“Pháp Vương”...và chuyện thị phi
Ngài Gyalwang Drukpa đời thứ 12 đã kết thúc chuyến thăm ý nghĩa tại Việt Nam.
![]() |
Là người theo đạo Phật, ai cũng biết danh xưng “Đức Pháp Vương”, “Bậc Toàn Tri” là danh xưng để chỉ về đức Phật, hậu thế ai dám tự mạo xưng để phải tội.
Tôi chưa bao giờ thấy Ngài Gyalwang Drukpa tự tôn xưng là "Pháp Vương", lỗi ở đây là khâu dịch thuật và bộ phận truyền thông. Cũng có thể người dịch, phật tử ở Tây Tạng, Nepal hay một nơi nào đó vì sự kính ngưỡng Ngài đã tôn xưng như vậy.
Đó là ngôn ngữ của dân gian, không phải ngôn ngữ của “pháp tự” để chúng ta quá đe nẹt về "lòng kính ngưỡng", vì ai cũng biết đã thành Phật thì làm gì có “vua Phật” hay “Thái Tử Phật” hay bất cứ một danh xưng thuộc phạm vi “đời” nào để gắn vào quả vị tột cùng của bậc giác ngộ đó là “PHẬT”.
![]() |
Phật giáo là tôn giáo lấy “hòa hợp” làm đầu, nên khi Ngài Gyalwang Drukpa tới Việt Nam không chỉ quần chúng nhân dân đón tiếp hân hoan, giới truyền thông quan tâm đưa tin mà Chư tôn Giáo phẩm Lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng dành cho Ngài sự đón tiếp trọng thị.
Tuy nhiên, trên các trang web của cộng đồng Phật giáo, vẫn có một vài ý kiến của một số cá nhân có những cách nhìn hơi tiêu cực, làm cho có kẻ "mượn gió bẻ măng", "thọc gậy bánh xe" coi là dịp được bề phóng tác và thêm bớt để xuyên tạc phá hoại, họ đã kỳ công tập hợp những loạt bài viết công kích Ngài Gyalwang Drukpa rất nặng nề bằng những ngôn ngữ của tà ma ngoại đạo đăng lên trên các trang mạng xã hội để làm ly gián Phật giáo, chia rẽ lòng người, bôi xấu đạo Phật, làm cho một số tín đồ phật tử cũng phân tâm.
![]() |
Ngày 20/03/Giáp Ngọ, Ngài Gyalwang Drukpa cùng Tăng đoàn đã cầu nguyện đến Giác linh cố Đại lão HT.Thích Trí Tịnh tại Bảo tháp. |
Phật tử Việt Nam do không hiểu, chuộng ngoại, nên đã đón tiếp Ngài quá nồng hậu, thậm chí còn có cả Lãnh đạo Chính phủ đón Ngài? Cách hành đạo của Ngài không phải là của Phật giáo mà là của đạo Bon Tây Tạng, "Ngài nói dối" về bức tượng đức Phật an vị tại bảo tháp Tây Thiên...
Tà ma ngoại đạo xuyên tạc là có. Một số trang web chống phá Nhà nước Việt Nam cũng thêm mắm, thêm muối viết suy diễn về Ngài Gyalwang Drukpa với những bài viết sặc mùi liêu trai. Nhưng đó là chuyện muôn thưở - "có Phật thì có ma, có kính ngưỡng thì có xuyên tạc", - không bàn và chưa đề cập đến trong bài viết này.
Trong khi có người thuộc "đạo ta" chứ không phải ngoại đạo nêu ý kiến, phát biểu quan điểm và nêu góc nhìn không được thiện cảm xung quanh sự kiện về chuyến viếng thăm của Ngài Gyalwang Drukpa và tăng đoàn đến Việt Nam.
Đúng ra, đứng trước xu thế các tôn giáo đang đẩy mạnh đối thoại, giao lưu tôn giáo, lấy tương đồng làm chất keo gắn kết thì hơn bất kỳ tôn giáo nào, Phật giáo phải tiên phong tinh thần đó. Nếu suy nghĩ kỹ, nếu là người có tâm với đạo Phật chúng ta phải vui mừng trước các sự kiện giao lưu Phật giáo.
Còn nhớ trước đây khi sư ông Thích Nhất Hạnh về Việt Nam được quần chúng kính ngưỡng, cũng lại có những thông tin kiểu như quần chúng “chuộng ngoại”, “lai căng” mà xa rời “truyền thống” hay sư ông được đón rước như vua chúa ngày xưa,...
Phải chăng thay vì có sự so sánh, chạnh lòng, những ai nghĩ vậy nên bình tâm mà thấy quần chúng rất khát ngưỡng tâm linh.
Nếu phải nghĩ, quý vị nên trả lời câu hỏi, chúng ta đã làm được gì để hướng đạo tâm linh cho quần chúng, để mỗi khí có khách quý đến nhà, quần chúng vừa đón tiếp long trọng chư tôn giáo phẩm ngoại quốc – vì dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu khách; vừa phát huy và tu tập theo truyền thống Phật giáo Việt Nam có bề dày lịch sử hơn 2000 năm đồng hành cùng dân tộc, gốc đó - tâm thế văn hóa đó cắm rễ sâu trong quần chúng sẽ làm vẻ vang Phật giáo nước nhà.
Có lẽ chỉ có chiều sâu của sức tu mới đủ cuốn hút một cách gốc rễ và lâu bền, không như dòng thác của cơn giông chợt đến, rồi đi - cùng với thời gian mọi sự đến một cách tự nhiên. Tất nhiên khâu tổ chức tốt và chu đáo rất quan trọng để làm nên hiệu ứng có hiệu quả của sự kiện tôn giáo. Đó là đứng ở góc độ tổ chức sự kiện tôn giáo, còn trong chuyện quần chúng đón tiếp Ngài Gyalwang Drukpa, nếu ai đó thay vì quá nghĩ về việc nghi lễ, hiệu ứng số đông mà chạnh lòng, mà chợt nghĩ đến sự tung hô, sự chào đón của bản ngã thì cũng nên nghĩ đến việc chung.
Sự kiện tôn giáo nào cũng để lại những bài học bổ ích, đón Ngài Gyalwang Drukpa là dịp tốt để chúng ta nhìn lại cách thức thực hành Phật giáo khi đối đãi với quần chúng.
Phải chăng lâu nay, Phật giáo đã quá trọng ghi lễ, hình tướng bên ngoài nên mới có người để ý đến điều đó một cách thái quá mà giảm đi sức mạnh của nội lực tu tập để bình thản mà chuyển hóa, để tự hào với truyền thống có sức mạnh một cách tự nhiên để không phải chạnh lòng?
Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến Hòa thượng Thích Thanh Từ, một bậc cao tăng có công rất lớn trong việc khôi phục dòng phái Trúc Lâm mang đậm bản sắc Việt do Tổ Trần Nhân Tông khai sáng. Hơn ai hết, nếu có nhân danh truyền thống, bản sắc để có thể chỉ trích cái gì quần chúng “chuộng ngoại”, lời Ngài nói sẽ có sức mạnh hiệu triệu, nhưng Ngài đã không nói, vì bản chất điều đó không có gì để nói, Hòa thượng để dành thời gian và tâm đạo vào việc tiếp nối truyền thống theo cách của Ngài và đúng nghĩa.
Nếu thấy hiện tượng khơi khơi mà chỉ trích “quá sâu”, hoặc nhân danh truyền thống mà “nặng lời” với đồng đạo thì e rằng đó không phải là truyền thống của Phật giáo Việt Nam.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!
Ý kiến – Diễn đàn

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công
Ý kiến – Diễn đàn
Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực
Ý kiến – Diễn đàn
Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?
Ý kiến – Diễn đàn
“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.
Xem thêm