng Trung ương Giáo hội.
4. Phật giáo hải ngoại (Lào, Pháp, Đức, Mỹ, Czech, Ukraina)
II. Số lượng đại biểu:
C. Bài phát biểu của các vị lãnh đạo
1. Ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
2. Ông Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
D. Các tham luận tại Đại hội
Có 48 tham luận tại Đại hội gồm: Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Ban hướng dẫn Phật tử Trung ương, Ban hoằng pháp Trung ương, Ban nghi lễ Trung ương, Ban kinh tế tài chính Trung ương, các tỉnh, Thành hội Phật giáo, Học viện Phật giáo tại Hà Nội, Phật giáo Nam tông Khmer, Ni giới Hệ phái Khất sĩ, đại biểu Phật giáo Việt Nam tại Lào, Hội Phật tử Việt Nam tại Cộng hòa Séc, Giáo sư Thái Kim Lan, Tiến sĩ Hồng Quang (Hoa Kỳ)
- Về tự viện có: 14.775 ngôi, trong đó: Bắc Tông: 13.665, Nam Tông: 570, Khất sĩ: 540.
Trung ương Giáo hội đã cấp 4.667 giấy chứng nhận Tăng, Ni trong cả nước, đổi mới 954 giấy chứng nhận Tăng, Ni. Cấp 530 giấy Chứng nhận Tu sĩ
- An cư kiết hạ và tổ chức giới đàn
Đã duyệt và cấp 4.250 chứng điệp an cư cho Tăng, Ni an cư lần đầu.
Có 40/54 Ban Trị sự Phật giáo tổ chức thành công 60 giới đàn, với 13.878 giới tử. Trung ương Giáo hội đã duyệt cấp 12.083 chứng điệp thọ giới.
- Bổ nhiệm Trụ trì
Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội đã bổ nhiệm 1.190 Tăng, Ni trụ trì các cơ sở tự viện của Giáo hội trong toàn quốc.
Đã phối hợp tổ chức các khoá Bồi dưỡng Trụ trì, bồi dưỡng nghiệp vụ Hành chính có 6.073 lượt Tăng, Ni trụ trì các cơ sở tự viện của Giáo hội tham dự.
- Tình hình sinh hoạt của Phật giáo
Đã bổ nhiệm, hợp thức hóa cho 520 vị trụ trì, khắc dấu cho 430 cơ sở Tự viện, công nhận Ban Quản trị 452 cơ sở Phật giáo Nam tông Khmer.
Hiện cả nước có hơn 2.000 Tăng, Ni sinh đã tốt nghiệp và hơn 1.500 Tăng, Ni sinh đang theo học chương trình sơ cấp Phật học.
- Trường Trung cấp Phật học
Hiện nay có 28 trường (6 phía Bắc, 22 phía Nam) đang đào tạo 2.333 Tăng, Ni sinh Trung cấp Phật học. Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Gia Lai đang chờ ý kiến cho phép thành lập trường Trung cấp Phật học.
- Lớp Cao đẳng Phật học
Hiện có 8 lớp Cao đẳng Phật học đang hoạt động theo hệ
thống trường Trung cấp Phật học. Nhiệm kỳ qua, có 849 Tăng, Ni sinh tốt nghiệp và 844 vị đang theo học các lớp này.
- Học viện Phật giáo Việt
Trong nhiệm kỳ V, có 711 Tăng, Ni tốt nghiệp Cử nhân Phật học, đang đào tạo 2236 Tăng, Ni sinh tại 4 Học viện: Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại thành phố Cần Thơ.
Học viện Phật giáo
- Du học
Hiện có 178 Tăng, Ni du học các nước: Ấn Độ,
Có trên 50 Tăng, Ni hoàn tất chương trình Tiến sĩ, Thạc sỹ Phật học Ấn Độ, Trung Quốc và đã về nước công tác.
- Giáo dục Phật giáo
Tỉnh hội Phật giáo 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã mở 508 lớp Vini và Pali trung cấp, sơ cấp, Khmer ngữ cho 37.440 lượt tăng sinh và bổ túc văn hóa cấp 1, 2, 3, mở lớp dạy Anh văn, tin học cho chư Tăng Nam tông Khmer.
Ngoài ra, đa số các chùa
- Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ Sư phạm và hội thảo chuyên đề Giáo dục Phật giáo
+ Hội thảo chuyên đề Giáo dục Phật giáo Việt Nam trong thời hiện tại, tại Văn phòng 2, Trung ương Giáo hội, với hơn 200 đại biểu tham dự.
+ Mở Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, gần 300 vị thành viên Ban Giáo dục Tăng, Ni, Ban giảng huấn các trường Trung cấp Phật học phía Nam tham dự.
Đã mở 3 khóa đào tạo giảng sư ngắn hạn và dài hạn, với thời gian học 3 năm, có 540 Tăng, Ni giảng sinh tốt nghiệp Cao cấp và Trung cấp giảng sư. Hiện nay khóa IV lớp Cao cấp có 105 Tăng, Ni giảng sinh theo học (cuối 2007 sẽ bế giảng), lớp Trung cấp có 49 Tăng, Ni giảng sinh theo học.
- Thành lập Giảng sư Đoàn Trung ương và các Tỉnh, Thành hội Phật giáo
+ Ngày 24-01-2007, tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội đã ra mắt Đoàn Giảng sư Trung ương (Ban Điều hành gồm 15 thành viên, do Thượng toạ Thích Thiện Bảo - Phó Ban Hoằng pháp Trung ương làm Trưởng đoàn) và trao giấy chứng nhận cho 128 thành viên Đoàn giảng sư Trung ương.
- Tổ chức Hội thi Giáo lý Cư sĩ Phật tử
Đây là lần đầu tiên, kể từ khi thành lập Giáo hội, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với các Tỉnh, Thành hội Phật giáo tổ chức hội thi Giáo lý cho Cư sĩ Phật tử.
+ Năm 2005, mở hội thi có 1441 thí sinh tham dự tại ba nơi (các tỉnh miền Trung và Cao nguyên thi tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, các tỉnh miền Đông, miền Tây và thành phố Hồ Chí Minh thi tại thành phố Hồ Chí Minh, các Tỉnh, Thành hội Phật giáo phía Bắc thi tại Hà Nội).
+ Tháng 9 năm 2006, Hội thi Giáo lý lần thứ hai tại Nhà truyền thống Văn hóa Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, có 1500 cư sĩ Phật tử tham dự.
+ Tháng 11 năm 2006, tại chùa Bằng, Hà Nội đã diễn ra Hội thi giáo lý cư sĩ Phật tử, có hơn 1.000 vị tham dự.
- Nội san Chuyển Pháp Luân đã được Nhà xuất bản Tôn giáo cấp giấy phép xuất bản chính thức.
- Chương trình Phật học Hàm thụ
Chương trình Phật học hàm thụ, dưới hình thức học từ xa, được phổ biến từ năm 2003 đến nay đã đào tạo được 2 khóa, với 2000 Tăng, Ni, Phật tử tốt nghiệp. Hiện có 1000 Tăng, Ni, Phật tử ghi danh theo học khóa III.
- Vấn đề tu học và huấn luyện Huynh trưởng
+ 326 Huynh trưởng cấp Tín đã theo học chương trình bậc Lực và trại Vạn Hạnh II (4 năm) khai khóa năm 2001 tại Huế. Lễ mãn khóa diễn ra tại thành phố Huế, có 268 Huynh trưởng, Trại sinh được cấp phát bằng chứng nhận hoàn thành chương trình tu học Vạn Hạnh II.
- Vấn đề xếp cấp Huynh trưởng
+ Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương trong nhiệm kỳ qua đã tổ chức xét, xếp và thọ cấp Tấn 2 lần cho 106 Huynh trưởng thuộc các Tỉnh, Thành hội Phật giáo.
- Việc cấp thẻ Huynh trưởng Gia đình Phật tử
Đợt 1 năm 2006, Ban Hướng dẫn Phật tử đã cấp 130 thẻ Huynh trưởng cho Huynh trưởng cấp Dũng, Tấn, Tín và Tập.
- Trại họp bạn ngành Thiếu Gia đình Phật tử
Từ ngày 9 - 12/8/2007, hơn 3.500 đoàn sinh và Huynh trưởng ngành Thiếu được lựa chọn tham dự Trại họp bạn ngành Thiếu Gia đình Phật tử Việt
- Công tác thống kê
Hiện nay có: 894 đơn vị Gia đình Phật tử đăng ký sinh hoạt tại 18 Tỉnh, Thành hội Phật giáo. 7.452 Huynh trưởng, gồm 8 Huynh trưởng cấp Dũng, 165 Huynh trưởng cấp Tấn, 1.059 Huynh trưởng cấp Tín, 2.124 Huynh trưởng cấp Tập và 4.590 Huynh trưởng chưa có cấp. 66.061 Đoàn sinh.
- Công tác cấp thẻ Chứng nhận Phật tử
Năm 2006, Ban Hướng dẫn Phật tử các Tỉnh, Thành hội Phật giáo thông qua Ban Trị sự đã cấp 12.488 thẻ Chứng nhận Phật tử.
Về Nghi lễ
Đại lễ Phật đản PL. 2550 - DL. 2006, có trên 584 xe hoa và 23 thuyền hoa diễu hành, cùng vô số hoa đăng được thả trên các dòng sông trong cả nước.
- Trai đàn chẩn tế
Nhân chuyến về thăm quê hương lần thứ hai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và phái đoàn Đạo tràng làng Mai (Pháp) đã kết hợp Ban Nghi lễ Trung ương, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên-Huế long trọng tổ chức Đại trai đàn chẩn tế, thể hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, đồng thời giúp cho Tăng thân Làng Mai và thế giới hiểu thêm về nghi lễ Văn hóa Phật giáo Việt Nam và thấy được chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta.
*Công tác Văn hoá
- In ấn, xuất bản
+ Tạp chí Văn hóa Phật giáo đã được cấp giấy phép hoạt động số 96/BVHTT ngày 23-10-2004, trụ sở đặt tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội. Đến nay đã xuất bản được 47 số, mỗi số 10.000 cuốn.
+ Học viện Phật giáo Hà Nội, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép xuất bản Tạp chí KhuôngViệt, xuất bản số đầu tiên vào quý IV/2007.
Năm năm qua, Tuần báo Giác Ngộ đã phát hành 2.400.000 cuốn, Nguyệt san được 840.000 bản.
Với Tạp chí Văn hóa Phật giáo,Tạp chí Khuông Việt, Tuần báo Giác ngộ và Nguyệt san Giác Ngộ đã đáp ứng được nhiều yêu cầu của độc giả. Tăng, Ni, Phật tử trong và ngoài nước.
Ngoài ra, tại một số Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã thực hiện được các Tập san, Nội san như VôƯu của Daklak xuất bản 4 kỳ/1năm, đã xuất bản được 28 số vào dịp Lễ Phật Thành đạo, Lễ Phật đản sinh, mùa Vu lan Báo hiếu và Báo Xuân, Nội san Liễu Quán ở Thừa Thiên-Huế, đến số thứ 7, Nội san HoaTừ của Ninh Thuận ra theo từng quý, Bà Rịa-Vũng Tàu: Nội san An lạc của Hà Tây: Thực hiện Nội san vào dịp Lễ Phật đản và mùa Vu lan Báo hiếu.
Với những tập Nội san, đã chuyển tải được thông tin, các Phật sự của Ban Trị sự, giáo lý Phật giáo đến cộng đồng.
- Công tác bảo tồn, trùng tu cơ sở Phật giáo:
Nhiệm kỳ V đã có 2305 tự viện, tịnh xá... ở 48 tỉnh, thành được trùng tu. Có 7 chùa trong cả nước được Bộ Văn hoá Thông tin cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia, một số chùa được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
- Trang báo điện tử
Đáp ứng nhu cầu thông tin về giáo lý và thông tin Phật sự của Tăng, Ni, Phật tử và các học giả trong và ngoài nước, hiện nay, đã có một số Tỉnh, Thành hội Phật giáo mở Website như:
- Thừa Thiên Huế: Website “lieuquanhue.vn”.
- Bà Rịa - Vũng Tàu: Website “daitonglam”.
- Đồng Nai: Website “thienvienminhduc”.
- Website Phattuvietnam.net (của Câu lạc bộ thanh niên Phật tử).
- Hà Tây: Website của chùa Hương, chùa Đậu.
Các trang Web trên đã được rất nhiều lượt người truy cập.
Từ thiện xã hội
- Hệ thống Tuệ Tĩnh Đường, Phòng chẩn trị Y học dân tộc
Hiện nay, trong toàn quốc có 126 Tuệ Tĩnh đường và phòng phát thuốc từ thiện, đã khám, châm cứu, bấm huyệt và bốc hàng triệu thang thuốc, phát thuốc trị giá trên 35 tỷ đồng. Trong đó, hệ thống Tuệ Tĩnh đường tỉnh Đồng Nai đạt 11,92 tỷ đồng, thành phố Hồ Chí Minh đạt trên 6 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế đạt gần 3,9 tỷ, Tiền Giang trên 6 tỷ đồng.
- Các trường lớp, nhà dưỡng lão, cơ sở nuôi trẻ mồ côi
Cả nước có trên 1.000 lớp học tình thương, 36 cơ sở nuôi dạy trẻ mẫu giáo bán trú, nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật,... với trên 20.000 em. Có trên 20 cở sở nhà dưỡng lão, nuôi dưỡng trên 1.000 cụ già.
- Trường dạy nghề miễn phí
Các Tỉnh, Thành hội đã tổ chức 10 Trường, lớp dạy nghề miễn phí (ở Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị v.v…) cho con em gia đình Phật tử, gia đình lao động nghèo, người khuyết tật, gồm các nghề may, điện gia dụng, tin học, sửa xe, v.v… đã đào tạo và giới thiệu cho hàng ngàn học viên có được việc làm ổn định.
- Công tác cứu trợ
Đã hỗ trợ 22.028 ca mổ đục thủy tinh thể, 200 nhà tình nghĩa, 1.876 nhà tình thương, 422 căn nhà đại đoàn kết, 30 lớp học tình thương, 3 trường mẫu giáo, ủng hộ và nuôi dưỡng trên 100 bà Mẹ Việt Nam anh hùng, xây 250 cầu bê tông, đắp 27 km đường xi măng, 370 chiếc xuồng, khoan 1.510 giếng nước sạch, tặng 1.326 xe lăn, 165 xe lắc, 100 xe trợ đi, 112 xe đạp, hàng trăm ngàn tấn gạo, trợ cấp trên 1.000 áo quan, xây 2 lò hỏa táng từ thiện, trợ cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, nuôi cô nhi, v.v...
Tổng cộng công tác từ thiện xã hội nhiệm kỳ V đạt trên 400 tỷ đồng, trong đó thành phố Hồ Chí Minh đạt trên 200 tỷ đồng.
Đặc biệt, hưởng ứng đợt vận động cứu trợ đồng bào các nước Nam Á bị ảnh hưởng của cơn sóng thần xảy ra ngày 26-12-2004, ban thường trực Hội đồng Trị sự đã làm lễ trao tặng số tiền 63.800 USD cho Lãnh sự các nước có sứ quán tại Việt Nam như: Indonesia, Thái Lan, Sri Lanka, Ấn Độ và Myanmar.
Hoạt động Phật giáo Quốc tế
Văn phòng 1, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội đã đón tiếp và làm việc với 27 phái đoàn Phật giáo như Phật giáo Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, Myanmar, Mông Cổ, Sri Lanca, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Pháp, Mỹ, Singapore, Indonesia, và một số vị cao tăng ở Đài Bắc... đến thăm hữu nghị Việt
Đã 39 lần tham dự Đại hội, hội thảo quốc tế, tham dự Đại lễ Phật đản do cơ quan UNESCO Liên Hiệp Quốc và Thái Lan tổ chức.
Viện và Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
Trong nhiệm kỳ qua, hoạt động của Viện và Phân viện Nghiên cứu đã có nhiều khởi sắc:
+ Tổ chức và tham dự các cuộc hội thảo, Đại hội: “Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức”, “Bồ tát Thích Quảng Đức”, “Tôn giáo tính”, “Sa môn Trí Hải với phong trào chấn hưng Phật giáo”.
+ Hoàn thành tập 3 Lịch sử Phật giáo Việt
+ Đã in ấn và phát hành 36 bản kinh, trên dưới 3 triệu trang dịch từ chữ Hán hoặc chữ Pali sang tiếng Việt như: Trường Bộ Kinh 2 tập, Trung bộ Kinh 3 tập, Tương Ưng Bộ Kinh 3 tập v.v... Tái bản lần thứ nhất các tập kinh đã phát hành.
Ra mắt sách Thiền Uyển Tập Anh tiếng Pháp do một giáo sư người Pháp dịch.
+ Viện đã mở trang Web “vinabri.org/.com/.net”, Ban Pali mở trang Web “Phật giáo Nam Tông Việt Nam”, Viện Nghiên cứu phối hợp với Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đang thử nghiệm trang Web www.vbu.edu.vn.
Tham gia xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc
- Tham gia Quốc hội khóa XII có các Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Hòa thượng Danh Nhưỡng, Hòa thượng Thích Chơn Thiện,
- Tham gia Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có các Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Hòa thượng Dương Nhơn, Hòa thượng Danh Nhưỡng, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Đức Phương, Hòa thượng Thích Thiện Duyên, Ni trưởng Ngoạt Liên, Sư cô Tín Liên, Đạo hữu Tống Hồ Cầm,... Ngoài ra, còn có nhiều Chư Tôn đức Giáo phẩm, Tăng, Ni và Phật tử tham gia Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ Thập đỏ, Hội Liên Hiệp Thanh niên, Hội Liên Hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... các cấp.
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận các cấp đã tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương...danh hiệu cao quý cho quý vị có nhiều công lao, cống hiến cho Đất nước như:
- Cố Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt
- Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự được tặng Huân chương Độc lập hạng nhất.
- Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Hòa thượng Thích Thanh Tứ được tặng Huy chương Đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Thành hội Phật giáo Hà Nội được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất.
- Đặc biệt, tại Cà Mau, các Phật tử lão thành có công với cách mạng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng như: mẹ Nguyễn Thị Tuyết, mẹ Nguyễn Thị Mịnh.
- Cố Hòa thượng Thích Hiển Giác, Thượng tọa Thích Thiện Bửu được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến và các Kỷ niệm chương, bằng khen
- Hòa thượng Hữu Nhem được công nhận Liệt sĩ.
- Huyện Tiên Lãng, Thành hội Phật giáo Hải Phòng được Nhà nước tặng 5 Huân chương cho 5 Liệt sĩ thời kháng chiến chống Pháp…
F. Nhân sự Đại hội VI nhiệm kỳ 2007 - 2012
- Đại hội đã suy tôn Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ đương vị Pháp chủ và 97 vị Đại lão Hòa thượng vào Hội đồng Chứng minh.
+ Suy tôn Ban thường trực Hội đồng chứng minh gồm 12 vị gồm đức Pháp chủ và 7 Hòa thượng Phó Pháp chủ, trong đó có Hòa thượng Thích Trí Tịnh kiêm Giám luật, Hòa thượng Thích Thanh Sam kiêm Chánh Thư ký. Ban Thường trực có 3 Phó Thư ký và 1 Uỷ viên Giám luật.
- Đại hội đã suy cử Hòa thượng Thích Trí Tịnh đương vi Chủ tịch và 147 thành viên của Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ VI (có 7 ni sư, 8 cư sĩ) và 48 uỷ viên dự khuyết (có 3 ni sư). Thành phần Hội động Trị sự bước đầu được trẻ hoá.
+ Ban Thường trực Hội đồng Trị sự có 45 vị trong đó có 2 ni sư và 3 cư sĩ (1 đã từ trần).
G. Đại hội đã tấn phong
+ 228 Hòa thượng (cao tuổi nhất là ngài Thích Thiện Sỹ ở Tiền Giang, sinh 1909, ít tuổi nhất là ngài Sansato, ở Trà Vinh, sinh 1960).
+ 545 Thượng toạ (cao tuổi nhất là sư Thích Thiện Giác, Đồng Tháp, sinh 1915, ít tuổi nhất có 7 vị sư
+ 143 Ni trưởng (cao tuổi nhất là Ni sư Thích Đàm Hậu, Hải Dương, sinh 1906, ít tuổi nhất là Ni sư Thích nữ Huệ Hương ở Đồng Nai, sinh 1949).
+ 528 Ni sư (cao tuổi nhất là Sư cô Thích Đàm Độ, ở Hà Tây, sinh 1915, ít tuổi nhất có 3 sư cô: 2 ở
Trích theo tài liệu: Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Đại hội đến Đại hội (1981 - 2012) - Người thực hiện: Nguyễn Đại Đồng - Nhà xuất bản Tôn giáo 2012.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thư của GHPGVN kính gửi tăng, ni, phật tử trong và ngoài nước
Kỳ VI 15:27 01/04/2012Giáo dục đào tạo đội ngũ Tăng, Ni trẻ có đạo hạnh, vững vàng trong quan điểm, thâm hiểu giáo pháp, có kiến thức chuyên sâu và chuyên môn cao, đáp ứng sự phát triển của Giáo hội trong thời đại mới.
Thư của Đại hội gửi Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam
Kỳ VI 15:26 01/04/2012Thành công của Đại hội là thể hiện sự đoàn kết nhất trí, đồng tình ủng hộ của các thành viên Giáo hội, của Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Đại hội được sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các Cơ quan, Ban, Ngành Trung ương và địa phương.
Diễn văn bế mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI
Kỳ VI 15:22 01/04/2012Trong không khí trang nghiêm, thắm thiết đạo tình, với tinh thần đoàn kết, hòa hợp, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI diễn ra trong hai ngày 13 và 14 tháng 12 năm 2002 tại Thủ đô Hà Nội đã thành công tốt đẹp.
Nghị quyết Đại hội đại biểu GHPGVN lần thứ VI (2007-2012)
Kỳ VI 15:21 01/04/2012Lập thủ tục xin phép cơ quan chức năng liên hệ về việc khắc dấu tròn cho các Ban Trung ương Giáo hội, Quận hội, Huyện hội, Thị hội, Thành hội thuộc tỉnh và các cơ sở Tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Xem thêm