Pháp thân thường tại

Trong đoàn rước chào đón Thế Tôn lần đầu trở về thăm lại Kapilavatu (Ca-tỳ-la-vệ) đầy đủ cả hoàng tộc, triều thần và dân chúng, duy chỉ thiếu vắng một người, nàng Yasodhara (Gia-du-đà-la) cao quý.

Nàng không đi đón Người và tuyên bố: “Nếu trong thời gian Thái tử vắng mặt, những năm tháng ròng rã ấy, ta lõm khuyết đức hạnh, ta mòn vẹt thủy chung thì Thái tử sẽ không đến thăm ta; bằng ta là một viên ngọc ma-ni không tì vết thì chính Thái tử phải đến thăm ta dù Ông ấy có là một bậc Chiến thắng vĩ đại chăng nữa”.

Và quả thật “Ông ấy” đã đích thân đến thăm nàng, “Ông ấy” dịu dàng bảo:

“Này Yasodhara! Như Lai vẫn không khác xưa lắm đâu! Như Lai vẫn là con người cũ đó thôi! Nhưng bây giờ, tâm Như Lai thanh tịnh hơn, trí Như Lai quang rạng hơn…”.

Bậc Đẳng Chánh Giác cao quý - nhưng vẫn là con người cũ, không khác xưa; nên tôi vốn dĩ cũng không tìm một Như Lai với lục thông huyền thuật, không trông chờ một Thế Tôn hô phong hoán vũ, hóa giải nỗi khổ của chúng sanh bằng thần thông thù diệu hay bằng cơ chế ban-cho.

Tôi vẫn yêu Đức Phật trong từng trang kinh thanh thoát, một Đức Phật với bước chân bụi vân du mỗi sớm mai với chiếc bình bát trên tay rong ruổi mọi nẻo đường, cứu vớt mọi phận đời.

Theo dấu Như Lai

Theo dấu Như Lai

Tôi muốn giữ mãi hình ảnh của một Như Lai với tri giác phàm thường vẫn có lúc bụng đói cồn cào, vẫn khát khô trên cung đường dài du hóa và cần lắm bát nước: “Như Lai rất khát, này Ananda”…

Và thân thể Người cũng nhói đau, cũng rỉ máu vì những tổn thương khi giẫm phải gai nhọn, đá vụn: “thân Như Lai cảm thọ mãnh liệt; nhức nhối, nhói đau, khốc liệt…” (kinh Miếng đá vụn).

Và những khi Tăng đoàn bất hòa, Người cũng buồn lòng, một mình đi vào rừng sâu an cư cùng rừng xanh với sự hộ trì từ các “thí chủ” thú rừng…

Thấy một Đức Thế Tôn gần gũi đời thường để thấy Người và con đường giải thoát của Người không hề xa cách, giản dị trong nhịp sống hàng ngày của chúng ta.

Quả tim hồng vĩ đại đã dừng lại nhịp cuối cùng dưới tán hoa sa-la thuở nào, báo thân của Người đã thể nhập vào hư không, nhưng pháp thân vẫn thường tại tươi mới mỗi ngày trên những trang kinh thanh thoát, trong hơi thở Tăng đoàn, trong từng niệm của chúng ta mỗi khi nhớ về Người.

Đức Thế Tôn, thực sự Người chưa bao giờ từng vắng mặt!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thực giải những bộ kinh tiêu biểu trong Phật giáo Đại Thừa

Xiển dương Đạo pháp 09:25 07/01/2025

Trong Tam tạng thánh điển Phật giáo, ngoài hệ thống kinh Nguyên Thủy, còn có hệ thống kinh điển Đại thừa vô cùng phong phú đa dạng và rất vĩ đại.

Đọc kinh Nguyên thủy có khó không?

Xiển dương Đạo pháp 16:56 06/01/2025

Sư Lâm Đà Rô (tỉnh Bình Phước), thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử Nam tông Khmer Trung ương cho biết, kinh tạng gồm năm bộ: 1- Trường bộ kinh, 2- Trung bộ kinh, 3- Tương ưng bộ kinh, 4- Tăng chi bộ kinh, 5- Tiểu bộ kinh.

Nhiệm mầu từng câu Kinh

Xiển dương Đạo pháp 08:08 05/01/2025

Tụng Kinh là để tăng trưởng trí tuệ. Đạo Phật là đạo trí tuệ. Tụng kinh là lặp lại để mỗi ngày thấm sâu vào tâm trí mình, để mình mỗi ngày một sáng ra.

Thực giải các kinh điển phổ biến trong đời sống tu học của người Việt

Xiển dương Đạo pháp 09:30 04/01/2025

Đức Phật thường dạy, tin ta mà không hiểu ta tức là phỉ báng ta. Người Phật tử đi chùa lễ Phật, tụng kinh mà không hiểu nghĩa lý kinh để ứng dụng vào cuộc sống hoặc hiểu sai ý kinh sẽ gây ra những hậu quả phiền lụy không nhỏ.

Xem thêm