Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 17/06/2017, 08:03 AM

Phật độ tên tướng cướp

Lúc này tên cướp thiết tha muốn trở thành người lương thiện, đang trông chờ vào sự giúp đỡ của Như Lai, biết được nhân duyên đã chín mùi Phật bảo này chàng trai trẻ: Có một gian phòng tối tăm suốt một thời gian dài, nếu có ngọn đèn được thắp sáng lên, thì bóng tối đó có còn hay không?

Chắc chắn là không còn bóng tối, dạ thưa ngài! Đúng thế này chàng trai trẻ, dù con đã giết quá nhiều người, nhưng nếu con thực tâm biết ăn năn sám hối, luôn thắp lên ngọn đèn trí tuệ, thì ác nghiệp tối tăm của con sẽ dần dần được tiêu trừ, bóng tối sẽ không còn nữa. Con vẫn có cơ hội được làm người tốt trở lại và có thể tu chứng như bao nhiêu người khác. Đây là điều kiện bình đẳng của tất cả mọi người, Như lai xác quyết với con như thế, nếu con muốn làm người lương thiện. Ương Quật ma la được nghe điều chưa từng nghe và hôm đó được xuất gia làm Tỳ kheo, trước sự ngỡ ngàng của nhiều thầy trong tăng đoàn.

Cuộc đời chàng đã được thay hình đổi dạng kể từ đây, được tu tập dưới sự hướng dẫn của Như Lai thế tôn, như đứa con thơ lưu lạc lâu ngày, tìm được cha trao cho gia tài sự nghiệp kế thừa. Lúc này vua Ba Tư Nặc mất ăn mất ngủ mấy tháng nay, mới đến gặp Phật cầu sự chỉ dạy về tên tướng cướp giết người dã man. Đại vương, nếu bây giờ có ai báo cáo tên cướp đang ở gần đại vương, thì đại vương sẽ nghĩ sao? Vua Ba Tư Nặc liền đứng ngay dậy mặt mày tái mét, con sẽ giết hắn liền lập tức để diệt trừ hậu quả cho nhiều người. Phật nói, nhưng nếu hắn muốn hoàn lương, cạo bỏ râu tóc xuất gia làm tỳ kheo, thì đại vương sẽ đối đãi với y ra sao? Vua nói, chuyện này không thể có được, tên ác ôn đó làm sao đủ khả năng, thay tâm đổi tánh nhanh như thế được? Như lai có thể làm được khi hội đủ nhân duyên.

Thật hy hữu thay, ai đầy đủ phước duyên nên được sinh ra trong thời có Phật và được Phật giáo hóa để trở thành một con người tốt. Như trường hợp của Ương Quật ma la chân thành tha thiết muốn được làm người hoàn lương và thật sự ăn năn hối cải nên mới được Như Lai điều phục bằng tâm từ tỏa sáng. Vua thưa nếu quả thiệt là như vậy, con xin đảnh lễ bậc thầy ba cõi, có một không hai trên thế gian này, chỉ có ngài mới làm được điều đó. Phật chỉ một vị sa môn trẻ đang ngồi trên tảng đá, dáng giẻ khôi ngô tuấn tú hiền hòa. Này đại vương, vị Tỳ kheo đang ngồi đó, cách đây một tuần được dân chúng gọi là ác quỷ ngón tay. Vua BaTư Nặc bàng hoàng sửng sốt một hồi lâu, mới lấy lại bình tỉnh, khi chính mình mất thấy tai nghe, nên vua cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm, vì từ nay về sau không còn phải lo lắng, bất an và sợ hãi nữa.

Ngày xưa, các vị vua rất quý trọng người tu hành chân chính, nên người nào đã được Phật hóa độ, dù người đó gây tội ác tày trời vẫn được tha thứ và khoan hồng. Có người chỉ làm ác nhỏ mà thân phải bị đọa ngục chịu nhiều sự khổ, còn Ương quật ma la tuy giết hại nhiều người, nhưng được Phật độ xuất gia hưởng phước tu hành, vậy thì nhân quả không công bằng hay sao? Thật ra nhân quả không cố định một chiều như chúng ta thường nghĩ trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, nó chỉ đúng cho người nào chấp nhận số phận đã an bài. Và ngược lại nhân quả có thể thay đổi tùy theo nhân duyên mà chuyển biến linh động, trải qua ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai, nếu nói giết hại phải đền mạng, thì dù có tu cũng vậy thôi, đâu có được lợi ích gì?

Kinh nhân quả nói : Giả sử trăm ngàn muôn kiếp nghiệp đã tạo không mất, khi hội đủ nhân duyên quả báo đến mình phải chịu. Tuy nhiên nhân quả không cố định, cũng đồng tạo nghiệp xấu nhưng có kẻ khổ người vui, còn tùy thuộc vào sự tu tập nhiều đời và sự thành tâm khẩn thiết của người đó trong hiện tại, cho nên có kết quả sai biệt. Từ nhân đến quả có sự thay đổi liên tục nhiệm mầu, thế nên nếu bảo là cố định thì thế gian này không ai tu được, vì có tu cũng vậy thôi, ác cố định là ác, thiện cố định là thiện. Nó đã như vậy có tu cũng uổng công vô ích, vô tình đưa người ta vào con đường tội lỗi, hết hy vọng thay đổi làm mới lại chính mình.

Như bản thân chúng tôi là một bằng chứng thiết thực, xưa kia tạo nghiệp si mê nghiện ngập tứ đổ tường, nếu nói cái gì cũng cố định, thì giờ đây tôi đã rũ xương trong lao tù nghiện ngập. Bởi do trước kia hiểu biết thấp kém nông cạn cho rằng chết là hết, nên mặc tình hưởng thụ ngập chìm trong tội lỗi, cuối cùng làm khổ mình hại người. Ngày nay nhờ gần gũi, thân cận bậc minh sư chân chính chư huynh đệ pháp lữ hiền nhân, ai cũng ý thức được trách nhiệm bổn phận của mình qua lời Phật dạy, nên cùng nhau sống hòa hợp, đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, trên tinh thần tu học và lao động.

Một em bé khi còn nhỏ chưa biết gì nhờ cha mẹ khéo dạy bảo, cho học hành đàng hoàng, lớn lên cậu bé trở thành người khôn ngoan hiểu biết, giúp ích cho nhân loại. Một miếng đất hoang, nếu người nông dân biết gieo trồng chăm sóc, nó sẽ biến thành những luống rau, liếp cải để phục vụ cho con người. Tất cả mọi hiện tượng sự vật trên thế gian này cũng đều như thế, không có gì là cố định cả, thế nên ai nói nhân nào quả nấy là chưa đúng hẳn, nó chỉ đúng khi con người chấp nhận số phận đã an bài. Nếu nói ác cố định là ác, thiện cố định là thiện, thì còn ai tu tập làm gì cho tốn công vô ích? Vì thế, có người làm ác nhỏ hiện tiền chịu nhiều quả khổ lớn, cũng việc ác đó người có phước báu lớn không chịu quả khổ vì người này biết tu giới, tu thân, tu tâm niệm rộng lớn nên chuyển được quả xấu.

Ương quật ma la nhờ nhiều đời trước đã gieo trồng phước đức, tuy hiện tại làm tội ác tày trời do gặp bạn xấu thầy tà xúi giục, không phải do mình cố tâm muốn làm. Sau nhờ gặp Phật giáo hóa tâm phục khẩu phục, nên đã nhận ra sai lầm của mình, tha thiết ăn năn hối cải làm lại cuộc đời. Các vua thời Phật tại thế rất tôn trọng đạo pháp, biết cung kính người tu hành chân chính, biết tôn sư trọng đạo, thay gì bị tội chết theo luật pháp thế gian, ngược lại được ân xá nhờ tu hành.

Đó là tinh thần từ, bi, hỷ, xả, của đạo Phật, không đưa người ta vào con đường cùng khi đã lỡ lầm gây tạo tội lỗi. Ngược lại, còn tìm cách giúp cho người đó phát tâm hướng thượng làm mới lại chính mình. Vì vậy ngày nay, có một số nước trên thế giới đều bỏ án tử hình, để người phạm tội có cơ hội sống mà suy gẫm lại, những việc làm sai trái của chính mình. Đó cũng là phương cách tốt nhất, để giúp người vượt qua lỗi lầm và tội ác. Nếu tin theo số phận đã an bài không thể thay đổi được, vô tình đưa người ta vào con đường cùng không lối thoát, đành chịu chết chìm trong tội lỗi.

Nhờ tấm lòng từ bi bao la rộng lớn của Phật, tên tướng cướp Vô Não được xuất gia làm Tỳ kheo và luôn cố gắng siêng năng tinh tấn tu hành. Tuy nhiên do ác nghiệp cũ quá nặng nề, nỗi ám ảnh về các nạn nhân bị giết hại do thầy gây ra lúc trước, lúc nào tiếng rên la cũng văng vẳng bên tai, làm cho thầy luôn bất an và sợ hãi. Mỗi ngày thầy đi khất thực, đều bị gia đình các nạn nhân chọi đá, đánh đập, chửi rủa, họ nhìn thầy với đôi mắt căm phẫn, thù hằn. Để gia đình các nạn nhân không làm hại thầy, vua Ba Tư Nặc đặc biệt ra lệnh ân xá và khuyên tất cả người dân hãy nên tha thứ và thông cảm cho thầy.

Sự chết chóc và mất mát của người thân, làm cho gia đình họ bị thiệt thòi về nhiều phương diện, cảnh vợ mất chồng để mẹ góa con côi, không ai nuôi nấng dỗ dành, con mất cha bơ vơ sống lạc loài, mẹ mất con trong nỗi niềm thương tiếc.v..v… Vì thế, ngày nào thầy cũng bị thương tích đầy người trong rất thảm thương, nhưng thầy vẫn không than oán, trách móc một ai, cứ như thế âm thầm chịu đựng trước sự thù hằn, giận dữ của nhiều gia đình nạn nhân.

Một hôm, trên đường đi khất thực tôn giả gặp một thiếu phụ sinh khó, đang nằm rên siết oằn oại bên vệ đường, nhờ thầy giúp đỡ. Tôn giả nói, tôi mới vào đạo chưa biết pháp này, chỉ có thầy tôi là Phật mới có thể giúp được chị. Nói xong, tôn giả về gặp Phật trình bày sự việc như thế! Phật dạy: Con hãy đến gặp chị ấy và thành tâm chúc lành như sau. Chào chị, từ ngày tôi biết đạo đến nay chưa từng sát sinh, mong chị được mẹ tròn con vuông. Sau khi nghe lời Phật dạy, tôn giả liền vội vàng đi đến chỗ người thiếu phụ, chúc lành đến cho nàng. Thật kỳ diệu thay, đứa bé được chào đời trong niềm vui của nhiều người, từ ngày đó trở về sau chư huynh đệ pháp lữ đồng tu đều gọi thầy, là người đem bình an và hạnh phúc đến cho nhân loại.

Ở Việt Nam, thường có tập tục ăn mừng đầy tháng, có nghĩa là sau khi sinh con được một tháng. Tập tục này nếu hiểu theo đúng nghĩa là mừng mẹ tròn con vuông. Bởi vì người phụ nữ từ khi mang thai cho đến lúc khai hoa nở nhụy, không biết bao nhiêu là chuyện rắc rối xảy ra, khó bảo tồn được mạng sống. Chuyện mang nặng đẻ đau, cho đến khi được thuận buồm xuôi gió là cả một quá trình nhọc nhằn khổ sở. Vì vậy dân gian Việt Nam có câu: Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình.

Do đó khi sinh con được một tháng, chúng ta thường mời cha mẹ người thân bè bạn đến để ăn mừng. Thực tế đó là mừng mẹ tròn con vuông, mẹ vẫn còn sống, con vẫn mạnh khỏe, mừng hai mẹ con đều được bình an suông sẽ. Nhờ nhân duyên đó, tôn giả càng thêm vững niềm tin với chính pháp, nên cố gắng tinh cần tu tập và một thời gian sau tôn giả đã chứng quả A la hán với lực dụng không thể nghĩ bàn. Nhiều người thắc mắc, tại sao một con người hung tàn bạo ngược như thầy, đầy dẫy tội lỗi xấu xa lại được chứng quả nhanh như thế, trong khi ngài A nan nhiều phước báu hơn thầy vẫn chưa chứng được.

Để giải quyết mối nghi ngờ của đại chúng, Phật dạy: Mọi người trên thế gian này đều bình đẳng như nhau ở khả năng giác ngộ và si mê. A nan tuy thông minh lanh lợi, nhưng do sự học hỏi hiểu biết được huân tập từ bên ngoài vào, cho nên chỉ thông suốt về văn tự chữ nghĩa, còn dính mắc ở ngôn ngữ, do đó không đạt được đỉnh cao của sự giác ngộ và giải thoát. Thầy Ương quật ma la trước kia tuy là người hung tàn bạo ác, nhưng do tinh cần miên mật tu tập, phát sáng được trí tuệ sẵn có của chính mình, nên đã chuyển hóa được ác nghiệp. Giống như có một căn phòng tối tăm ngàn năm, nay được thắp sáng bởi ngọn đèn, vậy căn phòng đó có còn tối tăm nữa hay không? Khi ánh sáng ngọn đèn có mặt, thì tối tăm biến mất, giác ngộ và si mê cũng lại như thế. Lời dạy của ngài được tóm tắt bằng một bài kệ:

Người không sợ hãi luôn cao thượng,
Như bậc đại thánh đã vượt qua.
Không còn bị dục vọng chi phối, 
Không còn bị nhiễm ô, thật sự giác ngộ.

Người ấy Như Lai gọi là Bà la môn.

Như có một thiền sư trước kia làm nghề đồ tể, đang thọc huyết heo bỗng nhiên giác ngộ, liền đi xuất gia trước sự ngạc nhiên của nhiều người. Ngài có làm bài kệ.

Hôm qua tâm dạ xoa,
Hôm nay mặt Bồ tát,
Bồ tát cùng dạ xoa,
Chẳng cách một sợi tóc.

Mới hôm nào tâm địa độc ác như quỷ dữ, luôn làm tổn hại cho nhiều người, mà giờ đây đã hiền lành ngoan ngoản hay giúp người, cứu vật.

Xưa nay chỉ một tâm
Khi mê là phàm phu
Khi tỉnh liền giác ngộ
Phiền não tức bồ đề.

Một con người dù làm ác tới đâu, một khi đã giác ngộ rồi, có thể thay đổi nghiệp nhân xấu ác trở thành nghiệp nhân tốt lành. Khi mê thì làm việc xấu ác, khi ngộ thì làm việc thiện ích, mê và ngộ chỉ cách nhau một sợi tóc, nhờ vậy con người ta mới thay đổi và chuyển hóa được những thói quen tật xấu.

Thích Đạt Ma Phổ Giác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm