Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

“Pháp vi tế của người học trò Khất sĩ”

Đây là đề tài chia sẻ của Đại đức Giác Thống - giáo thọ khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 - đang diễn ra tại Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM), từ ngày 13 đến 22/7.

Theo đó, sáng 18/7, Đại đức Giác Thống đã có buổi nói chuyện trong khuôn khổ khóa tu, dành cho các vị tu sĩ trẻ về 5 pháp cái, được Đức Tổ sư Minh Đăng Quang nói trong “Pháp vi tế - Chơn lý, thuộc Luật nghi Khất sĩ”.

Đại đức Giác Thống giảng tại khóa Bồi dưỡng đạo hành lần 9, do Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang

Đại đức Giác Thống giảng tại khóa Bồi dưỡng đạo hành lần 9, do Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Pháp viện Minh Đăng Quang

Đại đức nhấn mạnh về ham muốn và 6 phép đoạn trừ đã được Đức Phật dạy, bao gồm: phải học phép thiền định về vật bất tịnh, phải chăm chỉ tưởng nhớ vật bất tịnh, phải thu thúc lục căn, phải tiết chế ăn uống, phải thân cận cùng các bậc thiện tri thức, phải hằng nói lời dịu ngọt.

Đại đức Giác Thống qua đó chỉ ra nguyên nhân của ham muốn chính “thấy sắc mà cho là đẹp”. Trong 6 cách đoạn trừ tham dục, Đại đức nhấn mạnh đến việc thân cận các bậc thiện tri thức và hằng nói lời dịu ngọt. Gần bậc đáng kính sẽ giúp mình trưởng dưỡng đạo tâm, học hỏi và được ảnh hưởng bởi các vị ấy. Điều này cũng được Đức Phật dạy trong kinh Phước đức, “Cung kính bậc đáng kính/ Là phước đức lớn nhất”. Các bậc đáng kính, đó có thể là thầy, là bạn, là những vị miên mật học pháp, hành pháp… Lời dịu ngọt (tức ái ngữ) cũng là một pháp hành giúp thân tướng đoan nghiêm, nội tâm từ ái. Từ lý đến sự là một thể viên dung, y báo, chánh báo nương nhau biểu hiện.

Về sân hận, “thấy cảnh nghịch mà cố giận là nhân sanh oán hận”. Về 6 phép đoạn trừ sân hận, gồm phải học đề mục về lòng bác ái, phải cố gắng niệm đề mục thiền định về lòng bác ái, phải xem xét cho tỏ rõ, tất cả chúng sinh đều có nghiệp báo riêng, phải tinh tấn xem xét cho tường mấy điều kể trên và đặc biệt, 2 phép đoạn trừ cuối, cũng giống như cách thức đoạn trừ ham muốn là phải thân cận cùng các bậc thiện tri thức, phải hằng nói lời dịu ngọt.

Đối với 3 pháp cái còn lại, gồm hôn trầm, phóng tâm, hoài nghi, 6 phép đoạn trừ đều có chung 2 điều kiện: phải thân cận cùng các bậc thiện tri thức, phải hằng nói lời dịu ngọt.

Từ đó, Đại đức Giác Thống kết luận giá trị to lớn của việc “ăn cơm có canh, tu hành có bạn”, tức là nương tựa, học hỏi thầy, bạn tốt trên bước đường tu cũng như việc thực hành ái ngữ, tránh khẩu nghiệp dắt dẫn mình đi vào chỗ tối tăm, phiền não.

Quang cảnh buổi giảng của sư Giác Thống

Quang cảnh buổi giảng của sư Giác Thống

Dịp này, Đại đức Giác Thống cũng chia sẻ về kinh Trung bộ 46 - Đại kinh pháp hành được Đức Phật thuyết giảng tại tịnh xá Kỳ Viên cho các vị Tỳ-kheo. Để thực hành kinh này, theo Đại đức giáo thọ, đối với các bậc thánh, chân nhân cần phải thân cận, thuần thục pháp và tu tập pháp của các vị ấy. “Khi biết rõ pháp thì hành giả sẽ nhận diện được đối tượng thân cận để thân cận, đối tượng phục vụ để phục vụ và ngược lại”.

Đại đức Giác Thống qua bản kinh cũng chia sẻ về 2 hạng người, một là “vô văn phàm phu” - do thiếu trí tuệ nên không nhận biết và thực hành việc thân cận bậc thánh, ngược lại là bậc đa văn thánh đệ tử.

Qua bài chia sẻ, Đại đức Giác Thống khuyến hóa các vị tu sĩ trẻ cần tu tập thất giác chi (niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả), “bảy giác chi được tu tập sẽ đưa đến đoạn tận các pháp có khả năng sanh kiết sử” (theo kinh Tương ưng bộ). Bên cạnh đó nỗ lực tu tập bát chánh đạo (chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định), tứ niệm xứ (quán thân, thọ, tâm, pháp).

Khóa bồi dưỡng đạo hạnh do Hệ phái Khất sĩ tổ chức nhằm nâng cao đời sống phạm hạnh, thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ cho các vị Tăng, Ni trẻ vừa bước chân vào đạo. Đây cũng là dịp để các vị Giáo phẩm, giáo thọ gặp gỡ, sách tấn đàn hậu học giữ gìn, nuôi lớn sơ tâm, tiếp bước Tổ Thầy trong sự nghiệp “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp”.

Theo báo cáo của Ban Tổ chức, khóa tu lần này có sự hiện diện của 137 hành giả gồm: 44 vị Sa-di, 3 tân Tỳ-kheo-ni, 6 Thức-xoa, 5 Sa-di-ni, 43 tập sự nam, 21 tập sự nữ, cùng 15 Phật tử trực thuộc các Giáo đoàn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật thuyết kinh người phụ nữ gặp điều bất hạnh

Phật giáo thường thức 19:15 19/09/2024

Cuộc đời đâu chỉ lấy đi nước mắt của người phụ nữ bất hạnh ấy, mà còn lấy đi bao nước mắt của những con người sống trong cảnh chiến tranh, thiên tai, đói khổ, sinh tử phân ly… Dù thế giới ngày nay vô cùng tự kiêu với nền văn minh hiện đại thì chân lý khổ đau vẫn hằng ngự trị đâu đó.

Tiền của tích chứa nếu không biết dùng đó là tạo nghiệp

Phật giáo thường thức 18:50 19/09/2024

Người thế gian không ai mà không ưa thích giàu có, đối với sự giàu có này, luôn luôn cảm thấy càng nhiều càng tốt, chưa có lúc nào biết chán. Tiền của tích chứa ở đó, nếu không biết dùng nó, đó là tạo nghiệp, chính là tội lỗi.

Bổn Nguyện là gì?

Phật giáo thường thức 17:45 19/09/2024

Bổn có hai nghĩa: Trên Sự thì vô lượng kiếp vừa qua, đời nào cũng đã từng phát nguyện như vậy, phát nguyện rồi tại sao vẫn chẳng thành tựu?

Không lập bài vị thì có thỉnh được người đã mất không?

Phật giáo thường thức 17:15 19/09/2024

Hỏi: Nếu không lập bài vị thì thật sự có thể lễ thỉnh được người đã mất không?

Xem thêm