Tuổi 42, ca sĩ Phạm Khánh Hưng an yên nhờ ăn chay, tu tập
Ca sĩ Phạm Khánh Hưng chọn cuộc sống ở nhà thuê, đi xe ôm để "không đau đầu vì đống hóa đơn, chi phí mỗi tháng".
"Mười mấy năm ở Mỹ, tôi quá sai khi..."
- Trán anh có vết sẹo to, xuất hiện từ khi nào vậy?
Hồi nhỏ tôi quậy quá, bị bố đánh. Thời nay xóa sẹo được hết nhưng tôi không làm, để vậy cho bố nhớ hoài. (cười) Nói giỡn thôi, hồi trẻ tôi đã không quan tâm thì bây giờ cũng thế thôi.
- Sao anh mãi mới ra "Phạm Khánh Hưng's Greatest Hits" mùa 2?
Đúng là series mùa này ra quá trễ. Nguyên do chủ yếu là lịch tập, ghi hình căng thẳng của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai. Tôi thậm chí từng nhập viện truyền nước, truyền đạm mấy lần do sức khỏe yếu.
Đổi lại, tôi rất hài lòng với chất lượng và những phép thử trong series. Chẳng hạn, bài Muốn khóc hãy khóc đi em hát cùng Hakoota được Lê Thanh Tâm phối bossa nova. Thể loại này kén người nghe, không mang đi diễn được nhưng tôi muốn làm khác đi bản gốc. Tôi không còn là cậu bé 23 tuổi nữa, âm nhạc bây giờ phải chững chạc, sang lên.
- Series mùa 1 toàn hit to mà nghe nói anh vẫn sốc vì lượt xem không khả quan. Mùa 2 hẳn còn sốc hơn?
Mùa 1 đã sốc rồi, mùa 2 làm sao sốc được nữa! Có điều, từ đầu tôi xác định không làm series này để kiếm danh tiếng, view cao hay lấy bản phối đi diễn.
Series là cách tôi thông báo: Phạm Khánh Hưng đã trở lại Việt Nam với âm nhạc và hình ảnh mới, trưởng thành hơn. Tôi đặt mục tiêu làm lại hết 100 bài hát của mình.
Mười mấy năm ở Mỹ, tôi quá sai khi vô tâm, thờ ơ, để người ta sở hữu và khai thác những đứa con tinh thần của mình. Khi trở lại Việt Nam, tôi quyết tâm làm điều tốt nhất cho chúng.
Tôi đang hơi lo vì tiến độ chậm, nếu chỉ làm 6 bài/năm thì mất 10 năm chỉ được 60 bài, phải gấp rút hơn. Dù lúc đó có khi không thể hát nữa, tôi vẫn muốn phát hành xong bài thứ 100 để kỷ niệm cuộc đời viết nhạc.
- Các MV được quay đơn giản, hầu như là cảnh ca sĩ ngồi hát và feel trong studio, anh không có kinh phí?
Dự án kéo dài đến 100 bài, bạn dồn hết vào những bài đầu tiên thì không còn tiền làm tiếp nữa. Tôi không giỏi tính toán nhưng cứ 6 bài phải ngắt ra 1 cục tiền, tưởng tượng phải mất 16-17 cục tiền như vậy mới xong. Tôi tự nhiên biết phải đầu tư sao cho hợp lý.
- Rời "Anh trai vượt ngàn chông gai", tình hình show và cát-sê của anh tăng thế nào?
Tôi chưa thấy tăng. Tôi có gọi vài mối quen thông báo tăng cát-sê, cái này đương nhiên vì đã đầu tư quá nhiều cho cuộc thi mà.
Tôi cũng sẽ chọn lọc show. Hồi mới về Việt Nam, tôi muốn gặp khán giả càng nhiều càng tốt, giờ đến lúc phải nghĩ chuyện hát ở đâu, gặp khán giả như thế nào. Chẳng hạn mấy chỗ ăn uống, người ta chỉ chú tâm "Vô! Vô!" hơn là nghe mình hát.
Đi hát 20 năm vẫn ở nhà thuê, đi xe ôm
- Sao mãi anh mới "chịu" về Việt Nam làm lại sự nghiệp?
Tôi định về từ mấy năm trước thì ba mẹ sang Mỹ sống, làm con phải sang ổn định với ba mẹ chứ! Sau đó Mỹ bùng dịch. Vì vậy, tôi không được chọn, mọi thứ theo tự nhiên.
- Lúc cô độc, anh hay làm gì?
Đánh đàn, thiền và coi phim. Khi buồn, tôi hay coi phim Châu Tinh Trì. Chán thì nghe rock cho sung lên, mệt thì nghe jazz cho dịu lại. Nhạc sĩ chúng tôi nên cô độc mới có bài, nhiều bạn bè cứ phải tụ tập, thời gian đâu mà viết nhạc?
- Vẻ ngoài lầm lì, cau có đối lập với bên trong anh thế nào?
Tôi dễ khóc. Mưa, biển và nước mắt là 3 thứ nước tôi thích nhất.
Hồi nhỏ, coi phim Xóm vắng, tôi vừa ăn cơm vừa khóc tè le cái tô. Cách đây không lâu, tôi coi phim Hẹn em nơi ấy (At cafe 6) cũng khóc. Tôi sợ mấy bộ phim hai người cùng trải qua tuổi thơ bên nhau, lớn lên lại không yêu nhau nữa. Năm 2024 vẫn có người khóc vì coi phim ngôn tình đó.
- Thời trẻ giàu nứt vách, ngoài 40 tuổi lại ở nhà thuê, đi xe ôm, anh có ngại?
Tôi chọn kiểu sống không làm mình nhức đầu mỗi tháng. Hồi ở Mỹ, tôi sợ nhất ngày đầu tháng vì phải nhận đủ thứ hóa đơn.
Về Việt Nam, tôi thấy dễ sống kinh khủng. Nếu bạn chọn mức sống hợp lý sẽ không áp lực gì hết. Ở đây kiếm tiền đủ sống rất dễ, đủ chơi mới khó.
Vì vậy, tôi thoải mái chuyện nhà cửa, xe cộ, dành tiền làm sản phẩm. Giờ mà mua nhà, mua xe là khỏi làm gì nữa hết. Sống sao để mỗi tháng không phải nơm nớp sợ "Bill ơi, đừng về" là tốt rồi. (cười)
Cuộc sống bây giờ rất đơn giản. Tôi ăn chay trường 3 năm nay, nếu không ra nhà hàng chỉ sống bằng rau và trứng. Tủ quần áo toàn đồ thiền.
Tôi về nước làm việc cũng để chuẩn bị quãng cuối đời nghỉ hưu tại đây. Ba mẹ tôi ở Mỹ với gia đình lớn, cô dì chú bác sống rất gần lại có y tế lo sức khỏe. Ba mẹ nói mệt 1 tiếng, tôi sẽ sang Mỹ ngay. May mắn, họ hiện rất khỏe.
Bây giờ tôi sướng lắm, vừa làm việc vừa tận hưởng cuộc sống. Không mong cầu, không áp lực. Đời tôi lên xuống nhiều rồi, giờ là lúc đi đường bằng nhẹ nhàng, thoải mái.
Theo VietNamNet
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thượng tọa Tâm Định: “Phật giáo xứ Thanh để lại dấu ấn đẹp trong lòng dân tộc”
Phỏng vấn 15:43 26/10/2024Trong hai ngày 30 và 31/10 và 1/11 tới, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa tổ chức Đại lễ Kỷ niệm 40 năm thành lập (1/11/1984 – 1/11/2024). Nhân sự kiện đặc biệt này Cổng thông tin Phật giáo thuộc GHPGVN (phatgiao.org.vn) đã có trao đổi cùng Thượng tọa Thích Tâm Định, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh.
Ca sĩ Uyên Trang: "Nghe giảng về luật nhân quả nên tôi ngộ ra nhiều điều"
Phỏng vấn 12:01 23/10/2024Trong những năm vắng bóng, ca sĩ Uyên Trang - nổi tiếng với bài hit "Tình yêu và giọt nước mắt" - trải qua giai đoạn khó khăn vì bệnh tật, từng phải chữa tâm thần. Chị tiết lộ, nhờ nghe pháp, hiểu nhân quả, sống tích cực nên đã vượt qua biến cố nhẹ nhàng.
“Thờ cúng bố mẹ là phương tiện để biểu lộ lòng tri ân”
Phỏng vấn 12:25 22/10/2024Đại đức Thích Ngộ Trí Dũng, nghiên cứu sinh Tiến sĩ Phật học tại Học viện Phật giáo VN tại TPHCM, một giảng sư được yêu mến hiện nay đã nói như vậy.
Thầy Pháp Hữu: “Người tu vẫn còn khổ, nhưng…”
Phỏng vấn 15:11 12/10/2024“Có thể gọi thầy bằng nicknam “Một người tu có hạnh phúc” - Thầy Pháp Hữu, trụ trì chùa Pháp Vân - Xóm Thượng, Làng Mai (Pháp) mở đầu buổi phỏng vấn, rồi thầy mỉm cười từ ái, chia sẻ về con đường trở thành tu sĩ hạnh phúc.
Xem thêm