Thứ bảy, 20/08/2022, 12:42 PM

Học và hành trì theo lời Phật dạy

Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh tạng. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc. Muốn sống an lạc, người học Phật phải liễu tri và hành trì, tu tập đúng lời Phật dạy. 

Học và hành trì theo lời Phật dạy 1

Hiểu đúng lời dạy của Phật, từ đó học đúng, hành trì đúng lời dạy của Phật

Ngày Phật tại thế, để có được vật phẩm phục vụ sinh hoạt hàng này, vị tỳ kheo phải đi khất thực, nhận cúng dường của người dân. Khất thực là công việc hàng ngày của vị tỳ kheo. Thuật ngữ khất sỹ (乞士) có thể xuất phát công việc khất thực hàng ngày của vị tỳ kheo ( Trí Độ Luận viết: Tỳ kheo danh khất sỹ - 智度论三曰‘比丘名乞士). Công việc khất thực của vị tỳ kheo được thực hiện như thế nào, xin quý vị dành thời gian đọc lại đoạn kinh văn sau từ Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, một bản kinh tụng phổ biến ở các ngôi chùa theo phái Đại Thừa ở Việt Nam:

“….Khi ấy gần đến giờ thọ trai, đức Thế Tôn đắp y mang bát vào đại thành Xá Vệ khất thực. Trong thành ấy, Ngài theo thứ lớp khất thực xong, trở về nơi chúng ở. Thọ trai rồi, Ngài thu dọn y bát, rửa chân, trải tòa ngồi…” (爾 時, 世 尊 食 時,著 衣 持 缽 ,入 舍 衛 大 城 乞 食。於 其 城 中 , 次 第 乞 已,還 至 本 處。 飯 食 訖 ,收 衣 缽 , 洗 足 已,敷 座 而 坐. Nhĩ thời Thế Tôn thực thời, trước y trì bát, nhập Xá Vệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ. Phạn thực ngật, thu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa).

Thời Phật tại thế, việc khất thực phải đi vào nơi dân cư đang sinh sống (入 舍 衛 大, nhập Xá Vệ đại thành), vị tỳ kheo đi khất thực không được phân biệt nhà giàu và nhà nghèo, phải đi tuần tự từ nhà này sang nhà khác (次 第 乞 已 thứ đệ khất dĩ).

Thông qua khất thực, vị tỳ kheo diệt trừ được tham sân si. Diệt trừ tham bằng cách vị tỳ kheo biết nhận đủ vật dụng cúng dường đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người tu. Diệt trừ sân si, vị tỳ kheo đi từng nhà và đứng yên vài phút để chờ đợi, dù có thể gia chủ có khi là người không tin Phật, không cúng dường và gia chủ có thể nói những lời không hay. Khất thực giúp cho vị tỳ kheo học được hạnh nhẫn, có cơ hội tiếp xúc với mọi hạng người trong xã hội hầu để xiển dương Phật pháp. 

Ngày hôm nay, người tu không cần phải đi khất thực hàng ngày. Đôi khi, khất thực chỉ diễn ra trong khuôn viên chùa như một nghĩ lễ mang tính hình thức. Tuy nhiên, dù khất thực trong chùa hay ngoài khuôn viên chùa, vị tỳ kheo phải thông qua khất thực học sự khiêm cung và xiển dương Phật Pháp. 

Học Phật phải khéo léo, bởi: 

Y kinh giải nghĩa, Tam thế Phật oan,

Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết

依經解義,三世佛冤;

離經一字,如同魔說。

Giải thoát không phái là cúng vong. Muốn giải thoát phải là triệt trừ sân si, không đối đáp hơn thua khi có người góp ý phê  bình.

Hiểu đúng lời Phật dạy, từ đó học đúng, hành trì đúng lời dạy của Phật, cây Phật Pháp ngày càng nở hoa, đơm trái, tạo những cành lá sum suê, vững chãi. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Kẻ trì pháp tại gia sao được gọi Tỳ-kheo?

Lời Phật dạy 17:38 22/03/2025

Sa-môn là một từ chung để chỉ những người tu ở Ấn Độ, gần giống như ông đạo ở xứ ta. Thời Phật, có nhiều hạng loại Sa-môn, nên đệ tử xuất gia của Ngài được gọi riêng là Sa-môn Thích tử.

Pháp sư là thiện thuyết

Lời Phật dạy 13:27 20/03/2025

Pháp sư đa phần chỉ là tạm gọi, pháp sư đích thực phải là bậc thiện thuyết, khéo nói; nói ra sự thật ngũ uẩn giai không để người nghe tin hiểu mà buông bỏ, xả ly, không còn chấp thủ tự ngã.

Tu ngay nơi nếm và ngửi

Lời Phật dạy 19:00 19/03/2025

Muốn tu cái mũi và cái lưỡi thì hãy bắt đầu bằng tuệ giác về ẩm thực, nên ăn uống những gì cơ thể cần hơn là thọ dụng những gì mà chúng ta thích để tiết chế tâm tham đắm mùi vị.

“Thí mạng, thí sắc, thí an, thí sức, thí biện” theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 17:00 18/03/2025

Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai. Hạnh thí xả của người con Phật luôn bắt đầu từ nơi tâm, rồi từ đó thể hiện ra bằng sự buông bỏ trong các phương diện của đời sống hàng ngày.

Xem thêm