Thứ năm, 31/10/2019, 10:06 AM

Phật dạy: Tám nguyên nhân làm tổn hại các gia đình

Không phải ngày nay mới có một vài người nhận thức phiến diện cho rằng tu sĩ là một bộ phận không lao động, thụ hưởng, là gánh nặng cho xã hội mà ngay thời Thế Tôn còn tại thế, quan niệm thiển cận này đã có mặt...

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một thời Thế Tôn du hành ở giữa dân tộc Kosala cùng với đại chúng Tỷ kheo đi đến Nàlandà. Tại đấy, Thế Tôn trú tại rừng Pàvarikamba. Lúc ấy, Nàlandà đang đói kém, khó kiếm được cái ăn, xương trắng đầy tràn.

Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta, đệ tử của Nigantha đi đến đảnh lễ, cật vấn Thế Tôn:

Bài liên quan

Bạch Thế Tôn, có phải Thế Tôn dùng nhiều phương tiện tán thán, thương kính các gia đình, bảo vệ các gia đình, từ mẫn đối với các gia đình?

Đúng vậy, này thôn trưởng!

Vậy thì vì sao, bạch Thế Tôn, Ngài cùng đại chúng Tỷ kheo lại du hành tại xứ Nàlandà đang đói kém, khó kiếm được cái ăn, xương trắng đầy tràn? Như vậy, Thế Tôn thực hành tàn phá các gia đình, thực hành sự bất hạnh cho các gia đình, thực hành sự tổn hại cho các gia đình.

Này thôn trưởng, có tám nhân duyên làm tổn hại các gia đình. Do quốc vương, các gia đình đi đến tổn hại. Hay do trộm cướp, các gia đình đi đến tổn hại. Hay do lửa, các gia đình đi đến tổn hại. Hay do nước, các gia đình đi đến tổn hại. Hay họ không tìm được tiền của cất giấu. Hay do biếng nhác, họ bỏ bê công việc. Hay trong gia đình có kẻ phá hoại. Và vô thường là thứ tám. Này thôn trưởng, chính tám nhân duyên này làm tổn hại các gia đình.

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, chương 8, phần Gia tộc, Nxb Tôn Giáo, 2001, tr.505)

Lời bàn: 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không phải ngày nay mới có một vài người nhận thức phiến diện cho rằng tu sĩ là một bộ phận không lao động, thụ hưởng, là gánh nặng cho xã hội mà ngay thời Thế Tôn còn tại thế, quan niệm thiển cận này đã có mặt. Tu sĩ nói chung, dù trực tiếp hay không trực tiếp tham gia sản xuất thì vẫn có vai trò rất quan trọng trong xã hội, đóng góp tích cực vào việc thiết lập và xây dựng nền tảng đạo đức, góp phần gìn giữ sự ổn định, thăng hoa đời sống, phát triển xã hội.

Bài liên quan

Theo tuệ giác Thế Tôn, một gia đình, địa phương, khu vực hay quốc gia rơi vào nghèo khổ, kinh tế kiệt quệ thậm chí bị chết đói không phải vì “gánh nặng” tu sĩ mà bởi: Vua quan bất tài, dốt nát, chỉ biết bóc lột; giặc giã, trộm cướp hoành hành; thiên tai lửa cháy, nước trôi tàn phá; không kế thừa gia sản của cha ông; biếng nhác, bỏ bê công việc; bị chính các thành viên trong gia đình phá hoại; cuối cùng là do vô thường biến hoại, chi phối, thay đổi. Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu làm tổn hại các gia đình.

Bước đường du hoá hành đạo của Thế tôn và chư Thánh đệ tử vốn tùy duyên, bình đẳng, vô phân biệt. Không vì nơi giàu có sung túc mà dừng chân quá lâu hay những nơi đói nghèo thì chẳng đặt chân đến. Tinh thần thương kính các gia đình, bảo vệ các gia đình, từ mẫn đối với các gia đình vẫn xuyên suốt trong mọi hành trình của Thế Tôn và tất cả những người con Phật. Ở đâu càng đói nghèo, tăm tối và đau khổ lại càng cần có những bước chân an lạc, từ bi, vô ngã, vị tha. Vì lẽ ấy, nơi nào có đau khổ do chiến tranh, thiên tai, dịch họa… thì nơi ấy có mặt người con Phật với tâm nguyện ban vui, cứu khổ “vì lợi ích, an lạc cho chư thiên và loài người”.

Nguồn: Phật học đời sống

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hóa ra ta chưa thật sự hiền lành

Lời Phật dạy 10:26 22/12/2024

Tâm ta là ngọn núi lửa được phủ lên một thảm thực vật hiền hòa, xanh tốt và chỉ cần chút duyên địa chấn thì nham thạch sân hận sẽ trào tuôn và nhấn chìm tất cả trong biển lửa phẫn nộ.

Tu tập tâm từ, ma quỷ không dối gạt

Lời Phật dạy 08:30 20/12/2024

Trong dân gian thường nói 'ma đưa lối, quỷ dẫn đường' để chỉ về trạng thái mất tự chủ, dẫn đến có những lời nói hay hành động xấu ác. Đến khi tỉnh táo nhận ra vấn đề thì chỉ còn hổ thẹn và hối tiếc mà thôi.

Phật dạy về tâm từ

Lời Phật dạy 14:16 19/12/2024

Hoà Thượng Minh Châu nói: Tâm từ mở ra, khổ đau khép lại. Mong rằng thế giới, đất nước có nhiều người tu tập tâm từ theo tinh thần của Phật thì đất nước được thanh bình thịnh trị, thế giới hòa bình an ổn, nhân loại an lạc hạnh phúc.

Vui thích tụ tập ồn ào khó thành tựu an tịnh

Lời Phật dạy 12:00 19/12/2024

Những ai thích tụ tập lễ lộc đông vui gặp gỡ chuyện trò, dù không có gì bất thiện nhưng sẽ khiến hướng ngoại, loạn tâm. Để tái lập sự an tịnh như trước phải mất một thời gian tâm tư mới lắng đọng.

Xem thêm