Thứ bảy, 27/08/2022, 14:03 PM

Phật dạy có thương là có khổ

Một buổi chiều nọ, có một người đàn ông trẻ, mặt mũi bơ phờ hốc hác vì đứa con trai duy nhất của ông ta vừa mới chết. Suốt mấy ngày liền ông ta cứ ra bãi tha ma kêu khóc “Con ơi ! Bây giờ con ở đâu?”.

Nhiều người thấy ông ta đau khổ như vậy mới bảo ông ta hãy đến gặp Phật tại tinh xá Jetavana. Sau khi nghe ông ta kể lể, đức Phật mở lời khuyên:

– Này ông bạn, đời là như thế. Hễ có thương là có khổ.

– Thầy nói sai rồi, ông ta phản đối ngay. Thương chỉ đem lại cho người ta niềm vui và hạnh phúc mà thôi. Chỉ có cái chết mới đem đến sự đau khổ.

Nói xong, ông ta bất mãn đứng dậy bỏ đi, không để cho Phật có cơ hội giải thích thêm. Ông ta thất vọng, đi lang thang một hồi thì gặp một toán người đang xúm nhau đánh bạc. Ông ta ngồi xuống tham dự và nhân tiện kể lại cho họ nghe về cuộc gặp gỡ vừa rồi với Phật. Mấy người kia đều đồng ý: “Tình thương không thể mang đến sầu khổ và thất vọng. Tình thương chỉ mang đến niềm vui và hạnh phúc mà thôi. Anh nói đúng đấy. Ông sa môn Gotama kia nói sai rồi.”

Phật giáo luôn hướng con người tới cuộc sống an nhiên, tự tại, vô thường, bình tâm.

Phật giáo luôn hướng con người tới cuộc sống an nhiên, tự tại, vô thường, bình tâm.

Câu chuyện này được truyền ra, chẳng mấy chốc đã trở nên đề tài bàn tán sôi nổi của những giáo phái ở Sàvatthi. Nhiều vị lãnh tụ giáo phái cũng cho rằng Phật có quan niệm sai lầm về tình thương. Câu chuyện truyền đến tai vua Pasenadi [22].

Chiều hôm ấy, trong bữa cơm gia đình, vua nói với hoàng hậu:

– Cái ông sa môn mà người ta gọi là Phật ấy có thể không phải là người giỏi.

– Tại sao Hoàng thượng nói như vậy? Hoàng hậu hỏi. Ai chê sa môn Gotama?

– Sáng nay ta có nghe các quan trong triều bàn tán về sa môn Gotama. Họ nói rằng theo sa môn Gotama thì càng thương nhiều càng đau khổ nhiều.

– Nếu sa môn Gotama đã nói như thế thì chắc đó là sự thật.

– Hoàng hậu không nên nói như thế. Mình phải biết suy xét chứ. Đừng làm như một em bé học trò, hễ thầy giáo nói gì cũng cho là đúng.

Hoàng hậu im lặng. Sáng hôm sau bà nhờ một người tâm phúc tên Nalijangha tới gặp Phật hỏi xem có phải ngài đã nói rằng “Thương là nguồn gốc của đau khổ và thất vọng” không? Nếu có thì xin Phật giải nghĩa thêm cho rõ ràng, rồi ráng ghi nhớ hết những điều Phật dạy để về thuật lại cho bà nghe.

Nalijangha đến gặp Phật, được Phật xác nhận và kể cho nghe hai câu chuyện sau đây chứng tỏ rằng thương đi liền với khổ:

– Tại Sàvatthi này, gần đây có một thiếu nữ vừa mất mẹ. Cô ta đau khổ quá đến phát điên, cả ngày đi lang thang ngoài đường, gặp ai cũng hỏi "Mẹ tôi đâu? Mẹ tôi đâu?". Cũng tại Sàvatthi, cách nay không lâu, có hai thanh niên nam nữ yêu nhau, nhưng gia đình người con gái lại ép gả nàng cho một chàng trai mà cô ta không yêu. Do đó mà hai người yêu nhau phải rủ nhau tự tử, nghĩ rằng chỉ có cái chết mới kết hợp họ với nhau được. Này Nalijangha, Như Lai nói thương là khổ là vì khi thương, người ta thường bám víu vào một người hay một vật gì. Trong khi ở cõi đời này vạn vật đều vô thường, có sanh phải có tử, có hợp phải có tan, không ai tránh khỏi.

Nalijangha về thuật lại cho hoàng hậu Mallikà nghe. Một hôm, nhân lúc vua Pasenadi rảnh rỗi, hoàng hậu hỏi vua:

– Bệ hạ nghĩ thế nào ? Công chúa Vajiri có phải là người mà bệ hạ thương yêu và cưng chìu nhất hay không?

– Đúng như vậy, ta thương yêu và cưng chìu con gái ta nhất.

– Vậy nếu có gì không may xảy ra cho Vajiri thì bệ hạ có lo lắng, sầu khổ và thất vọng không?

Vua pasenadi giật mình, im lặng. Vua thấy rằng trong tình thương đã có sẵn những mầm mống của lo lắng, sầu khổ và thất vọng. Vua tự nhiên mất hết an lạc, lẩm bẩm:

– Hôm nào có dịp ta sẽ đến viếng sa môn Gotama.

(Trích từ "Sự tích Đức Phật Thích Ca" - Minh Thiện Trần Hữu Danh)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa ra ta chưa thật sự hiền lành

Lời Phật dạy 10:26 22/12/2024

Tâm ta là ngọn núi lửa được phủ lên một thảm thực vật hiền hòa, xanh tốt và chỉ cần chút duyên địa chấn thì nham thạch sân hận sẽ trào tuôn và nhấn chìm tất cả trong biển lửa phẫn nộ.

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt

Lời Phật dạy 08:30 20/12/2024

Trong dân gian thường nói 'ma đưa lối, quỷ dẫn đường' để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi.

Phật dạy về tâm từ

Lời Phật dạy 14:16 19/12/2024

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc.

Vui thích tụ tập ồn ào khó thành tựu an tịnh

Lời Phật dạy 12:00 19/12/2024

Những ai thích tụ tập lễ lộc đông vui gặp gỡ chuyện trò, dù không có gì bất thiện nhưng sẽ khiến hướng ngoại, loạn tâm. Để tái lập sự an tịnh như trước phải mất một thời gian tâm tư mới lắng đọng.

Xem thêm