Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 23/09/2024, 09:06 AM

Pháp lành hộ trì thế gian

Trong mỗi con người đều có hai phần, phần người và phần con. Trong đó bản năng thuộc về phần con, ý thức thuộc về phần người. Cân bằng giữa hai phần này là người bình thường, chuẩn mực.

Phần người vượt trội hơn thì có thể thăng hoa làm bậc Hiền Thánh. Phần con lấn át thì họ sống thiên về bản năng, đắm chìm trong dục vọng, phiền não.

Để vượt lên bản năng, hổ thẹn là một trong những đức tính quan trọng, có thể xem là đứng đầu. Đức Phật xem hổ thẹn là pháp trắng, có khả năng làm sáng sạch tâm hồn, thuần hóa được phần con trong mỗi người. Hổ thẹn là pháp lành hộ trì thế gian, giữ gìn đạo đức và cân bằng đời sống cá nhân, ổn định trật tự xã hội. Cao xa hơn, hổ thẹn còn là nền tảng vững chắc để thiết lập chánh niệm, giúp thực hành trọn vẹn Bát chánh đạo, chứng đắc đạo quả Niết-bàn.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

“Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

- Có hai pháp tịnh có thể hộ trì thế gian. Những gì là hai? Đó là tàm và quý. Giả sử thế gian không có hai pháp tịnh này, thế gian cũng không biết có cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, thân quyến, sư trưởng, tôn ti, trật tự; điên đảo, hỗn loạn như hàng súc sinh. Nhờ có hai pháp tịnh tàm và quý cho nên thế gian biết có cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, thân quyến, sư trưởng, tôn ti, trật tự; không hỗn loạn như hàng súc sinh.

Bấy giờ Thế Tôn liền nói kệ:

Nếu thế gian không có

 Hai pháp tàm và quý

Vượt trái đạo thanh tịnh

Hướng sanh, già, bệnh, chết.

Nếu thế gian thành tựu

Hai pháp tàm và quý

Đạo thanh tịnh tăng trưởng

Đóng kín cửa sanh tử.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kinh Tạp A-hàm, quyển 47, kinh 1243. Tàm quý[2])

Tàm là sự tự hổ thẹn với những việc xấu ác đã làm. Có thể những việc xấu ác đó chỉ tự mình biết, người ngoài chưa biết, nhưng vì đã làm sai nên tự thẹn với chính lương tâm của mình. Quý là sự xấu hổ với mọi người khi sự việc không tốt bị phơi bày. Quý còn là sự lo sợ về tội lỗi, sợ hãi quả báo xấu của những việc làm ác.

Tịnh pháp là pháp sạch, pháp trong sáng, pháp thanh tịnh. Chính sự hổ thẹn và sợ hãi quả báo đã giúp con người chế ngự dục vọng, dừng lại trước việc ác. Mọi thiện ác ở đời đều bắt nguồn từ tâm ý, lời nói và hành động. Người sống ở đời thì ai cũng có tạo nghiệp thiện ác. Khi nghiệp ác xảy ra, nếu còn gốc rễ thiện lương thì người ta biết hổ thẹn. Chính hổ thẹn là chất tẩy rửa linh diệu khiến cho thân tâm được trong sạch.

Về mặt xã hội, Đức Phật nhấn mạnh rằng, nếu không có tàm quý thì thế gian “điên đảo, hỗn loạn như hàng súc sinh”. Luân lý, đạo đức, tôn ti, trật tự, các chuẩn mực xã hội bị đảo lộn nếu không có tàm quý. Người không biết hổ thẹn và sợ hãi quả báo xấu thì việc gì cũng có thể làm. Vì thế, tàm quý là tịnh pháp có thể hộ trì thế gian.

Về phương diện thực hành Chánh pháp, tàm quý có vai trò cực kỳ quan trọng, là hành trang và tài sản vô giá trên con đường nên Thánh. Hành trình ngược dòng vô cùng gian nan nên có đôi lúc bị khựng lại hay thụt lùi, thậm chí thối thất muốn bỏ cuộc thì tàm quý sẽ giúp hành giả quyết tâm hơn, vượt qua cám dỗ và chướng ngại để tiến về phía trước.

Càng trưởng thành và mong muốn thực hành tâm linh thì sự tự hổ thẹn càng cần thiết. Sự khôn ngoan, lọc lõi chỉ có thể che mắt người đời mà không che giấu được chính mình. Cho nên mỗi người cần tự hổ thẹn, nó chính là mấu chốt để vượt qua cám dỗ và hoàn thiện chính bản thân mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp lành hộ trì thế gian

Kiến thức 09:06 23/09/2024

Trong mỗi con người đều có hai phần, phần người và phần con. Trong đó bản năng thuộc về phần con, ý thức thuộc về phần người. Cân bằng giữa hai phần này là người bình thường, chuẩn mực.

An tâm

Kiến thức 08:50 23/09/2024

Phật đã dạy: “Tự tại với tâm, tự tại với pháp”. Thường chúng ta chỉ đi tìm sự an bình trong thế giới hiện tượng, tìm nguồn vui trong vũ trụ vật chất luôn chuyển biến vô thường, nên chúng ta chỉ nắm bắt được những bào ảnh an lạc.

Tại sao con thất bại?

Kiến thức 10:54 22/09/2024

Thiên nhân hỏi Đức Phật: "Thưa Đức Thế Tôn, vì sao có người đạt được thành công, và vì sao có người gặp phải thất bại?"

Khía cạnh Phật pháp trong chấp tác

Kiến thức 09:37 22/09/2024

Trong “Phật Thuyết Kinh A Di Đà” có đoạn: “Hoa xanh tỏa ánh sáng xanh, hoa vàng tỏa ánh sáng vàng, hoa đỏ tỏa ánh sáng đỏ, hoa trắng tỏa ánh sáng trắng, hương sen tỏa ra vi diệu và tinh khiết” [1].

Xem thêm