Phật giáo nói gì về quyền động vật?
Trong việc đánh thức và cảnh báo về sự suy thoái môi trường và sự hủy diệt một số lượng lớn những loài động vật, vấn đề trở nên cấp thiết đối với loài người là đánh giá lại thái độ của mình đối với môi trường và động vật.
Trong Phật giáo, giết hại hay làm tổn thương chúng sanh được xem là bất thiện và về bản chất là thiếu đạo đức; vì, một mặt, giết hại hay làm tổn thương chúng là nghiệp xấu mà nó đưa đến những kết quả xấu ác cho kẻ gây ra sau khi chết, và mặt khác tất cả mọi chúng sinh khác đều sợ chết và muốn tránh khổ đau giống như chúng ta.
Một nền văn minh mà ở đó chúng ta giết hại và bóc lột những dạng đời sống khác để sống thì không phải là một nền văn minh của những con người có tâm thức khỏe mạnh.
Các ngành khoa học xã hội rõ ràng xem con người là siêu việt và sự thật của vấn đề là họ ít để ý hay không quan tâm đến lĩnh vực động vật không thuộc con người. Do đó, muông thú được mô tả như là cơ giới mà còn lâu mới được xem là những tác nhân hay chủ thể có quyền của riêng chúng, và chúng hầu như bị những nhà khoa học xã hội phớt lờ. Chúng và mối liên hệ của chúng với con người có khuynh hướng được xem như là không xứng đáng quan tâm ở trong khoa học xã hội. Do đó, những vấn đề liên quan đến lợi ích của động vật khó có mặt trong những khoa học xã hội mà ở đó động vật được xem như phần bổ sung của hệ sinh thái lấy con người làm trọng tâm.
Chúng ta cần hỏi chính mình câu hỏi trọng yếu về những việc làm khác nhau của con người với muông thú là có hợp lý về đạo đức và phương diện sinh thái hay không? (được xem từ quan điểm con người).
Ngoài những động vật mà chúng đóng chức năng như những yếu tố sinh kế, có những động vật lại được sử dụng để phục vụ cho những mục đích không phải sinh kế con người, ví dụ như những đối tượng của tế lễ hay như những tô-tem. Động vật ở nơi tư cách này được phong cho ý nghĩa tôn giáo và với sức mạnh biểu tượng và ẩn dụ. Thêm nữa, những nhà nhân loại học đã tập trung vào những vai trò mà động vật đóng ở trong đời sống tôn giáo và nghi lễ của con người. Nhưng quan tâm của nhân chủng học vào những tô-tem động vật hay những biểu tượng động vật thì không bảo đảm cho việc chống lại một giải pháp xem con người là siêu việt. Hiện tại, chủ nghĩa xem con người là ưu việt trong những khoa học xã hội rõ ràng không bị thách thức. Lý do đối với điều này là quan điểm được hiểu chung rằng động vật tự chúng không cống hiến được thứ gì cả vì theo họ tính xã hội và văn hóa không tồn tại bên ngoài thế giới con người.
Quan điểm của Phật giáo về luân hồi ngang qua các loài sống làm giảm khoảng cách tinh thần giữa con người và động vật. Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng động vật trải nghiệm những suy nghĩ và cảm xúc có ý thức, và bức tranh đời sống động vật như là sự hiện hữu không có ý thức là không thể đứng vững được nữa. Thật không còn tin được và lỗi thời khi xem những trải nghiệm tâm thức chủ quan như là lĩnh vực độc quyền của một loài hay thậm chí như lĩnh vực độc quyền của một số loài với não bộ lớn. Khả năng của động vật để phản ứng một cách thích hợp đối với những thay đổi hay thách thức minh chứng cho tính hợp lý hay sự hợp lý thực tiễn về những hành động của nó.
Phật giáo đã chế định những giới luật quan trọng mà chúng khẳng định rằng giết hại những chúng sanh khác là một sự vi phạm những quy tắc đạo đức cơ bản nhất của vũ trụ. Giới đầu tiên là cam kết tránh hủy hoại đời sống. Đây là một trách nhiệm đạo đức mà những người mới nhập đạo biết như một phận việc cốt lõi của đời sống tôn giáo. Xã hội đối với một Phật tử, do đó, không được xem trong nghĩa hẹp của xã hội loài người, mà ở trong nghĩa rộng hơn của một cộng đồng bao gồm tất cả những loài sống hay những chúng sanh khác.
Những Phật tử thời kỳ đầu chấp nhận quan điểm rằng tất cả muông thú thuộc về một lãnh vực mà nó thấp hơn lãnh vực của con người. Con người, mặc dù được thừa nhận là ở trong cùng một thể với những động vật khác, được xem là kiểu mẫu của những gì đời sống sinh học nên là. Một hệ quả của niềm tin này là rằng trạng thái của con người là vượt lên xa trạng thái của bất kỳ động vật nào khác. Điều quan trọng khác được đưa vào xem xét là niềm tin rằng bất kỳ vị trí hiện hành nào của chúng sanh trong vòng quay luân hồi đều được quyết định bởi luật nghiệp. Nói chung, động vật được hiểu là thua kém so với con người, một hệ quả của điều đó là niềm tin rằng sự hiện hữu của những động vật khác là bất hạnh, ít ra được so sánh với sự hiện hữu của con người.
Phật giáo không phân biệt muông thú và con người một cách rõ ràng như những tín ngưỡng Do Thái-Thiên Chúa giáo, và những vị thần Phật giáo thường được miêu tả trong hình thức muông thú. Một số lượng lớn những vị Bồ-tát muông thú là chứng cớ của điều này. Sư tử, bò, voi vẫn liên kết trực tiếp với Đức Phật.
Trong những giới luật của Luật tạng, giới không được sát sanh có thay đổi theo một cách thức đáng kể. Không được tước đoạt mạng người được liệt ở đây như là giới thứ ba của parajika (ba-la-di), loại phạm tội nghiêm trọng nhất, đưa đến bị tẩn xuất khỏi Tăng đoàn vì sự bạo lực của nó. Điều này phân biệt với sự hủy hoại đời sống chúng sanh không phải con người, mà nó được phân loại trong pacittiya (ba-dật-đề) ít nghiêm trọng hơn mà nó cấm Tăng sĩ sử dụng nước có chứa sinh linh làm rõ ràng ý định áp dụng luật chống lại sự hủy hoại đời sống ngay cho dù với côn trùng và những loại sinh vật đơn bào nhỏ nhất.
Đức Phật phê bình mạnh mẽ những thực hành tế lễ muông vật cũng như lấy săn bắn để tiêu khiển của vua chúa. Ngài không khuyến khích chiến tranh như một phương thức bình định bất đồng và chứng minh sự hoàn toàn vô ích của nó. Vấn đề này được mở rộng đến những sinh vật nhỏ nhất. Giới luật dành cho Tăng sĩ cấm chặt phá cây cối. Hủy diệt cây cối, đào đất… có thể được giải thích như một cảnh báo rằng những dạng đời sống nhỏ nhiệm có thể bị hủy diệt bởi những hành động như vậy.
Cần hiểu rằng, vị trí may mắn hiện tại của chúng ta là một con người chỉ là một trạng thái tạm thời, tùy thuộc vào nghiệp thiện quá khứ. Ta không thể tách mình ra khỏi cảnh khốn khổ của thú vật, khi chính ta đã trải nghiệm điều đó, giống như những muông thú đã trải qua những kiếp làm người. Thêm nữa, ở trong vòng luân hồi vô tận, mỗi chúng sanh đôi khi đã là một người bạn hay một người thân, và đã từng rất tốt với ta. Mang điều này trong tâm, ta nên quan tâm hơn đến muông thú và quyền sống của chúng.
Trích theo bài viết của Giáo sư K.T.S. Sarao (Trưởng khoa Phật học, Đại học Delhi, Ấn Độ)
Đăng Nguyên dịch
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới
Môi trường 16:58 20/11/2024Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.
Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km
Môi trường 10:09 19/11/2024Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.
Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung
Môi trường 17:04 16/11/2024Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.
Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học
Môi trường 09:13 15/11/2024Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?
Xem thêm