Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 10/05/2022, 11:35 AM

Phật dạy: Bản ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương

Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện quá nhiều thì dễ bị tổn thuơng và đau khổ chất chứa chiếm hết chỗ hạnh phúc kiếp nhân sinh.

Đức Phật dạy :

- Bản Ngã càng lớn, sĩ diện càng nhiều, càng dễ bị tổn thương.

- Vì sao một cọng rơm hay một tờ giấy được thả từ lầu cao xuống đất mà nó không bị tổn thương?

Bởi trọng lượng nó nhẹ! 

Nhưng mà tại sao một cái tô, một quả táo được thả từ trên cao xuống bị vỡ, bị hư hại?

Là bởi trọng lượng của nó nặng quá, cộng với sức hút của trái đất nên tạo ra sự đổ vỡ.

Cũng vậy, người sống biết xem nhẹ mình một chút, khi mà bạn nghĩ bạn chỉ là một cọng rơm, dẫu cuộc đời có tấn công mình ra sao, lực tổn thương sẽ rất nhỏ thậm chí không có.

Nhưng vì bạn tự xem mình là cái tô, là quả táo vĩ đại, bạn sẽ là những gì dễ vỡ nhất. Trước sóng gió cuộc đời kì thực bạn rất mong manh!

Trong kinh Đức Phật dạy thế này:

– Một hột cải không thể nào để trên đầu kim được vì hột cải nó tròn.

– Gió thì không thể bám vào tấm lưới.

– Và giọt nước thì không thể đứng vững được trên lá sen.

Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện quá nhiều thì dễ bị tổn thuơng và đau khổ chất chứa chiếm hết chỗ hạnh phúc kiếp nhân sinh.

- Xin nhớ, trân trọng bản thân và quan trọng bản thân là 2 điều hoàn toàn khác biệt.

Cái tôi quá lớn tự mình làm khổ mình

Những khổ đau bất an trong cuộc đời mỗi người đa phần xuất phát từ cái tôi thái quá.

Bản ngã là chấp thấy có cái tôi hiện hữu

Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện quá nhiều thì dễ bị tổn thuơng và đau khổ chất chứa chiếm hết chỗ hạnh phúc kiếp nhân sinh.

Ngày nào bạn còn coi nặng bản thân và lòng sĩ diện quá nhiều thì dễ bị tổn thuơng và đau khổ chất chứa chiếm hết chỗ hạnh phúc kiếp nhân sinh.

Người có cái tôi quá lớn, là người luôn xem mình là nhất không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì và xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác không cần biết điều mình làm đúng hay sai cứ tự hào một cách vô ý thức,…

Thật ra nếu bạn có tưởng tượng ra mục tiêu của đời mình là gì thì cũng được, nhưng coi chừng kiểu cố gắng như thế để biến tướng cuộc đờì bạn theo ý mình thì chỉ làm cho cái tôi của bạn thêm lớn thôi.

Cứ chạy theo mục tiêu, đích nhắm trong cuộc đời có thể sẽ làm bạn thấy mục tiêu của cuộc đơì là phải hoàn tất cái gì đó trong tương lai, khiến bạn sẽ quên là cuộc đời duy nhất mà bạn đang có chính là cuộc đờì vào ngay lúc này chứ không phải của quá khứ và tương lai.

Hãy nắm bắt cái hiện tại. Đừng phụ nó.

Chúng ta cần tôn trọng cái tôi vì nó là sự thể hiện cá tính riêng của mình nhưng , chúng ta hoàn toàn không được tôn sùng nó vì khi cái tôi quá lớn lớn hơn hẳn những mục đích khác thì nó sẽ khiến bạn thất bại và mất đi những thứ quý giá đối với bạn. Nhất là tình thân. 

“Xin cúi xuống làm người hèn kém

Miễn đôi tay làm đẹp cuộc đời

Tình thương dâng khắp muôn nơi

Con tim tuy nhỏ nhưng trời đất ôm”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Niệm chết

Lời Phật dạy 10:34 31/10/2024

Chết là một sự thật. Mọi giới đều bình đẳng trước nó. Dù muốn hay không, mọi người đều phải hội ngộ với nó một cách bị động.

Ham ngủ ban ngày

Lời Phật dạy 09:20 31/10/2024

Đối với người tu hành, mê đắm ngủ nghỉ là một trong những yếu tố ngăn che, chướng ngại thiền định. Ngủ nhiều sẽ sinh biếng nhác, giải đãi, mê muội và mất thời gian cho công phu tu tập. Vì thế, muốn phát triển thiền định thì ngủ nghỉ cần phải được tiết chế, giảm thiểu trong đời sống hàng ngày.

Nhân duyên gì có người hiền lành và có người ác?

Lời Phật dạy 09:00 30/10/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại vườn ông Anàthapindika. Rồi Thôn trưởng Canda đi đến. Bạch Thế Tôn, do nhân gì, duyên gì có người được gọi là tàn bạo, có người được gọi là hiền lành?

Liên hệ quá nhiều với cư sĩ

Lời Phật dạy 18:30 29/10/2024

Đành rằng mối liên hệ giữa bốn chúng đệ tử Phật vốn hòa hợp như nước với sữa, luôn khắng khít và không thể tách rời. Thế nhưng, quá bận rộn bởi các liên hệ với cư sĩ chưa phải là điều hay đối với người xuất gia, vì duyên trần sẽ quấy đảo an tịnh nội tâm, làm chướng ngại thiền định.

Xem thêm