Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/11/2023, 14:25 PM

Phật dạy: “Có bốn sự trọn không thể nghĩ bàn”

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, gọi các Tỷ kheo: Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn?

Phật giới của các Đức Phật, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Thiền giới của người ngồi thiền, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Tâm tư thế giới, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương IV, phẩm Không hý luận, phần Không thể nghĩ đến được, VNCPHVN ấn hành 1996, tr 706).

400305867_1557493818353163_5569419699911762090_n

Lời bàn: 

 Con người dùng những giác quan và vô số công cụ hỗ trợ khác để nhận thức, khám phá thế giới khách quan cũng như ngay chính thân tâm của mình. Dù nhân loại ngày nay đã hiểu biết tường tận rất nhiều lãnh vực nhưng không phải họ biết tất cả. Còn vô số công trình nghiên cứu đang bỏ ngỏ, hy vọng sẽ hoàn tất trong tương lai. Quan trọng hơn, có bốn điều mà một người bình thường (với nghiệp lực của loài người) vĩnh viễn không bao giờ nhận thức được.

Trước hết là cảnh giới của chư Phật. Cảnh giới chân như thực tướng của chư Phật vượt ra ngoài tâm thức ngã chấp hữu hạn của phàm phu nên mọi cố gắng của chúng ta để nhận thức về chân như đều không thể. Như một người ngồi trong cái thùng rồi tìm cách nhấc cái thùng lên, vĩnh viễn không thể được.

Cảnh giới thiền định của các thiền giả cũng không thể nghĩ đến được. Từ Sơ thiền cho đến Tứ thiền hoặc cao hơn nữa là cảnh giới của Sắc giới và Vô sắc giới hoàn toàn khác biệt với tâm thức của con người (Dục giới) nên chúng ta không thể nhận thức được. Đó là chưa kể đến việc thiền giả an trụ tâm nơi vô trụ, vô tâm thì không chỉ con người mà ngay cả chư Thiên cũng không thể biết được.

Kế đến là quả nghiệp dị thục của chúng sanh, tức quá trình từ nghiệp nhân đến nghiệp quả với tác động và chi phối bởi vô vàn các mối tương hệ “trùng trùng duyên khởi”. Nhân-duyên-quả là một chu trình rất phức tạp và không đơn thuần là nhân nào thì quả nấy. Do vậy, quả nghiệp dị thục là điều mà phàm phu không thể biết và nghĩ đến được.

Sau hết là những suy nghĩ về thế giới. Thế giới hữu biên hay vô biên, hữu hạn hay vô hạn, tồn tại hay không tồn tại v.v… đều là những vấn đề khi được hỏi Thế Tôn đều im lặng, không trả lời. Đơn giản là Ngài không muốn cho người hỏi "có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ” trước những vấn đề không thể.

Chỉ khi nào tâm đạt đến thanh tịnh hoàn toàn, thành tựu tuệ giác vô ngã thì thực tướng các pháp tự hiển bày.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chú tâm như thế thì khó có ai quyến rũ được

Lời Phật dạy 16:05 16/05/2024

Trong cuộc sống, có rất nhiều hành động được thực thi mà không hề có kiểm soát. Thân một đường mà tâm một nẻo là một thói quen cố hữu của con người. Đa phần, mọi người thường hướng tâm ra bên ngoài, ít ai chú ý đến các hành động của thân trong hiện tại.

Những ai không phóng dật, chân thành con đảnh lễ

Lời Phật dạy 14:00 16/05/2024

Một thời, rất nhiều Tỷ kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự.

Chuyển hóa giải đãi và nghi ngờ theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 13:20 15/05/2024

Sự tu hành không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà khi thăng lúc trầm. Do đó, người tu cũng lắm phen cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, muốn buông xuôi là chuyện bình thường.

“Tùy thời nghe pháp có năm công đức”

Lời Phật dạy 09:40 13/05/2024

Công đức đầu tiên của nghe pháp là nghe được điều chưa từng nghe. “Tu không học là tu mù” nên cần có pháp học để hỗ trợ cho pháp hành. Trong đạo Phật, mọi người đều phải học pháp, học liên tục, học trọn đời, học cho đến khi nào đạt đến bậc “vô học” mới thôi.

Xem thêm