Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/02/2024, 18:00 PM

Câu hỏi thứ ba: Tại sao định lại nằm gọn trong hộ trì

Tại sao Định lại nằm gọn trong hộ trì. Hoạch định có chủ ý con đường tam vô lậu học Giới-Định-Tuệ, 3 cấp học là giác ngộ hộ trì và chứng đạt có đem lại kết quả hay là một thất bại thảm hại mà Trưởng lão luôn đau đáu trước khi nhập diệt.

Giác ngộ, hộ trì và chứng đạt đó cũng là cấp độ chứng đắc mà Trưởng lão đã nhiều lần nhắc đến trên con đường tam vô lậu học Giới-Định-Tuệ. Nhắc lại điều này để mọi người còn nhầm lẫn khi dùng từ giác ngộ tuỳ tiện giữa một “khái niệm” một “cái biết” với giác ngộ là một bậc đạo quả trong ba bậc Giới-Định-Tuệ. Nó tương đương các cụm từ sơ thiền, nhập lưu, tu đà hoàn. 

Cách dùng từ dễ khiến nhiều người nhầm lẫn cho “thiền” và “định” khác nhau nhưng chẳng lẽ Trưởng lão lại có thể nhầm lẫn. Chắc chắn là không thể. Tu tập để thân tâm (lưu ý ở đây người ta hay tách rời và nhấn mạnh vai trò của tâm là một sai lầm khủng khiếp khi nói đến thiền) trở về trạng thái yên bình, an lạc. Như Thiền Việt nêu về trạng thái sơ thiền.

“Chánh niệm tỉnh giác” muốn nói về một cuộc sống thanh thản an lạc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, với một tâm tư sáng suốt, biết rõ đối tượng đang tiếp xúc hay thức tỉnh về việc mình đang làm. Đây là một hình thái thiền hành được áp dụng trong đời sống thường nhật, thể hiện qua việc chú tâm nhận biết hay chánh niệm tỉnh giác về các hoạt động của thân thể, vừa khiến cho tâm thức diễn tiến một cách thư thái, hài hòa, thông suốt, vừa khiến cho mọi hoạt động trở nên khoan thai, nhịp nhàng, chuẩn xác…

“Năm chướng ngại” là năm màn ngăn che làm cho con người không thấy được sự vô minh trong tâm mình như tham lam, sân, si, ngã mạn, nghi ngờ. Năm chướng ngại bao gồm tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quá, và hoài nghi. Nó cản trở sự thành công trong hành thiền và cản trở thân tâm được an lạc, bình an.

Riêng cách gọi bốn bậc thiền định (tứ thánh đinh) là bốn cấp lại cũng sai khi chỉ có 3 cấp: Giới: sơ thiền, Định: nhị, tam thiền và Tuệ: tứ thiền. (Thiền Việt đã sai điểm này). Hoạch định chương trình đào tạo dù với ý tưởng cải cách thế nào cũng không thể phá bỏ hệ thống được xác lập từ thời Đức Phật vì hệ thống đã chứng minh tư tưởng của Đức Phật đem lại hiệu quả thế nào khi tạo dựng thành một học thuyết mà cả thế giới ngưỡng mộ, tôn kính. Nói đến điều này tôi vẫn mong có sự nhầm lẫn, sai lầm trong in ấn, trong kiểm tra morat v.v…

Câu hỏi thứ hai: Tại sao Bát Chánh đạo lại bị loại ra khỏi 37 phẩm trợ đạo

18893101_440397289674384_3885022931428002548_n

Thưa các bạn! Muốn cầu vui Niết bàn thì đây là một con đường mà mọi người đều phải bước đi bằng trí óc và đôi chân của mình, chứ không có người nào đi thay cho mình được. Ðó là con đường Bát Chánh đạo. Con đường Bát Chánh đạo chia ra làm ba cấp tu tập:

- Cấp I thuộc về Giới Luật.

- Cấp II thuộc về Thiền Ðịnh.

- Cấp III thuộc về Trí Tuệ.

Cấp I Giới Luật: Khi học hết cấp này trọn vẹn thì được “cấp bằng” Nhập lưu (Tu Ðà Hoàn), còn chưa học hết cấp thì tùy ở sự hiểu biết, tu tập và giữ gìn giới luật được nhiều hay ít, ít thì Hướng Lưu; nhiều thì Dự Lưu.

Cấp II Tứ Thánh Ðịnh: Tu học hết cấp này trọn vẹn thì mới được “cấp bằng” Bất Lai, còn chưa trọn vẹn thì chỉ có “chứng chỉ” Thất Lai (Tư Ðà Hàm) cao hơn một chút nữa thì có “chứng chỉ” Nhất Lai (A Na Hàm).

Cấp III Trí Tuệ Tam Minh: Tu học hết cấp này thì tâm vô lậu hoàn toàn được “cấp bằng” Niết bàn (A La Hán)…”

Từ những đoạn trích trên đây mới nhận ra chủ ý rút Bát chánh đạo chính là cải cách táo bạo đầu tiên mà Trưởng lão áp dụng. Đem 8 trong 37 phẩm trợ đạo xây dựng thành tám lớp học trong chương trình nâng cấp sau Giới, đó là ước nguyện lớn lao, đào tạo vô số A-la-hán sau này.

Và chúng ta thấy, con đường tu tập để thành chánh giác của Đức Phật đó chính là tu tập thiền định được xác lập theo lộ trình Giới-Định-Tuệ với việc phát hiện chìa khoá vàng của Trưởng lão  đã bị bỏ quên, bị đánh rơi từ lúc nào. Lẽ nào Trưởng lão muốn cải cách, muốn xác lập một lộ trình khác chăng. Chẳng thể được, vì xem lại 3 cấp học mà Định (là toàn bộ 4 bậc thiền) thì sử dụng pháp hành nào cho hai cấp còn lại Giới và Tuệ? Tiếp tục là sự rối rắm, nhập chung lại với trào lưu hỗn loạn thực tại. Đó là sự chia chẽ, lẫn lộn vì Thiền hay Định có khác gì nhau khi mà…đều là tu tập để thân tâm (lưu ý ở đây ngươi ta hay tách rời và nhấn mạnh vai trò của tâm là một sai lầm khủng khiếp khi nói đến Thiền) trở về trạng thái yên bình, an lạc.

Không có vai trò đặc biệt, độc quyền, riêng lẽ của tâm trong thiền định nếu đọc kỹ xác định các pháp mà chỉ có sự nhầm lẫn nhất tâm, yếu tố tiên quyết trong tam pháp nhập môn nhất tâm, bốn niệm xứ, bốn tinh cần. Không dễ dàng tiêp nhận yếu chỉ mà Đức Phật nhấn mạnh bốn sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy. Có nghĩa rằng tam pháp nhập môn đó chính là căn bản của giáo trình học Phật: Thiền định.

“…1- Nhất tâm là gì? Nhất tâm là “tâm ly dục ly ác pháp”, chứ không phải nhất tâm là tâm “không vọng tưởng, tâm không niệm thiện niệm ác”. Tâm ly dục ly ác pháp là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, cho nên đức Phật gọi là “Bất Ðộng Tâm Ðịnh”.

Do vậy nên câu này đức Phật dạy: “Nhất tâm là định”. Ở đây các bạn phải khéo hiểu, nếu hiểu không đúng nghĩa thì các bạn sẽ hiểu theo kiểu kinh sách Ðại Thừa và Thiền Tông. 

Nhất tâm không phải thuật ngữ định danh vai trò “độc quyền “của Tâm - “tâm ly dục ly ác pháp” mà là một quá trình hợp nhất thân tâm. Thân tâm bất xứng, với sự chi phối áp đảo của ngũ dục: danh, lợi (Tâm) thực, thuỳ (Thân) chỉ hiếm hoi hợp nhất bởi sự thăng hoa tính dục sắc - điều mà Mật Tông lấy làm biểu tượng của sự tương phản dục hay vô dục, lậu hoặc hay vô lậu. Chính sự bât xứng nói lên khoảng cách của thân tâm, tạo nên muôn vàn ước mơ và hiện thực, bệnh tật và khổ đau, được và mất, vinh và nhục, thành và bại…bệnh tật không gì khác chỉ là hệ quả, là chuỗi nhân quả, là qui luật gieo gặt, vay trả.

“Năm chướng ngại” là năm màn ngăn che làm cho con người không thấy được sự vố minh trong tâm mình như tham lam, sân, si, ngã mạn, nghi ngờ. Năm chướng ngại bao gồm tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quá, và hoài nghi. Nó cản trở sự thành công trong hành thiền và cản trở thân tâm được an lạc, bình an. (Thiền Việt đã dẫn).

Sơ thiền tức phải đạt được 5 chi thiền: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và nhất tâm, để đối trị, đoạn diệt 5 triền cái (tham, sân, si, mạn, nghi) mà nhất tâm chỉ có được bằng an trú, bằng hợp nhất, bằng sự nổ lực điều thân, điều tâm mà Đức Phật đã ví dụ về việc nhen lửa cho 3 trường hợp:

1. Cây tươi đầy nhựa đặt trong nước,

2. Cây khô  đặt trong nước

3. Cây khô vớt khỏi nước.

Sơ thiền sung mãn tức phải an trú được chứ không phải nhiếp tâm trong 5 phút, 10 phút, hay một ngày, hai ngày.  

Trưởng lão là một trường hợp đặc biệt như câu chuyện Đường Tăng Tam Tạng trong Tây Du Ký. Một con người thanh tịnh cả thân và tâm khác với Đức Phật hoàn toàn. Cũng chính điều này là nhân đưa đến quả như thực tại Chơn Như. Một Trưởng lão luôn đau đáu nỗi niềm, luôn nặng lời với sợ hãi và khiếp đảm, nặng lời với sự phá hạnh độc cư…Nhưng lại rất từ tốn, nhẹ nhàng với sự lẫn lộn thiểu dục và ly dục, cái ranh giới lẽ ra phải dứt khoát, rõ ràng như chiến lược đăng kiểm mà vừa qua không biết bao nhiêu cán bộ tra tay vào còng. Cũng chính sự mềm dẻo khi cần sự cứng rắn và sự cứng rắn khi cần sự mềm dẽo, sự phân lập bảo thủ và cải cách tương tự tình trạng phân chia “Thượng toạ bộ” và “Đại chúng bộ” đã gây nên. Và giờ đây hàng ngàn con người cứ ùn ùn đến Chơn Như cũng chẳng khác với hàng triệu tu sĩ, Phật tử, hàng ngàn chức sắc, tôn túc vui với niềm vui ám thị, với đức tin, với giới luật, với sự mơ hồ vốn có sau khi đã chia tay một A-la-hán.

Như đã nêu ở câu hỏi thứ nhất về sự khác nhau giữa Đức Phât và Trưởng lão rất nhiều, mà một trong số đó là khác về thân thế, Trưởng lão như Thầy Huyền Trang trong Tây Du Ký, chưa từng trải nghiệm khủng khiếp như Đức Phật: 

1. Một tiếng gió động kinh khủng thổi lên, ngang qua lỗ tai. Này Aggivessana, ví như tiếng kinh khủng phát ra từ ống thổi bệ đang thổi của người thợ rèn.

2. Ta nín thở vô thở ra ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu Ta. Này Aggivessana, ví như một người lực sĩ chém đầu một người khác với một thanh kiếm sắc, cũng vậy, này Aggivessana, khi ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu Ta.

3. Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi, và ngang qua tai, Ta cảm giác đau đầu một cách kinh khủng.

4. Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, một ngọn kinh khủng cắt ngang bụng của Ta.

Này Aggivessana, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Ta hãy tu thêm Thiền nín thở". Và này Aggivessana, rồi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai. Này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai, thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, ví như hai người lực sĩ sau khi nắm cánh tay một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng. Cũng vậy, này Aggivessana, khi Ta nín thở vô, thở ra, ngang qua miệng, ngang qua mũi và ngang qua tai thì có một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân Ta. Này Aggivessana, dầu cho Ta có chí tâm, tinh cần, tinh tấn, tận lực, dầu cho niệm được an trú, không dao động, nhưng thân của Ta vẫn bị khích động, không được khinh an, vì Ta bị chi phối bởi sự tinh tấn, do tinh tấn chống lại khổ thọ ấy. Tuy vậy, này Aggivessana, khổ thọ ấy khởi lên nơi Ta, được tồn tại nhưng không chi phối tâm Ta.( Trích Đại kinh Saccaca). 

Đó chính là những trải nghiệm thiền định của giai đoạn nhất tâm mà sau này Đức Phật đưa vào trong 3 Pháp ở giai đoạn sơ thiền (nhất tâm, tứ niệm xứ, tứ chánh cần). Mà đó cũng là giai đoạn vượt qua ranh giới thiểu dục và ly dục, một trạng thái biến dịch dữ dội, thay đổi toàn bộ “sinh lý” với “tâm lý”. Nhấn mạnh độc quyền, nhiếp tâm, điều phục tâm mà không biết đến Tứ niệm xứ, không biết đến tứ chánh cần, không quan tâm đến tứ đại, không biết đến những ứ trệ, nghẽn tắt, sự cân bằng điều phối tứ đại và đó là lý do mà các đồ đệ Trưởng lão bị quật ngã bởi ma ngũ ấm.

“…Hai vợ chồng con trai tôi khi ấy đã là những người đến với Tu viện Chơn Như nhiều lần, chính bọn trẻ đã kéo tôi theo, trong khi trước đó việc gặp gỡ, thành đôi của chúng đều bắt đầu từ tôi, từ môi trường TSH. Cả gia đình tôi, họ hàng, anh em, rất nhiều người đều trở thành thành viên cột trụ TSH mà tôi là người dẫn dắt. Cứ ít lâu con tôi lại hỏi “Ba vẫn ngồi thiền hả?”. Tôi thực sự khó chịu với câu hỏi này nhưng không bộc lộ. Tại sao bao nhiêu người đều có thói quen suy nghĩ cứ ném sạch mọi thứ như gái về nhà chồng cứ phải trinh nguyên, trọn vẹn, nguyên lành không sức mẻ, trầy xướt như một môn sinh phải tự phế võ công khi đã lìa xa môn phái để nhập vào môn phái khác. Câu hỏi của con tôi có nguyên nhân sâu xa là lời công kích quyết liệt của Trưởng lão về cách “ngồi thiền như con cóc”…” 

Nếu bạn đọc loạt 9 bài Thiền bạn sẽ hiểu hơn nữa rằng Thiền không có tội gì cả, chỉ những ứng dụng thiếu hiểu biết chỉ chuyên chú vào thiền mà không biết khai thông mới đưa đến tác dụng ngũ ấm ma, ma nhập, thần kinh giả mà thôi.

Cuộc đời là chuỗi nhân quả! 

Xác định dục là toàn bộ yếu tố tạo sinh thân tứ đại. Vậy thì diệt dục, ly dục cũng có nghĩa rằng dứt bỏ thân tứ đại, phải chết ư? Vì vậy pháp tu ly dục, ly ác pháp có nghĩa điều phục, chế ngự, xa lìa đến mức tối thiểu nhu cầu bảo dưỡng thân tứ đại và ăn để sống đó là nuôi chánh mạng.

Cải thiện việc thọ dụng thực phẩm ăn để sống không ngờ lại thay đổi toàn bộ “sinh lý” và tất nhiên cả “tâm lý”, đó là sự tương tác thân tâm. Nếu rõ ràng từ đầu tu tập là ăn chay ngày một bữa, thì đâu tốn công mắng nhiếc việc ăn phi thời. Còn ai không thực hiện được thì đó cũng là người chưa đủ duyên cũng chẳng đáng trách mà chỉ trách ta không biết hoá giải nghiệp lực cho họ bằng lý thuyết, bằng giải thích cặn kẽ, rằng ăn chay ngày một bữa không chỉ là ý thức lực, không chỉ là lý thuyết đơn thuần mà thực tiễn, rõ ràng, chính nó thay đổi cả hệ tiêu hoá, thay đổi cả thân tâm mà tứ thần túc chỉ diễn dịch (dục như ý túc) vì diệt được cái dục thô phù không phải dụng công, không phải khó khăn, như cho tay vào túi áo…Xét về ý nghĩa đó thì tác ý mới chính là dụng công, nhiêp phục tâm để điều thân mà may mắn như Trưởng lão thì mới chỉ có một. Có lẽ những lời trên đủ để bạn tự xét mình đã vào hay chưa vào sơ thiền. Bạn đọc thêm “Chữa bệnh và giác ngộ” nhé. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm