Tứ Y - bốn pháp nương tựa

Có một câu hỏi, thầy cho con biết phẩm Phổ Môn Quan Âm nói gì?

botat-1-3000

Có bốn cái y. Trước hết là y pháp bất y nhân. Tức là, mình y theo pháp, đừng y theo người. Y nghĩa bất y ngữ, là người ta nói, mình nghe, nhưng mình đừng có quan trọng, đừng có phiền hà lời nói của người ta, mình hãy nương vào cái nghĩa của lời nói. Y trí bất y thức là hãy nương vào trí tuệ chớ đừng nương vào cái nhận thức tầm thường của mình. Và cuối cùng, y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa.

Có một câu hỏi, thầy cho con biết phẩm Phổ Môn Quan Âm nói gì? Mỗi lần quý Phật tử mà bệnh, thì thường hay lấy phẩm Phổ Môn ra tụng cầu đức Quan Âm phù hộ. Trong kinh nói, người nào đang đi mà rớt vô hầm lửa, niệm Quan Âm, hầm lửa biến thành ao sen. Ai đang đi tìm thất bảo trên sông trên nước, gặp quỷ la sát nó ám dọa mình, niệm Quan Âm liền tắp vô chỗ cạn. Bữa nào lửa đang cháy, mình nhào vô, niêm Quan Âm Bồ Tát, thế nào xe cứu hỏa cũng tới khiêng mình ra.

Trở lại, y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa, là hãy nương vào những lời vượt nghĩa bình thường. Lửa ở đây là sân giận phiền não. Khi mình đang rơi vào cái hầm lửa thiêu đốt đó, thay vì mình mắng mỏ, mắng xả, thì mình đi kiếm gốc ngồi niệm Phật, cho cơn giận xuống - ao lửa biến thành hồ sen. Vì nếu mình nói ra, tất người khác sẽ bị cháy theo lời nói của mình.

Đang bị lửa phiền não nung đốt rồi, mình sẽ nói ra những lời nói không dễ thương, nó sẽ đốt luôn cả người thân, đốt luôn cả tình cảm, tình nghĩa. Lời nói ra rồi, lấy không lại được.

Có đệ tử tới hỏi thầy, thầy chỉ con cách tu khẩu nghiệp đi. Con tu gì cũng được, nhưng làm tan cơn giận rất khó, khó để bình tĩnh được. Vị thầy nói, lấy cái gối nằm, xổ ra rồi bung gối lên trên không, bông gòn bay khắp nơi. Sau đó, con lượm lại. Con lượm đủ lại số bông gòn không? Không.

Vậy thì mỗi lần con muốn nói gì, con hãy nhớ là lời nói của con sẽ bung ra như cái gối. Có cố gắng lượm trở lại cỡ nào, cũng không hết. Hình ảnh đó, sẽ giúp cho con tu được khẩu nghiệp của mình.

Trong phẩm Phổ Môn có câu, nếu người ta vây bủa, ám hại mình, mình niệm Quan Âm thì sự ám hại đó, nó tiêu tan hết. Sự ám hại ở đây là lời cay cú, chửi rủa độc ác. Những lời này, ôm vào sẽ khổ.

Một lời nói, cũng có thể làm hưng nhà lợi nước. Mà một lời nói, cũng có thể làm tiêu tan sự nghiệp.

Liễu nghĩa

Bảy báu của người tu, khác với bảy báu của thế gian. Thất báu của người tu là: có niềm tin, biết lắng nghe, có tàm (tự xấu hổ với mình), có quý (xấu hổ với người), siêng năng (tinh tấn), buông xả, trí tuệ.

Cho nên ngày nào mình cũng lạy đức Quan Âm, học hạnh lắng nghe của Quan Âm, tụng kinh Liễu Nghĩa. Trong phẩm Phổ Môn, cũng nhắc tới cây dao, cây dao đó là ý niệm ác độc. Muốn khởi, thì quán lại, xem làm như vậy có nên không. Giận người đó quá nhưng hãy nhìn lại cái tốt để quên đi cái xấu của họ, thì dao (ý niệm), nó sẽ gãy từng khúc. Nhớ được thêm cái tốt nào thì tâm buồn bực của mình, nó sẽ gãy khúc đó.

Liễu nghĩa, có nghĩa là cái nghĩa rốt ráo!

Phạm Hiền Mây phiên tả

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Phật giáo thường thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Nguyên lý của đời sống giác ngộ

Phật giáo thường thức 09:12 22/12/2024

Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để các con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.

Xem thêm